Xứ Đàng Trong năm 1621 – Phần 1
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xứ Đàng Trong năm 1621 – Phần 1 Xứ Đàng Trong năm 1621 – Phần 1Lời giới thiệuVào đầu thế kỷ 17, nghĩa là trước đây gần 400 năm, đã có một người Ý tớiĐàng Trong. Trong gần năm năm trời, ông đã xem xét và nhận định về đấtnước và con người Việt Nam. Rồi vào năm 1621-1622 ông đã viết một bảntường trình rất lạc quan, trìu mến.Không phải chỉ mới trong mấy chục năm nay, người ta mới biết nước ViệtNam là một rừng vàng biển bạc. Trong bản tường trình, tác giả đã nói tới đấtđai phì nhiêu, tới rừng vàng có nhiều cây quý như lim, như trầm hương, kìnam, hai thứ sau này được bán ra nước ngoài. Người Nhật mua về làm gối,người Malaixia buôn về làm củi hỏa thiêu theo tôn giáo của họ. Còn về biểnthì biết bao thứ cá đủ loại, nhất là ở một miền ven biển, có rất nhiều thứchim người ta lấy tổ làm thức ăn rất quý, và đó cũng là một món xuất khẩurất được trọng, một món ăn của bậc đế vương. Tác giả đã đề cập tới món ănquốc hồn quốc tuý là nước mắm. Ông so sánh: người Việt Nam dự trữ nướcmắm trong nhà như thể người châu Âu dự trữ rượu trong hầm lạnh để dùngcả năm.Đất đai Việt Nam sinh sản ra thứ lúa mỗi năm ba mùa, đủ và dư cho ngườidân dùng. Người ta còn trồng dâu chăn tằm và tơ lụa thì vô cùng dồi dào đếnnỗi những người lao động khuân đất làm đồng cũng mặc toàn đồ tơ lụa. Thứnày còn bán qua các nước lân cận, sang tới Tây Tạng. Ông cũng không quênnhững cách sinh sống của chúng ta như tục uống trà, tục ăn trầu. Ông nói:người có một vườn cau thì không khác gì người ở châu Âu có vài ba nươngô liu.Về các gia súc và dã thú ông kể khá nhiều, nhưng đặc biệt ông tả con tê giácvà cách đi săn tê giác. Ông rất có cảm tình với voi: chính ông đã tiếp xúc vớiquản tượng, chính ông đã nhiều lần được cưỡi voi trong những quãng đườngrừng, những mé biển. Ông cũng biết một con voi người ta gọi tên nó làNhơn.Về các cây ăn trái, ông cũng khá tinh tường, đặc biệt ông thích thú đượcdùng trái sầu riêng mà ông coi như món tráng miệng sang bậc nhất châu Âu.Ông nói tới với một xác tin và yêu mến. Ông còn biết mấy món ăn khá đặcbiệt, thí dụ ngoài món yến đế vương còn có món tim gan tê giác, món tắc kỳnướng trên than hồng, những món mà ông chỉ dám nhìn chứ không dámđộng tới.Về văn hóa phong tục, tuy không đồng ý nhiều điểm, ông nhận thấy có rấtnhiều điều tích cực có thể làm cho người Việt Nam dễ dàng tin theo Kitôgiáo. Ông coi Khổng Tử như một nhà hiền triết trứ danh Hy Lạp, Aristote.Cũng vậy, ông đề cập tới nhiều giáo lý uyên thâm của Phật tổ và cũng coiĐức Phật như một Aristote bên phương Đông. Tựu trung ông cho rằngngười Việt Nam có hai tin tưởng căn bản này: tin có một thượng đế thưởngphạt và tin linh hồn bất tử.Về con người Việt Nam, ông nhận thấy họ hiền lành, hiếu khách. Họ còn cólòng quảng đại: không bao giờ họ từ chối người đã cất lời xin họ. Bao giờ họcũng lịch thiệp và hòa nhã.Về học thuật, người Việt Nam cũng có nhiều trường dạy học. Họ chuyên chúhọc sách thánh hiền. Tuy họ không có trường đào luyện y khoa và dượckhoa, nhưng họ có những lương y rất thời danh, có những lá thuốc rất hiệunghiệm. Chính ông đã có cơ hội nhờ tay khéo léo các thầy thuốc Đông ychữa cho lành mạnh.Về chính thể và võ bị thì tác giả nói là người Việt Nam không như ngườiTrung Hoa quá chuyên chú về ngành văn, cũng không giống người Nhậthiếu võ: tuỳ trường hợp, tuỳ hoàn cảnh mà chúng ta trọng lúc thì võ khi thìvăn. Ông cũng nói về lực lượng của chúa Đàng Trong lúc đó, về việc mộtcông chúa Việt Nam kết hôn cùng vua Campuchia, và dĩ nhiên sự bang giaothân thiện giữa hai nước làng giềng, việc gửi phái đoàn ngoại giao tới nướcbạn.Chúng tôi không nói hết những thích thú khi đọc bản tường trình này, nhữngthích thú mà từ gần bốn thế kỷ nay, các độc giả đều cảm nhận, nhận thấy.Nhưng có vài ba nét đặc biệt nơi tác giả làm cho chúng tôi rất yêu mến conngười đó. Thứ nhất, ông nói về tục đi chân không của người Việt Nam, vànếu có đi giày thì cũng chỉ là một thứ dép có quai rất thô sơ. Vì không ai biếtđóng giày như ở Châu Âu nên ông đành phải đi chân không trên đường cátsỏi cũng như bùn lầy. Thế rồi cũng quen đi đến nỗi khi trở về Macao hayChâu Âu ông thấy khó chịu phải đút chân vào ống giày. Không còn là mộtthích thú, trái lại còn là một cái gì lòng thòng vướng víu. Thứ hai, có nhiềungười ngoại quốc tới Việt Nam và rất khổ sở vì thiếu bánh mì. Đàng này ôngcũng làm quen với cơm, cho tới khi trở về Châu Âu, ông thấy thiếu thốn vàkhổ sở vì thiếu cơm. Thứ ba, khi trở về Châu Au ông đã đem theo một câygọi là cây đại hoàng để làm giống, nhưng vì thay đổi khí hậu, nên lúc về tớinơi thì nó đã biến chất và không thể cho ông thí nghiệm như lòng ông mongmỏi.Mấy điều trên đây tỏ ra tính tình ông rất dễ thương và ông rất dễ chinh phụcđược lòng người. Cũng phải nói là vì có chút vốn liếng khoa học, nhất là vềthiên văn học, nên ông đã nổi tiếng từ nơi nhà chúa Đàng Trong lúc đó chotới các bậc cận thần, từ chúa S ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lịch sử việt nam lịch sử thế giới tài liệu lịch sử nghiên cứu lịch sử chuyên ngành lịch sửGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 147 0 0 -
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 98 1 0 -
69 trang 86 0 0
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học LĂNG MỘ HOÀNG GIA THỜI NGUYỄN TẠI HUẾ (Tiếp theo)
19 trang 63 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 61 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 60 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 58 0 0 -
11 trang 52 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 47 0 0 -
Chuyện nhỏ trong thế giới lớn: Phần 1
126 trang 44 0 0 -
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 44 0 0 -
Bài thu hoạch chuyến tham quan bảo tàng di tích chiến tranh
11 trang 43 0 0 -
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 43 0 0 -
26 trang 42 0 0
-
183 trang 41 0 0
-
4 trang 41 0 0
-
Giải bài Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 SGK Lịch sử 12
3 trang 39 0 0 -
250 trang 37 1 0
-
Thời kỳ 1858 - 1975 - Lịch sử Việt Nam cận hiện đại: Phần 1
83 trang 35 0 0 -
27 trang 35 0 0