Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền TrungVị trí địa lý Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có diện tích tự nhiên 90.790km2 chiếm 28% diện tích tự nhiên cả nước và chia làm 2 tiểu vùng: - Bắc Trung Bộ Việt Nam gồm có 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Vùng Bắc Trung Bộ có tính chấtchuyển tiếp giữa các vùng kinh tế phía Bắc và các vùng kinh tế phía Nam. Phía Tâylà sườn Đông Trường Sơn, giáp nước Lào có đường biên giới dài 1.294 km với cáccửa khẩu Quan Hoá, Lang Chánh (Thanh Hoá), Kỳ Sơn (Nghệ An), Hương Sơn (HàTĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), tạo điều kiện giao lưu kinh tế với Lào và các nướcĐông Nam á trên lục địa; Phía Đông hướng ra biển Đông với tuyến đường bộ venbiển dài 700 km, với nhiều hải sản và có nhiều cảng nước sâu có thể hình thành cáccảng biển. Vùng có nơi hẹp nhất là Quảng Bình (50km), nằm trên trục giao thôngxuyên Việt là điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Bắc và phíaNam. - Duyên hải miền Trung gồm 8 tỉnh thành theo thứ tự Bắc - Nam: Đà Nẵng,Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, BìnhThuận. Duyên hải miền Trung có phía Bắc là đèo Hải Vân, điểm cuối của dãyTrường Sơn Bắc, giáp với Bắc Trung Bộ; phía Tây là dãy Trường Sơn Nam với hệthống cao nguyên đất đỏ bazan, giáp với Lào và Tây Nguyên, phía Đông là biểnĐông với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thềm lục địa và biển sâu tạo điềukiện phát triển các cảng quốc tế; phía Nam giáp với Đông Nam Bộ. Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có phía Bắc giáp khu vực đồng bằngSông Hồng và Trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh BìnhPhước, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu vùng Nam Bộ; phía Đông giáp Biển Đông;phía Tây giáp Tây Nguyên. Dải đất miền Trung được bao bọc bởi những dãy núichạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông, vùng có chiều ngang theo hướngĐông - Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50km) và nằm trên địa bàn tỉnh QuảngBình.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Địa hình: - Địa hình Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có độ cao thấp dần từ khuvực miền núi xuống đồi gò trung du, xuôi xuống các đồng bằng phía trong dải cồncát ven biển rồi ra đến các đảo ven bờ. - Bắc Trung Bộ nơi bắt đầu của dãy Trường Sơn, mà sườn Đông đổ xuốngVịnh Bắc Bộ, có độ dốc khá lớn. Lãnh thổ có bề ngang hẹp, địa hình chia cắt phứctạp bởi các con sông và dãy núi đâm ra biển, như dãy Hoàng Mai (Nghệ An), dãyHồng Lĩnh (Hà Tĩnh)... sông Mã (Thanh Hoá), sông Cả (Nghệ An), sông Nhật Lệ(Quảng Bình)... Cấu trúc địa hình gồm các cồn cát, dải cát ven biển, tiếp theo là cácdải đồng bằng nhỏ hẹp, cuối cùng phía Tây là trung du, miền núi thuộc dải TrườngSơn Bắc. Nhìn chung địa hình Bắc Trung Bộ phức tạp, đại bộ phận lãnh thổ là núi,đồi, hướng ra biển, có độ dốc, nước chảy xiết, thường hay gây lũ lụt bất ngờ gây khókhăn cho sản xuất và đời sống nhân dân. - Duyên hải miền Trung thuộc khu vực cận giáp biển. Địa hình ở đây bao gồmđồng bằng ven biển và núi thấp, có chiều ngang theo hường Đông - Tây (trung bình40 - 50km), hạn hẹp hơn so với Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Có hệ thống sôngngòi ngắn và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp. Cácmiền đồng bằng có diện tích không lớn do các dãy núi phía Tây trải dọc theo hướngNam tiến dần ra sát biển và có hướng thu hẹp dần diện tích lại. Đồng bằng chủ yếudo sông và biển bồi đắp, khi hình thành nên thường bám sát theo các chân núi. Làm ruộng tại đồng bằng ven biển Hà Tĩnh Về khí hậu: - Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là vùng có điều kiện khí hậu khắcnghiệt nhất trong cả nước. Hàng năm thường xảy ra nhiều thiên tai như bão, lũ, gióLào, hạn hán, mà nguyên nhân cơ bản là do vị trí, cấu trúc địa hình tạo ra. Vùng nàycũng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, tuy nhiên không nhiều như ở BắcBộ. Điều kiện khí hậu của vùng gây khó khăn cho sản xuất đặc biệt là sản xuất nôngnghiệp. Tài nguyên khoáng sản: - Tài nguyên khoảng sản của vùng khá phong phú và đa dạng. So với cả nước,Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung chiếm 100% trữ lượng crômit, 20% trữlượng sắt, 44% trữ lượng đá vôi xi măng. Các khoáng sản có giá trị kinh tế trongvùng gồm: + Đá vôi xây dựng 37,5 tỷ tấn có ở hầu hết các tỉnh. + Quặng sắt 552,22 triệu tấn chủ yếu là ở mỏ Thạch Khê. + Cát thuỷ tinh 573,2 m3, có nhiều ở 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, ThừaThiên - Huế. + Sét làm gạch, ngói 3,09 tỷ tấn có ở các tỉnh trong vùng + Đá vôi xi măng 172,83 triệu tấn, có nhiều ở Thanh Hoá, Nghệ An. + Titan 2,32 triệu tấn có nhiều ở Quảng Trị. + Đá cát két 200 triệu tấn có ở Nghệ An và một số nơi khác. + Nhôm Trên 100 nghìn tấn có ở Nghệ An. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Địa lý Việt Nam Vùng Bắc Trung Bộ Kiến thức địa lý Giáo trình địa lý Địa lý du lịch Địa lý kinh tế Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Địa lý du lịch thế giới - Nguyễn Thị Ngọc Nhung
118 trang 164 0 0 -
Bài tập nhóm: Xung đột văn hóa Đông Tây
10 trang 129 0 0 -
28 trang 81 0 0
-
Tiểu luận: Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
40 trang 67 0 0 -
Giáo trình Địa lý kinh tế - Xã hội Việt Nam (Tập 1): Phần 1
113 trang 54 0 0 -
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu địa lý địa phương: Phần 1 - Nguyễn Đức Vũ
78 trang 50 0 0 -
Du lịch và cẩm nang hướng dẫn (Tập 1): Phần 1
305 trang 46 0 0 -
Giáo trình Địa lý du lịch: Phần 2 - Trần Đức Thanh
224 trang 44 0 0 -
Giáo án Địa lí 9 - Bài: Vùng Bắc Trung bộ
8 trang 38 0 0 -
Đề cương môn học Địa lý tự nhiên Việt Nam 1
7 trang 37 0 0 -
Giáo trình Địa lý kinh tế - Xã hội Việt Nam (Tập 1): Phần 2
100 trang 34 0 0 -
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Vùng Tây Nguyên
7 trang 34 0 0 -
Giáo trình Cơ sở địa lý tự nhiên: Phần 1 - ĐH Huế
57 trang 34 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Tân Thượng, Di Linh
8 trang 32 0 0 -
Thuyết minh: Xung đột văn hóa Đông Tây
10 trang 32 0 0 -
Những nơi khắc nghiệt nhất thế giới
8 trang 32 0 0 -
Tháp Bình sơn – tác phẩm nghệ thuật độc đáo
5 trang 32 0 0 -
Đề cương ôn tập Địa Lý Việt Nam phần tự nhiên
28 trang 31 0 0 -
4 trang 30 0 0
-
Giáo trình Hệ thống thông tin địa lý - Trần Thị Băng Tâm
140 trang 30 0 0