Danh mục

Yếu tố tác động rối loạn truyền thông xã hội ở sinh viên đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 412.02 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Yếu tố tác động rối loạn truyền thông xã hội ở sinh viên đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh" làm rõ được thực trạng các yếu tố sức khỏe tinh thần tổng quát, khả năng tự kiểm soát, phụ thuộc truyền thông xã hội tự đánh giá, tần suất và thời gian sử dụng tác động đến rối loạn truyền thông xã hội (R2 hiệu chỉnh = 0,377). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Yếu tố tác động rối loạn truyền thông xã hội ở sinh viên đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh YẾU TỐ TÁC ĐỘNG RỐI LOẠN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hồng Minh Đảm* Khoa Khoa học Xã hội và Quan hệ Công chúng, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh VânTÓM TẮTNghiên cứu làm rõ được thực trạng các yếu tố sức khỏe tinh thần tổng quát, khả năng tự kiểm soát, phụthuộc truyền thông xã hội tự đánh giá, tần suất và thời gian sử dụng tác động đến rối loạn truyền thôngxã hội (R2 hiệu chỉnh = 0,377). Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa mức độ rối loạn truyền thôngxã hội với các biến số: về giới tính thì nam có mức độ rối loạn truyền thông xã hội cao hơn nữ; về họclực thì nhóm học lực giỏi, xuất sắc có mức độ rối loạn ít hơn nhóm trung bình, khá; về số năm học nhómsinh viên càng có nhiều thời gian trải nghiệm môi trường đại học thì có mức độ rối loạn truyền thông xãhội cao đại biểu là nhóm trường hợp khác. Kết quả cũng ghi nhận mối tương quan nghịch rối loạn truyềnthông xã hội ở sinh viên với mức độ hạnh phúc và sự hài lòng với quy mô cuộc sống; mối tương quanthuận giữa mức độ rối loạn truyền thông xã hội với sức khỏe tinh thần tổng quát, lòng tự trọng, tự kiểmsoát và mức độ phụ thuộc mạng xã hội.Từ khóa: Rối loạn truyền thông xã hội, rối loạn truyền thông xã hội ở sinh viên, sinh viên, truyền thôngxã hội1. ĐẶT VẤN ĐỀVới điều kiện truyền thông xã hội phát triển nhanh chóng đã đem đến nhiều tác động cho xã hội, kể cảtích cực lẫn tiêu cực. Một số tác động tích cực của nó là giúp kết nối tất cả mọi người với nhau, mỗingười đều có thể nói lên ý kiến cá nhân của mình, tìm được những người bạn mới và những người cócùng sở thích, đam mê. Truyền thông xã hội mang lại nhiều lợi ích cho con người trong nhiều khía cạnhcuộc sống. Tuy nhiên, vẫn có những tác động tiêu cực đối với xã hội có thể kể đến là bắt nạt qua mạng,xâm phạm quyền riêng tư, giả mạo thông tin của người khác, lan truyền thông tin giả gây hoang mangcho cộng đồng. Việc lạm dụng mạng xã hội còn gây ra các vấn đề về sức khỏe, thị lực và tâm lý, các nềntảng mạng xã hội được thiết kế với chủ đích thu hút sự chú ý của người dùng lâu nhất có thể, đánh vàothiên kiến và lỗ hổng tâm lý trong chúng ta như mong muốn được công nhận hay nỗi sợ bị từ chối. Sửdụng mạng xã hội quá mức – tức là chỉ lướt các bài đăng - có thể không lành mạnh và có mối liên hệ vớicảm giác đố kỵ, thua kém và kém hài lòng với cuộc sống. Các nghiên cứu thậm chí còn cho rằng thóiquen này có thể dẫn đến các triệu chứng ADHD, trầm cảm, lo âu và thiếu ngủ. Một số nghiên cứu đã chỉra có sự khác nhau ở mức độ cũng như biểu hiện rối loạn truyền thông xã hội ở nhóm khách thể có đặcđiểm nhân khẩu khác nhau. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng những người mắc rối loạntruyền thông xã hội có xu hướng có khả năng điều tiết cảm xúc thấp (Psychosocial Correlates ofExcessive Social Media Use in a Hispanic College Sample, 2021), và việc sử dụng mạng xã hội quánhiều dẫn đến tình trạng kiệt sức và mệt mỏi về mặt tinh thần (Shen, Zhang, & Xin, 2020), cũng nhưtăng nguy cơ trầm cảm và lo lắng (Malaeb et al., 2021; Raudsepp & Kais, 2019; Shensa et al., 2017).2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ2.1. Tổ chức nghiên cứu 1879Chúng tôi tiến hành lựa chọn mẫu nghiên cứu dựa theo lấy mẫu điều tra khảo sát đơn giản thuận tiện. Từsự tự nguyện của các bạn sinh viên thuộc các khoa viện các trường đại học công lập và dân lập trên địabàn TPHCM tham gia vào khảo sát, chúng tôi thu phiếu về làm sạch và nhập liệu bằng phần mềm SPSS22.0, có 510 SV tham gia khảo sát nhưng 20 phiếu không hợp lệ đã được chúng tôi loại ra. Còn lại 490phiếu ứng với 490 SV tham gia vào nghiên cứu này. Phân tích tương quan Pearson được sử dụng để tìmmối liên hệ giữa các biểu hiện thành phần của rối loạn truyền thông xã hội ở sinh viên đại học, rối loạntruyền thông xã hội với sức khỏe tinh thần tổng quát, và lòng tự trọng, tự kiểm soát, sự hài lòng với cuộcsống. Mức ý nghĩa 0,05 được áp dụng trong các kết luận của kiểm định thống kê.2.2. Kết quả yếu tố tác động rối loạn truyền thông xã hội ở sinh viên TPHCM2.2.1. Đánh giá chung các yếu tố rối loạn truyền thông xã hội Bảng 1. Yếu tố đặc điểm cá nhân tác động rối loạn truyền thông xã hội ở sinh viên Đặc điểm cá nhân ĐTB ĐLC F P (*) Nam 2,780 2,1458 Giới 4,447 0,035 Nữ 2,407 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: