Danh mục

Xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới cơ hội khởi nghiệp từ thương mại điện tử và logistics

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 443.58 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự thay đổi của toàn thế giới trong thời gian qua, các xu hướng kinh doanh thương mại điện tử từ các nước phương Tây đang hướng sang khu vực châu Á, trong đó Việt Nam là một trong những lựa chọn hàng đầu (quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ của Việt Nam năm 2018 ước tính đạt 8,06 tỉ USD, tăng 30% so với năm 2017).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới cơ hội khởi nghiệp từ thương mại điện tử và logistics Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP TỪ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ LOGISTICS RANS-BORDER E-COMMERCE: AN EMERGING TREND OPPORTUNITIES TO START-UP FROM E-COMMERCE AND LOGISTICS ThS. Huỳnh Tấn Khương1 Tóm tắt – Sự thay đổi của toàn thế giới trong thời gian qua, các xu hướng kinh doanh thương mại điện tử từ các nước phương Tây đang hướng sang khu vực châu Á, trong đó Việt Nam là một trong những lựa chọn hàng đầu (quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ của Việt Nam năm 2018 ước tính đạt 8,06 tỉ USD, tăng 30% so với năm 2017). Nhận ra tiềm năng, lợi ích và giá trị thực của thương mại điện tử, tham luận thực hiện nghiên cứu về cơ hội khởi nghiệp từ thương mại điện tử và logistics thông qua các nhóm ngành liên quan đến thương mại điện tử và logistics đã và đang trở thành xu hướng tất yếu như: dịch vụ kho bãi, đại lí thương mại, giải pháp công nghệ… Kết quả tổng hợp cho thấy có nhiều bằng chứng chỉ ra lợi ích, giá trị, cơ hội và thách thức từ xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới mang lại cho các bên tham gia. Từ khóa: khởi nghiệp, logistics, thương mại điện tử, thương mại điện tử xuyên biên giới. 1. ĐẶT VẤN DỀ Sự bùng nổ của kinh tế số đã tác động sâu sắc đến hiệu quả phát triển và cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng như tạo ra sự thay đổi lớn trong môi trường lao động và các hoạt động kinh tế. Trong đó, ngành thương mại điện tử, ngành logistics Việt Nam từng bước được hình thành và phát triển. Xu hướng giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) dường như đã trở thành kênh giao dịch chính trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể tìm mua online mọi thứ và người bán có thể bán mọi lúc mọi nơi, chuỗi cửa hàng bán lẻ cũng được đồng bộ hóa cùng hệ thống online. Trong xu hướng dịch chuyển từ thương mại truyền thống sang TMĐT trong cuộc cách mạng 4.0, ngành dịch vụ hậu cần cũng có sự thay đổi nhanh chóng và theo kịp xu hướng, kết quả là ngành dịch vụ hậu cần điện tử ra đời (e-logistics). 1 Trường Đại học Trà Vinh; Email: htkhuong@tvu.edu.vn 106 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Nếu như TMĐT đang có tốc độ phát triển bùng nổ trên toàn thế giới, xấp xỉ 1,79 tỉ người mua sắm qua kênh TMĐT trong năm 2018, theo dự kiến của các tổ chức thì số người mua sắm qua kênh TMĐT tăng lên khoảng 2,14 tỉ người vào năm 2021. Dự báo quy mô doanh thu TMĐT trên toàn thế giới sẽ đạt khoảng 4.060 tỉ USD [1]. Theo công bố của tập đoàn chuyển phát nhanh DHL, dự kiến đến năm 2020 tổng giao dịch TMĐT xuyên biên giới (Cross-Border eCommerce – CBE) sẽ đạt quy mô 900 tỉ USD, chiếm 22% tổng giao dịch TMĐT toàn cầu, đồng thời tốc độ tăng trưởng trung bình sẽ duy trì ở mức 25% hằng năm [2]. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng TMĐT nhanh nhất thế giới với tốc độ 35% mỗi năm, thậm chí gấp 2,5 lần so với Nhật Bản, doanh thu TMĐT Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực và dự báo sẽ đạt mức 15 tỉ USD vào năm 2025 [3]. Với mức sống ngày một nâng cao, kéo theo hành vi tiêu dùng của người Việt ngày càng hiện đại, hướng đến chất lượng, người tiêu dùng Việt đã hướng thị hiếu đến các thị trường quốc tế để tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn từ các nhà cung cấp nước ngoài. Theo công bố Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, người tiêu dùng Việt đã chi tiêu nhiều hơn khi mua sắm online, ước tính mỗi ngày có tới 1,5 triệu đơn hàng được xử lí, 186 USD (tương đương 4,3 triệu đồng) là số tiền trung bình người tiêu dùng Việt sử dụng cho mua hàng online năm 2017 [4]. Theo dự báo của Công ty Dữ liệu và Phân tích GlobalData [5], thị trường thương mại điện tử của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 17,3 tỉ USD vào năm 2023, tăng mạnh so với mức 9,4 tỉ USD của năm 2019. Với những lợi thế và ưu việt của kênh phân phối qua TMĐT nói chung và CBE nói riêng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là các đơn vị đang có sự tiếp cận và ứng dụng mạnh mẽ các nền tảng CBE, CBE đang dần là ưu tiên chiến lược và phát triển của mình. 2. CƠ SỞ PHÁP LÍ CHO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM Đến nay, hành lang pháp lí cho TMĐT phát triển đang được điều chỉnh bởi Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ và các Thông tư 47/2014/TT- BCT về quản lí website thương mại và điện tử; Thông tư số 59/2015/TT-BCT về quản lí hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động do Bộ Công Thương ban hành hướng dẫn thực hiện tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP [6]. Thực tiễn triển khai các văn bản pháp luật về TMĐT đã cho thấy, định hướng, chủ trương đúng đắn, phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế của đất nước, góp phần thúc đẩy TMĐT phát triển, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên tham gia, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Cùng với sự đổi mới liên tục của công nghệ, hoạt động TMĐT đã có những thay đổi nhanh chóng, để đáp ứng yêu cầu phát triển cũng như quản lí nhà nước, trong chương trình xây dựng văn bản pháp luật năm 2020, Bộ Công Thương đã đăng kí với Chính phủ xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 52/2013/NĐ-CP [7]. 107 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Cùng với đó, Nghị quyết số 52 NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư', đã nêu rõ chủ trương “Tập trung phát triển các ngành ưu tiên có mức ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: