Xứ Đàng Trong năm 1621 – Phần 3
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xứ Đàng Trong năm 1621 – Phần 3 Xứ Đàng Trong năm 1621 – Phần 3Chương 4: Voi và tê giácRừng xứ Đàng Trong có rất nhiều voi, nhưng người ta không sử dụng đượcvì chưa biết cách bắt và luyện chúng. Vì thế phải đưa những con voi đãthuần phục và dạy dỗ từ nước láng giềng Campuchia. Voi ở đây lớn gấp haivoi ở An Độ. Chân và vết chân nó để lại đường kính đo được chừng nửamét. Răng thò ra từ miệng gọi là ngà voi thì dài tới 4.7m, đó là voi đực. Ngàcủa voi cái thì ngắn hơn nhiều. Vì thế người ta dễ nhận thấy voi ở xứ ĐàngTrong to lớn hơn voi người ta vẫn dẫn đi diễu ở Châu Au tới mức nào: ngàcủa các con voi này chưa được 8 tấc.Voi sống lâu năm. Một lần tôi hỏi tuổi một con voi tôi gặp thì người quảntượng đạp là đã sáu mươi tuổi ở Campuchia và bốn mươi ở Đàng Trong. Vìtôi đã di chuyển nhiều lần trên lưng voi ở xứ Đàng Trong nên tôi có thể kểlại mấy câu chuyện kỳ lạ, nhưng có thật. Voi thường chở tới mười ba haymười bốn người, theo cách thức sau đây. Cũng như chúng ta thắng yên trênlưng ngựa, người ta cũng đặt trên lưng voi một bành lớn như cỗ kiệu trongđó có bốn chỗ ngồi và người ta buộc bằng chão sắt luồn dưới bụng voi nhưyên và đai ngựa. Bành có cửa mở hai bên và có thể chứa được sáu người,ngồi làm hai hàng, mỗi hàng ba người, một người ngồi ở đằng sau với haingười nữa, và cuối cùng là người ngồi trên đầu voi để điều khiển và chỉ huygọi là quản tượng. Không phải tôi chỉ đi đường bộ theo kiểu trên đây, nhưngđã có mấy lần tôi theo đường thuỷ, qua một nhánh biển xa đất liền chừnghơn nửa dặm. Thật là kỳ diệu đối với người chưa bao giờ thấy, đó là chứngkiến một khối thịt rất lớn, rất to, chở một trọng lượng lớn như thế, lội trongnước như một chiếc thuyền có chèo đun đẩy. Thực ra nó cũng cực lắm, phầnvì phải mang một khối lớn, phần vì khó thở đến nỗi để cho bớt nhọc và đượcmát mẻ, nó dùng vòi lấy nước và tung lên rất cao làm cho người ta có cảmtưởng là một con cá voi trong lòng biển cả.Cũng vì nó to lớn như vậy nên rất khó cúi mình. Thế nhưng nó cần phảikhom xuống để cho hành khách tiện lên xuống. Nó không bao giờ khom nếukhông có lệnh của quản tượng, và nếu trong khi nó khom xuống mà có aicòn quá nhởn nhơ mất thời giờ, hoặc còn chuyện vãn chào hỏi bè bạn haylàm việc nào khác, tức thì nó chồm chân đứng lên vì không thể đợi được.Như thế mới biết nó rất khó chịu khi phải giữ tư thế đó lâu.Không có gì phải bỡ ngỡ khi thấy quản tượng ra lệnh và nó thu xếp làm chomình nó thành một thứ thang, có thể nói được như vậy, rất tiện cho người taleo lên bành. Để làm bậc thứ nhất, nó đưa chân khá cao đối với đất. Nó giơcổ chân cũng khá xa để làm bậc thứ hai, và để làm bậc thứ ba, nó gấp đầugối lại. Bậc thứ bốn là cái xương ở bên hông hơi dô ra một chút, rồi nó lấyvòi đỡ bạn và đưa bạn tới chiếc xích buộc ở bành.Ở đây mới thấy rõ sự lầm lẫn của những người đã nói và còn để lại bút tíchrằng voi không cúi mình được, cũng không nằm được, thế nên muốn bắt nóchỉ có cách độc nhất là cưa thân cây nó dùng để dựa mà ngủ, bởi vì khi thâncây đổ thì nó cũng ngã theo và cứ năm như thế không sao trỗi dậy được, nênlàm mồi ngon cho người săn. Tất cả chỉ là chuyện huyền hoặc vì thực ra khinó ngủ, nó không bao giờ nằm, tư thế đó không tiện cho nó và gây khó nhọcnhư chúng tôi đã nói. Thế nên, nó luôn ngủ đứng, đầu luôn luôn ngoe nguẩy.Khi có chiến tranh và trận mạc thì người ta nhấc mui bành đi để làm thànhmột thứ chòi chở lính giao chiến với nỏ, với súng và có khi với khẩu đại bác:voi không thiếu sức để chở vì là con vật rất khoẻ, nếu không có gì khác.Chính tôi đã thấy một con dùng vòi chuyên chở những vật rất nặng, một conkhác chuyển một khẩu súng lớn và một con nữa một mình kéo tới mườichiếc thuyền, chiếc nọ theo sau chiếc kia, giữa đôi ngà một cách rất khéo vàđưa xuống biển. Tôi cũng thấy những con khác nhổ những cây to lớn màkhông mấy vất vả như thể chúng ta nhổ su hào hay rau diếp. Chúng cũng dễdàng ném xuống đất và lật đổ nhà cửa, triệt hạ từng dãy phố khi được lệnhtrong trận chiến để phá hoại quân địch và trong thời bình để không cho ngọnlửa bén khi có hoả hoạn.Vòi nó dài so với bề cao của thân mình, nên không cần nghiêng hay cúi, nódễ dàng lượm đồ vật dưới đất tuỳ ý. Vòi này gồm nhiều bó gân kết lại vàxoắn với nhau, một đàng làm cho nó rất mềm dẻo và dễ xoay trở đưa ra khicần để cầm những món đồ rất nhỏ, và đàng khác làm cho nó cứng và khoẻnhư chúng tôi đã nói. Toàn thân mình nó bọc lớp da cứng và ráp, màu tro.Mỗi ngày nó thường đi được chừng mười hai dặm. Đối với những ngườikhông quen thì sự vận chuyển của nó gây khó chịu cũng như người chưaquen đi biển bị say sóng vì thuyền chòng chành.Về sự dễ bảo của voi thì tôi sẽ kể những việc kỳ diệu hơn những chuyệnngười ta thường kể, để cho biết là người nói câu này rất có lý: Elephantobelluarum nulla prudentior: trong các con vật khổng lồ, không con nào khônbằng voi 1 vì thấy nó thực hiện được những việc làm cho người t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lịch sử việt nam lịch sử thế giới tài liệu lịch sử nghiên cứu lịch sử chuyên ngành lịch sửGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 147 0 0 -
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 98 1 0 -
69 trang 86 0 0
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học LĂNG MỘ HOÀNG GIA THỜI NGUYỄN TẠI HUẾ (Tiếp theo)
19 trang 63 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 61 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 60 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 58 0 0 -
11 trang 52 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 47 0 0 -
Chuyện nhỏ trong thế giới lớn: Phần 1
126 trang 44 0 0 -
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 44 0 0 -
Bài thu hoạch chuyến tham quan bảo tàng di tích chiến tranh
11 trang 43 0 0 -
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 43 0 0 -
26 trang 42 0 0
-
183 trang 41 0 0
-
4 trang 41 0 0
-
Giải bài Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 SGK Lịch sử 12
3 trang 39 0 0 -
250 trang 37 1 0
-
Thời kỳ 1858 - 1975 - Lịch sử Việt Nam cận hiện đại: Phần 1
83 trang 35 0 0 -
27 trang 35 0 0