Xứ Đàng Trong năm 1621 – Phần 6
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xứ Đàng Trong năm 1621 – Phần 6 Xứ Đàng Trong năm 1621 – Phần 6Chương 7: Lực lượng của chúa Đàng TrongNhư đã nói ở đầu bản ký sự này là Đàng Trong trước kia là một tỉnh tách rờikhỏi xứ Đàng Ngoài. Cụ cố 1 của chúa đương thời đã vô cớ chiếm đoạt, lậpnhà nước và phản nghịch cùng chúa Đàng Ngoài. Rồi họ trở nênmạnh dạn hơn khi được cung cấp trong một thời gian rất ngắn, nhiều thứsúng lớn tịch thu và lượm nhặt được do tàu và thuyền chiến bị đắm trôi dạtvào bờ biển: thực ra tàu người Bồ cũng như người Hòa Lan 2 thường đâmvào cồn đá và người bản xứ vớt được như ngày nay có thấy.Nguyên trong phủ chúa cũng có tới sáu mươi cỗ và có những cỗ rất lớn.Ngừơi Đàng Trong tinh xảo và có kinh nghiệm sử dụng, họ vượt cả ngườiChâu Âu đến nỗi họ chẳng làm gì khác mà chỉ ngày ngày bắn đạn giả và rấtlấy làm hãnh diện. Vì thế họ tự cho là có thế lực đến nỗi vừa thấy nhữngchiếc tàu của Châu Au chúng ta cập bến của họ thì liền bắn súng để tháchthức, nhưng người của chúng ta biết rằng súng của họ chẳng địch lại đượcsúng của chúng ta, nên người của chúng ta hết sức tránh né tầm bắn. Ngườicủa chúng ta biết rằng theo kinh nghiệm, ta có thể chắc chắn bắn vào chỗnào ta muốn với súng của mình, còn họ với súng hỏa mai là một thứ gậy thìkhông nhằm bắn trúng được. Điều giúp chúa rất đắc lực trong cuộc dấy binhchống chúa Đàng Ngoài, đó là ngài có một trăm thuyền chiến và hơn nữa,chúa rất mạnh về đường biển, như đã mạnh về đường bộ vì có súng ống. Thếlà chúa dễ dàng thi hành ý đồ và âm mưu chống chúa Đàng Ngoài là chủmình. Việc họ buôn bán thường xuyên với người Nhật đã đem lại cho chúarất nhiều đao hay gươm đao theo kiểu Nhật Bản, với nước thép rất tốt. Trongnước còn có rất nhiều ngựa, tuy thấp bé hơn, nhưng rất tốt và rất can đảm,dùng để cưỡi và bắn nỏ, hằng ngày không ngớt thao luyện. Thế lực của chúarất mạnh đến nỗi khi ngài muốn, ngài có thể cho tuyển ngay được tám mươingàn quân binh chiến đấu. Với tất cả lực lượng này ngài vẫn còn sợ chúaĐàng Ngoài vốn có lực lượng lớn hơn gấp bốn lần. Vì thế, để có sự thỏahiệp và giao hảo tốt thì chúa nhận triều cống về những gì vương quốc củangài có thể có cho xứ Đàng Ngoài, nhất là vàng, bạc, lúa gạo, cung cấp vánvà gỗ để đóng thuyền chiến.Về binh pháp và cách cai trị trong chinh chiến thì cũng gần như ở Châu Âu.Họ cũng giữ các luật lệ để huấn luyện binh lực, đánh du kích, tấn công và rútquân.Ngoài ra chúa còn chuẩn bị vũ khí liên tục và mộ binh giúp vua Campuchia,cung cấp cho vua này thuyền chiến và quân binh để cầm cự với vua Xiêm.Vì thế mà vũ khí của Đàng Trong đã lừng danh và nổi tiếng khắp các nơiqua đường biển cũng như đường bộ.Ngoài biển họ chiến đấu trên thuyền như đã nói, mỗi thuyền có súng đại bácvà nhiều súng musqueton. Và người ta sẽ không lấy làm lạ khi biết chúaĐàng Trong luôn luôn có tới một trăm thuyền chiến có đủ súng ống vànghiêm chỉnh nghênh chiến khi người ta biết những thứ này đuợc thành lậpnhư thế nào.Cần phải biết rằng người Đàng Trong không có lệ dùng những phạm nhânhay người bị án khổ sai để chèo thuyền 3. Khi họ cần người để chiến đấutrên biển hay để làm một việc gì đó thì tức khắc họ có thể tuyển mộ ngayđược đủ số theo cách thứ sau đây: Họ ngấm ngầm phái đội trưởng và uỷ viênlúc không ai ngờ rảo khắp xứ đem lệnh chúa bắt ngay lập tức tất cả nhữngtrai tráng có sức cầm tay chèo và dẫn cả tới thuyền, không đếm xỉa tới connhà sang hay người có thế giá, bởi vì không ai được miễn. Việc này thực rakhông khó khăn gì như lúc đầu người ta tưởng, vì thứ nhất họ được đối xửtốt trong thuyền cũng như bất cứ nơi nào khác và được trả lương cao. Hơnnữa, vợ con họ và cả gia quyến họ đều được chúa cung cấp hết tất cả nhữnggì họ cần, tuỳ theo cấp bậc, thanh thế, trong suốt thời gian chồng họ vắngnhà. Và những người này không phải chỉ được dùng để chèo mà còn chiếnđấu khi cần và họ chiến đấu rất anh dũng. Để làm việc này, người ta trao chomỗi người một súng hỏa mai hay musqueton với đạn, dao hay mã tấu. NgườiĐàng Trong không giả đò, họ rất hăng hái và dũng cảm, với mái chèo, súngvà dao, họ can đảm tấn công và trong hỗn chiến, họ tỏ rõ lòng dũng cảmhiếm có của họ. Thuyền chiến của họ không lớn cũng không đặc biệt rộngnhư của ta, nhưng rất lẹ và được trang trí vàng bạc trông rất ngoạn mục. Đặcbiệt mũi thuyền vốn được coi là chỗ trọng vọng nhất thì toàn bằng vàng. Đólà chỗ của thuyền trưởng và của những người có chức vị cao, và lý do là vìngười thuyền trưởng luôn luôn phải là người đầu tiên xuất trận, thế cho nênrất hợp lý, vì mục đích đó mà ông đứng ở đằng đầu và ở chỗ nguy hiểm nhấttrong chiếc thuyền.Trong số những vũ khí tự vệ dùng trong trận chiến thì có những chiếc khiênnhỏ hình bầu dục, hoàn toàn rỗng, cao, có thể dễ dàng chắn cả thân người vàrất nhẹ, dễ cầm và không hề vướng víu bận bịu chút nào. Cũng rất có ích choviệc bảo vệ thành trì ở xứ này, đó là cách thức họ dựng nhà chỉ toàn bằngván và trên cột gỗ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lịch sử việt nam lịch sử thế giới tài liệu lịch sử nghiên cứu lịch sử chuyên ngành lịch sửGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 147 0 0 -
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 98 1 0 -
69 trang 86 0 0
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học LĂNG MỘ HOÀNG GIA THỜI NGUYỄN TẠI HUẾ (Tiếp theo)
19 trang 63 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 61 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 60 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 58 0 0 -
11 trang 52 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 47 0 0 -
Chuyện nhỏ trong thế giới lớn: Phần 1
126 trang 44 0 0 -
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 44 0 0 -
Bài thu hoạch chuyến tham quan bảo tàng di tích chiến tranh
11 trang 43 0 0 -
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 43 0 0 -
26 trang 42 0 0
-
183 trang 41 0 0
-
4 trang 41 0 0
-
Giải bài Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 SGK Lịch sử 12
3 trang 39 0 0 -
250 trang 37 1 0
-
Thời kỳ 1858 - 1975 - Lịch sử Việt Nam cận hiện đại: Phần 1
83 trang 35 0 0 -
27 trang 35 0 0