Danh mục

Xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy với sự hỗ trợ của phần mềm Mindjet mindmanager nhằm tăng cường hiệu quả các tiết luyện tập môn Hóa học ở trường THPT

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 829.71 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy với sự hỗ trợ của phần mềm Mindjet mindmanager nhằm tăng cường hiệu quả các tiết luyện tập môn Hóa học ở trường THPT trình bày: Sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình nghiên cứu cho thấy có sự thích hợp khi áp dụng vào bộ môn Hóa học, đặc biệt là các tiết luyện tập ctính trực quan, súc tích, kích thích hứng thú học tập của học sinh,... Mời các bajnc ùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy với sự hỗ trợ của phần mềm Mindjet mindmanager nhằm tăng cường hiệu quả các tiết luyện tập môn Hóa học ở trường THPT XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM MINDJET MINDMANAGER NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÁC TIẾT LUYỆN TẬP MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT ĐẶNG THỊ THUẬN AN Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Luyện tập có vai trò quan trọng trong quá trình học tập của học sinh, vì vậy việc thiết kế, tổ chức và hướng dẫn học sinh luyện tập sao cho đạt hiệu quả để kiểm tra - đánh giá chính xác là một yêu cầu cần thiết trong hoạt động dạy và học. Sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình nghiên cứu cho thấy có sự thích hợp khi áp dụng vào bộ môn Hóa học, đặc biệt là các tiết luyện tập ctính trực quan, súc tích, kích thích hứng thú học tập của học sinh. 1. QUAN NIỆM VỀ SƠ ĐỒ TƯ DUY Theo Tony Buzan: “Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho những ý chính và đều được nối với ý trung tâm” [3], [4]. 1.1. Cấu trúc của sơ đồ tư duy [5], [6] Sơ đồ tư duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Hình 1. Cấu trúc của 1 sơ đồ tư duy Nó có cấu tạo như một cái cây có nhiều nhánh lớn, nhánh nhỏ mọc xung quanh. “Cái cây” ở giữa sơ đồ là ý tưởng chính hay hình ảnh trung tâm. Nối với nó là các nhánh lớn thể hiện các vấn đề có liên quan với ý tưởng chính. Các nhánh lớn sẽ phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện chủ đề được nghiên cứu ở mức độ sâu hơn. 1.2. Cách tạo lập sơ đồ tư duy bằng thủ công - Bước 1: Vẽ chủ đề trung tâm. - Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ. - Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và chi tiết hỗ trợ. - Bước 4: Hỗ trợ các hình ảnh, biểu tượng giúp các ý thêm phần nổi bật và dễ ghi nhớ hơn. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(21)/2012, tr. 106-112 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM… 107 Hình 2. Sơ đồ tư duy chủ đề “Luyện tập Hidrocacbon không no” 2. SƠ ĐỒ TƯ DUY- CÔNG CỤ HỮU HIỆU CHO DẠY HỌC TÍCH CỰC [6], [8] 2.1. Nhìn thấy “bức tranh tổng thể” của bài học Ý chủ đạo nằm ở vị trí trung tâm thuận lợi trong việc liên kết với những ý phân cấp khác giúp dễ dàng triển khai một hệ thống hài hòa, đồng thời nó giữ vai trò định hướng chủ đạo, là công cụ hiệu quả để tạo hình dáng, cấu trúc giúp tư duy hoạt động theo cơ chế tự nhiên, những nhánh rẽ xung quanh, lại được phân thành các nhánh nhỏ nhằm thể hiện chủ đề được nghiên cứu sâu hơn. 2.2. Giải quyết tốt các vấn đề Việc tạo lập sơ đồ tư duy trong học tập giúp học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, từ đó chiếm lĩnh tri thức khoa học, phát triển được tư duy và hình thành thế giới quan khoa học, từ đó giáo viên dễ dàng điều khiển được quá trình nhận thức của học sinh. 2.3. Chuyển tải thông tin bài học hiệu quả Sơ đồ tư duy có thể chuyển tải một lượng thông tin lớn của bài học thành một sơ đồ đơn giản nhưng có ý nghĩa quan trọng. 2.4. Kích hoạt trí sáng tạo Khi lập sơ đồ tư duy tận dụng tất cả những kỹ năng của bộ não liên quan đến hoạt động sáng tạo, sự liên hội ý tưởng, tính linh hoạt. Nếu giáo viên có óc tổ chức, biết cách gợi mở thì sẽ đem lại cho học sinh những ý tưởng vô cùng độc đáo. 2.5. Hỗ trợ trí nhớ Với sơ đồ tư duy, những phương pháp ghi nhớ được phát huy hết tác dụng, cụ thể hơn sơ đồ tư duy có tác dụng xâu chuỗi các kiến thức lại với nhau, các hình ảnh, kí hiệu trên 108 ĐẶNG THỊ THUẬN AN đó được người thiết kế lựa chọn vô cùng sinh động và đẹp mắt nhưng cũng mô tả được mục đích đề ra. Do đó, việc ghi nhớ kiến thức trở nên dễ dàng hơn. 2.6. Tiết kiệm thời gian, tạo hứng thú học tập Việc tạo lập sơ đồ tư duy với cách sử dụng các hình ảnh tượng trưng và những từ khóa thể hiện trọng tâm của vấn đề rồi liên kết chúng lại với nhau một cách hợp lý, giáo viên có thể giúp cho học sinh gần như thuộc bài tại lớp. Với cách hệ thống hóa kiến thức hay triển khai bài học một cách lôgic từ dễ đến khó giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu bài nhanh, nhớ bài lâu hơn, đạt kết quả cao nên cảm thấy thích thú môn hóa học. 3. SƠ LƯỢC VỀ PHẦN MỀM MINDJET MINDMANAGER MindManager là một trong các phần mềm để lập sơ đồ tư duy (mind map) tốt nhất hiện nay. Nhờ phần mềm này, ta có thể lập sơ đồ tư duy trên máy tính, vừa đẹp, nhanh lại rất tiện lợi. Với phần mềm này, người sử dụng sẽ hình thành cách ghi chép tổng thể cũng như chi tiết, nâng cao sức mạnh tư duy, tạo ra những đột phá trong suy nghĩ. Nó giúp bộ não ghi chép các sự kiện một cách hệ thống (rèn luyện cách xác định chủ đề trung tâm một cách rõ ràng, sau đó phát triển ý chính, ý phụ một cách lôgic). 3.1. Nguyên tắc thiết kế [1] - Đảm bảo tính khoa học - Đảm bảo tính sư phạm - Đảm bảo tính hệ thống, lôgic - Đảm bảo tính thẩm mỹ - Đảm bảo tính khả thi 3.2 Quy trình thiết kế [1], [ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: