Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hiện nay: Cơ hội và thách thức
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 378.23 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đi sâu phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu, những thuận lợi và khó khăn, đồng thời đề xuất một số hàm ý chính sách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của nước ta trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hiện nay: Cơ hội và thách thức Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VIETNAM’S EXPORTS OF GOODS IN THE CURRENT CONTEXT: OPPORTUNITIES AND CHALLENGES TS. Lê Trung Hiếu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Email: hieult@due.edu.vn Tóm tắt Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam liên tục gia tăng, thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. Trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, bên cạnh những cơ hội mới mở ra, xuất khẩu nước ta cũng gặp phải không ít khó khăn và thách thức. Bài viết đi sâu phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu, những thuận lợi và khó khăn, đồng thời đề xuất một số hàm ý chính sách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của nước ta trong thời gian tới. Từ khóa: xuất khẩu, hiệp định thương mại tự do, cơ hội, thách thức. Abstract In recent years, export turnover of Vietnam’s goods has continuously increased, the export market has been expanding. Vietnam has signed many free trade agreements which bring many opportunities and challenges to export activities. The paper analyzes the current situation of export activities, opportunities and challenges, and proposes some solutions to improve export activities in the coming time. Keywords: export, Free trade agreement, opportunities, challenges 1. Đặt vấn đề Sau đại hội Đảng năm 1986, với quyết tâm đổi mới kinh tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Từ một quốc gia phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài, Việt Nam đã từng bước đổi mới sản xuất, đáp ứng nhu cầu về hàng hóa trong nước và xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới. Hàng hóa nước ta từng bước chinh phục thị trường thế giới, từ các quốc gia châu Á, châu Phi, Châu đại dương, đến những thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu. Hiện nay hàng hóa Việt Nam đã có mặt ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mặt hàng xuất khẩu nước ta ngày càng phong phú và đa dạng, từ các sản phẩm truyền thống như hàng dệt may, dày da, nông sản, thủy sản, các sản phẩm từ gỗ,… cho đến các sản phẩm đòi hỏi công nghệ sản xuất tiên tiến như hàng điện tử, điện thoại, máy vi tính và linh kiện. Hoạt động xuất khẩu ngày càng mở rộng đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà. Năm 2018 kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục 243,5 tỷ USD, tăng 2,51 lần so với năm 2011, đánh dấu sự thành công vượt bậc của hoạt động xuất khẩu Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng mở ra nhiều cơ hội mới, tạo động lực cho sự tăng tốc của hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Những thành tựu đạt được trong những năm gần đây là nhờ sự hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế, đặc biệt là việc tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương. Tuy nhiên trong quá trình hội nhập kinh tế, hoạt động xuất khẩu hàng hóa cũng gặp phải không ít những khó khăn và thách thức như sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, yêu cầu về chất lượng hàng hóa, xuất xứ, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường,… ngày càng nghiêm ngặt. Trước những yêu cầu phát triển mới, việc nghiên cứu thực trạng xuất khẩu, để từ đó có cái nhìn đúng đắn và đầy đủ về những tiềm năng, cơ hội cũng như thách thức và hạn chế là hết sức cần thiết, đồng thời là cơ sở đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 495 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 2. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đề ra mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trung bình 11-12%/năm trong giai đoạn 2011 – 2020 và duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10% ở giai đoạn 2021 – 2030. Kết quả đạt được trong hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn 2011 – 2018 vượt mục tiêu đề ra, qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Giai đoạn 2011 – 2018 có thể coi là giai đoạn hưng thịnh trong hoạt động xuất khẩu của nước ta. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu đạt 243,5 tỷ USD, tăng gấp 2,51 lần so với năm 2011 (96,9 tỷ USD năm 2011). Số liệu về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam được thể hiện trong bảng 1. Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2019 Năm Kim ngạch xuất khẩu, tỷ USD Tốc độ tăng trưởng so với năm trước, % 2011 96,9 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hiện nay: Cơ hội và thách thức Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VIETNAM’S EXPORTS OF GOODS IN THE CURRENT CONTEXT: OPPORTUNITIES AND CHALLENGES TS. Lê Trung Hiếu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Email: hieult@due.edu.vn Tóm tắt Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam liên tục gia tăng, thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. Trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, bên cạnh những cơ hội mới mở ra, xuất khẩu nước ta cũng gặp phải không ít khó khăn và thách thức. Bài viết đi sâu phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu, những thuận lợi và khó khăn, đồng thời đề xuất một số hàm ý chính sách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của nước ta trong thời gian tới. Từ khóa: xuất khẩu, hiệp định thương mại tự do, cơ hội, thách thức. Abstract In recent years, export turnover of Vietnam’s goods has continuously increased, the export market has been expanding. Vietnam has signed many free trade agreements which bring many opportunities and challenges to export activities. The paper analyzes the current situation of export activities, opportunities and challenges, and proposes some solutions to improve export activities in the coming time. Keywords: export, Free trade agreement, opportunities, challenges 1. Đặt vấn đề Sau đại hội Đảng năm 1986, với quyết tâm đổi mới kinh tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Từ một quốc gia phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài, Việt Nam đã từng bước đổi mới sản xuất, đáp ứng nhu cầu về hàng hóa trong nước và xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới. Hàng hóa nước ta từng bước chinh phục thị trường thế giới, từ các quốc gia châu Á, châu Phi, Châu đại dương, đến những thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu. Hiện nay hàng hóa Việt Nam đã có mặt ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mặt hàng xuất khẩu nước ta ngày càng phong phú và đa dạng, từ các sản phẩm truyền thống như hàng dệt may, dày da, nông sản, thủy sản, các sản phẩm từ gỗ,… cho đến các sản phẩm đòi hỏi công nghệ sản xuất tiên tiến như hàng điện tử, điện thoại, máy vi tính và linh kiện. Hoạt động xuất khẩu ngày càng mở rộng đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà. Năm 2018 kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục 243,5 tỷ USD, tăng 2,51 lần so với năm 2011, đánh dấu sự thành công vượt bậc của hoạt động xuất khẩu Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng mở ra nhiều cơ hội mới, tạo động lực cho sự tăng tốc của hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Những thành tựu đạt được trong những năm gần đây là nhờ sự hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế, đặc biệt là việc tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương. Tuy nhiên trong quá trình hội nhập kinh tế, hoạt động xuất khẩu hàng hóa cũng gặp phải không ít những khó khăn và thách thức như sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, yêu cầu về chất lượng hàng hóa, xuất xứ, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường,… ngày càng nghiêm ngặt. Trước những yêu cầu phát triển mới, việc nghiên cứu thực trạng xuất khẩu, để từ đó có cái nhìn đúng đắn và đầy đủ về những tiềm năng, cơ hội cũng như thách thức và hạn chế là hết sức cần thiết, đồng thời là cơ sở đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 495 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 2. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đề ra mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trung bình 11-12%/năm trong giai đoạn 2011 – 2020 và duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10% ở giai đoạn 2021 – 2030. Kết quả đạt được trong hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn 2011 – 2018 vượt mục tiêu đề ra, qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Giai đoạn 2011 – 2018 có thể coi là giai đoạn hưng thịnh trong hoạt động xuất khẩu của nước ta. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu đạt 243,5 tỷ USD, tăng gấp 2,51 lần so với năm 2011 (96,9 tỷ USD năm 2011). Số liệu về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam được thể hiện trong bảng 1. Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2019 Năm Kim ngạch xuất khẩu, tỷ USD Tốc độ tăng trưởng so với năm trước, % 2011 96,9 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thương mại điện tử Hiệp định thương mại tự do Hoạt động xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Thị trường xuất khẩuTài liệu liên quan:
-
6 trang 826 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 557 10 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử - PGS.TS Nguyễn Văn Minh
249 trang 529 9 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 501 9 0 -
6 trang 473 7 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 trang 412 7 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 365 4 0 -
5 trang 361 1 0
-
7 trang 355 2 0
-
129 trang 352 0 0