Vua Chiêm Thành là người Việt 5
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vua Chiêm Thành là người Việt 5 Vua Chiêm Thành là người Việt 5Lưu Kế Tông lên ngôi vua Chiêm Thành là do có nhiều điều kiện khách quan làmtiền đề, nhưng tựu trung chủ yếu vẫn là do chiến công oanh liệt của Lê Hoàn đãchém chết Tỳ Mi Thuế, đốt cháy Đồng Dương và chiếm đóng già nửa nước ChiêmThành. Sự nghiệp bình Chiêm của nhà Tiền Lê quả là lớn lao, dẫu các đời thịnh trịLý, Trần về sau, trong lãnh vực này, cũng không hơn được. Do đó, luận giải giảnđơn và dễ dàng được chấp nhận nhất về vấn đề sử cũ nước ta không đề cập đếnchuyện Lưu Kế Tông làm vua Chiêm Thành là một khi đã nói đến chuyện Lưu KếTông lên ngôi vua Chiêm Thành, thì phải nói đến chuyện Lưu Kế Tông được cắtcử ở lại chỉ huy đạo quân chiếm đóng già nửa nước Chiêm Thành, nghĩa là phảinói đến sự nghiệp bình Chiêm vô cùng hiển hách của Lê Hoàn. Gia dĩ, Lê Hoànkhông có sử thần để lưu lại các trước tác tán tụng công đức, triều Tiền Lê lại quángắn ngủi, con không nối đ ược nghiệp cha, còn nói gì đến việc ghi chép côngtrạng mở nước của đời vua trước. Tiếp đến các triều Lý Trần, sự nghiệp bìnhChiêm, hoặc là không có gì vượt trội hơn, hoặc là bị lu mờ trước vai tuồng trọngyếu của giới khăn yếm (Ỷ Lan (7) đời Lý, Huyền Trân (8) đời Trần), cho n ên đốivới công nghiệp của Lê Hoàn, các sử quan đời sau đã vì chúa của mình mà lượcbớt. Cũng cùng một lề lối suy luận giản đơn và dễ dãi như vậy, có người cho rằnghành động phản phúc của Lưu Kế Tông, cho dù tội nhẹ bỏ ngũ trốn ở lại, hay tộinặng hơn tự lập làm vua Chiêm Thành, là một chuyện không mấy tốt đẹp theo tinhthần chính thống nho giáo, bởi lẽ Lưu Kế Tông, dưới con mắt phán xét của các sửquan các triều đại phong kiến, là kẻ phản thần bạn nghịch, là tấm gương xấu xakhông đáng để người đời sau biết đến, nên lược bỏ không chép.Chuyện Lưu Kế Tông liên quan mật thiết đến việc vua Lê Đại Hành lưu quânchiếm đóng miền bắc Chiêm Thành. Cũng như đối với vụ Lưu Kế Tông tự lập làmvua, sử cũ nước ta hoàn toàn không đề cập đến vụ Lê Hoàn lưu quân. Hơn n ữa,không phải chỉ có các sử gia đời sau không nhắc nhở đến việc lưu quân, mà chínhngay đương thời triều đình Tiền Lê cũng tránh né đả động đến chuyện này. Rõràng là nhà cầm quyền ở Hoa Lư tìm cách phủ nhận tất cả mọi liên hệ với các vụviệc xẩy ra ở phía nam đèo Ngang sau năm 983 là năm Lê Hoàn rút đại quân rakhỏi Chiêm Thành, và lưu lại một đạo quân trú phòng dưới quyền chỉ huy của LưuKế Tông để chiếm đóng một miền rộng lớn vừa được bình định, kéo dài từ đèoNgang đến mũi Varella. Vấn đề lưu quân chiếm đóng miền bắc Chiêm Thành làmột hạng mục gay go trong các cuộc th ương thảo ngoại giao giữa nhà Tống TrungQuốc và triều đình Tiền Lê Đại Cồ Việt. Tuy đã đánh bại 2 đạo binh thủy bộ củanhà Tống vào tháng 3 năm 981, Lê Hoàn luôn luôn tiến hành các cuộc vận độngngoại giao với nhà Tống để cầu phong. Liên tiếp trong các năm 981, 982, 983, LêHoàn gửi sứ bộ mang cống phẩm sang Tống triều lo việc thông hiếu. Mặt khác,Chiêm Thành là nước phiên thuộc của nhà Tống, vuốt mũi phải nể mặt, triều đìnhĐại Cồ Việt luôn luôn phải giải thích với nhà Tống lý do của việc chinh phạtChiêm Thành năm 982 cũng như phải biện bạch về các dữ kiện chính trị và anninh xẩy ra ở Chiêm Thành từ năm 983 trở về sau. Chính sách ngoại giao của nhàTống lúc bấy giờ đối với 2 nước phiên thuộc phương nam là làm trung gian h òagiải cuộc xung đột Chi êm Việt, đồng thời sử dụng lá bài công nhận ngoại giao (tấnphong) một cách nhỏ giọt đối với Đại Cồ Việt để tạo áp lực ngăn cản Lê Hoànthôn tính Chiêm Thành. Do đó mà năm 982, Lê Hoàn ch ỉ được nhà Tống phongTĩnh Hải Tiết Độ sứ. Đến năm 989, qua bao nhiêu biến cố dồn dập và những nổlực liên tục của các sứ bộ, Lê Hoàn cũng chỉ mới được phong An Nam Đô HộTĩnh Hải Tiết Độ sứ Kinh Triệu Quận hầu, gia phong Kiểm Hiệu Thái Úy. Chỉ saukhi Lê Hoàn chịu bãi binh nghị hòa (năm 990), rút quân ra khỏi châu Địa Lý theochiếu chỉ của Tống Thái Tông, và trao trả tù binh cho Chiêm Thành (năm 992),năm 993, niên hiệu Thuần Hóa thứ 4 đời Tống Thái Tông, Lê Hoàn mới được nhàTông phong làm Giao Chỉ Quận vương (5). Những hoạt động ngoại giao quanh cokhúc mắc vừa kể trên đã giải thích lý do triều đình Hoa Lư phủ nhận sự liên hệ vớicác hành trạng của Lưu Kế Tông trên đất Chiêm Thành từ năm 983 trở về sau.Triều đình Hoa Lư trước sau đều nói với các sứ giả nhà Tống rằng Lưu Kế Tông làmột tên đào ngũ, đã bị vua Lê sai con nuôi đi đuổi bắt và chém chết từ năm 983.Triều đình Hoa Lư nhất mực chối từ trách nhiệm về hoạt động của những ngườilính Đại Cồ Việt đồn trú trên đất Chiêm Thành dưới quyền Lưu Kế Tông bằngcách rêu rao rằng họ là những người trốn ở lại. Triều đình Hoa Lư giả tảng khôngbiết Lưu Kế Tông là ai, làm ngơ để mặc Lưu Kế Tông muốn làm gì thì làm, kỳthực thì tất cả các hoạt động của Lưu Kế Tông đều do Hoa Lư chỉ đạo. Thậm chíviệc Lưu Kế Tông tự lập làm vua sau khi Indravarman IV chết cũng do sự dàndựng của Hoa Lư. Thực vậy, nếu vua Lê Đại Hành rút hết đại binh về năm 983,không lưu quân chiếm đóng miền bắc Chiêm Thành, thì hà cớ gì triều đình HoaLư phải quanh co, úp mở, che dấu, thậm chí bịa đặt chuyện Lưu Kế Tông trốn ởlại, bị bắt, và bị chém chết. Nếu Lưu Kế Tông là một kẻ phản bội, năm 983 đàongũ, trốn ở lại một thân một mình, không có đạo quân trú phòng trong tay, thì làmsao năm 986 lại có thể tự lập làm vua Chiêm Thành. Nếu Lưu Kế Tông là một kẻphản bội, năm 986 tự tung tự tác lên ngôi vua, cử sứ bộ sang Tống triều cầuphong, thì tại sao vua Lê Đại Hành không phát binh hỏi tội Lưu Kế Tông, mà phảiđợi đến sau khi Lưu Kế Tông chết, Xri Harivarman II khôi phục hầu như toàn bộđất cũ, vua Lê Đại Hành mới sai quân đánh châu Địa Lý lúc này đã trở lại trongtay người Chiêm Thành.Kết luận.Chuyện một người Việt tên Lưu Kế Tông, vốn là một võ quan trong đạo quân namchinh của vua Lê Đại Hành, đã lên làm vua Chiêm Thành là một chuyện có thực,được ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
vua chiêm thành gốc tích vua chiêm thành ngoại giao việt nam lịch sử việt nam các nước đông dươngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 147 0 0 -
69 trang 86 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 61 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 60 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 58 0 0 -
11 trang 52 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 47 0 0 -
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 43 0 0 -
26 trang 42 0 0
-
183 trang 41 0 0
-
4 trang 41 0 0
-
Thời kỳ 1858 - 1975 - Lịch sử Việt Nam cận hiện đại: Phần 1
83 trang 35 0 0 -
PHÂN CẤP HÀNH CHÍNH VIỆT NAM _2
8 trang 34 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh Xuân - Hè 1968
113 trang 34 0 0 -
Giáo án Lịch sử 6 bài 28: Ôn tập
3 trang 33 0 0 -
Sự thật về quan hệ Việt Trung trong 30 năm qua - Nxb. Sự thật
108 trang 32 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945
195 trang 32 0 0 -
Những chứng tích lịch sử của nạn đói năm Ất Dậu 1945 ở Việt Nam: Phần 1
147 trang 31 0 0 -
Giáo trình Lịch sử Việt Nam 1945 - 2000: Phần 2
216 trang 31 0 0 -
Hoa kiều trong chính sách cứu nạn biển của nhà Nguyễn đầu thế kỷ XIX
9 trang 31 0 0