Danh mục

Việt Nam cần chuẩn bị gì khi tham gia cuộc chơi TPP

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 284.91 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

TPP có nguồn gốc từ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement), có sự tham gia của 12 nước gồm: Australia, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Việt Nam cần chuẩn bị gì khi tham gia cuộc chơi TPP VIỆT NAM CẦN CHUẨN BỊ GÌ KHI THAM GIA CUỘC CHƠI TPP ThS. Nguyễn Văn Diệu Liên hiệp KHKT tỉnh Quảng NamTóm tắt TPP có nguồn gốc từ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái BìnhDương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement), có sự thamgia của 12 nước gồm: Australia, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản,Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam với mục tiêuthiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước trong khu vực châuÁ Thái Bình Dương. Mặc khác, thỏa thuận TPP sẽ giúp nâng cao mức sống củangười dân, giảm nghèo, khuyến khích sự minh bạch, hiệu quả điều hành nền kinhtế cũng như cải thiện việc bảo vệ người lao động và môi trường sống. Theo Bộtrưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, TPP được coi là hình mẫu cho hợp táckinh tế khu vực trong những năm đầu thế kỷ XXI, gồm 30 chương, đề cập khôngchỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đềmới như thương mại điện tử, hành xử đối với doanh nghiệp nhà nước, tạo thuậnlợi cho dây chuyền cung ứng sản phẩm,…Đâu là cơ hội? - Mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là thị trường xuất khẩu nông sản. ViệtNam sẽ tiếp cận sâu rộng hơn vào hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ vàNhật Bản bởi Việt Nam là một nước có thế mạnh trong nông nghiệp, có thể sảnxuất quanh năm. Vì vậy, TPP ký kết có thể thúc đẩy thu hút đầu tư từ các nướctrong khối vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, tạo cơ hội cho Việt Nam khaithác các lợi thế tiềm năng về nông nghiệp. + Khi tham gia TPP, thuế suất giảm về 0%, mang lại cơ hội xuất khẩu chocác doanh nghiệp trong nước và bình đẳng hơn giữa các doanh nghiệp trên sânchơi toàn cầu, có tác động tích cực đến đời sống sinh kế của người dân, cải thiệnsức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu cả nước. 381 + Gia nhập TPP giúp cải thiện và hiện đại hóa nền sản xuất nông nghiệp, cảithiện tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ nâng cao chất lượng sản phẩm, thamgia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. - Hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới: Các luồng vốn đầu tưquốc tế vào Việt Nam cũng sẽ tăng mạnh, tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàngtăng cường thanh khoản và tiếp cận các nguồn vốn quốc tế với chi phí thấp hơn.Vì vậy, tham gia TPP sẽ tạo thành thị trường mở, minh bạch hơn và thúc đẩy đầutư vào Việt Nam. Hiện nay, dòng vốn từ nhiều nước thành viên TPP có trình độphát triển cao hơn hẳn chúng ta, điều này có thể mang lại những lợi ích đáng kểtrong việc giao lưu về công nghệ và kỹ năng quản lý. Ngoài ra, gia nhập TPP sẽmở ra cơ hội thu hút đầu tư, hợp tác với các nước nhằm hiện đại hóa sản xuất,nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cũngnhư mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. - Thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp: Với việctham gia TPP, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sẽ không còn được hưởngcác ưu đãi như trước đây nữa, điều này sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tưnhân phát triển và cạnh tranh bình đẳng, đồng thời tạo sức ép thúc đẩy các DNNNchủ động nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực quản lý nhằm giảm thiểu dầngánh nặng nhà nước, tạo điều kiện kích cầu cho nền kinh tế phát triển. - Thúc đẩy cân bằng cơ cấu ngành ở các khu vực kinh tế bởi TPP có khảnăng kích thích các nhà đầu tư nội địa cũng như nước ngoài trong khu vực đầu tưsản xuất các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm tạo nguồn nguyên vật liệu tại chỗphục vụ các ngành kinh tế khác. - Tham gia TPP tạo cơ hội cho Việt Nam hoàn thiện thể chế nền kinh tế thịtrường trong điều hành chính sách vĩ mô, xây dựng cơ chế chính sách và quản lýnền kinh tế thị trường theo hướng sâu hơn và toàn diện hơn.Đâu là thách thức? Mặc dù tham gia TPP sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu nhưng với quy mônền kinh tế và cơ cấu các ngành sản xuất chưa phù hợp với các quy định của TPPnên ảnh hưởng lớn đến việc tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, một sốngành hàng như may mặc, giày dép, trang thiết bị nội thất, điện tử... hiện nay chủyếu xuất khẩu nguyên liệu thô, chưa qua sơ chế hoặc gia công nên khiến việccạnh tranh về giá cả, chất lượng, giá trị tăng thêm của hàng hóa… trở nên yếu.Mặc khác ngành công nghiệp hỗ trợ còn yếu nên khó khai thác được các ưu đãi từTPP khi tham gia chuỗi giá trị sản xuất do năng lực cung ứng từ nội địa còn yếu.382 Bên cạnh đó, quy mô doanh nghiệp của ta còn nhỏ, khó thâm nhập vàochuỗi giá trị sản xuất và phân phối sản phẩm cho thị trường xuất khẩu từ TPP nênkhó đứng vững; song song với đó, sức ép thị trường từ TPP sẽ càng đẩy doanhnghiệp Việt Nam vào thế bị động nếu khô ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: