Danh mục

Bác Hồ với thể dục, thể thao

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 141.64 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người khai sinh ngành TDTT Việt Nam. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục thể thao, quan điểm đường lối TDTT cách mạng, tấm gương rèn luyện thân thể của Người, sự quan tâm sâu sắc của Người với TDTT còn soi sáng xuyên suốt thời gian….Những tư tưởng mang giá trị vĩnh cửu Ngày 30/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ Liên hiệp lâm thời ký sắc lệnh số 14 thiết lập Nha thể dục Trung Ương có nhiệm vụ nghiên cứu phương pháp và thực...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bác Hồ với thể dục, thể thaoBác Hồ với thể dục, thể thaoChủ tịch Hồ Chí Minh chính là người khai sinh ngành TDTTViệt Nam. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục thểthao, quan điểm đường lối TDTT cách mạng, tấm gương rènluyện thân thể của Người, sự quan tâm sâu sắc của Người vớiTDTT còn soi sáng xuyên suốt thời gian…Những tư tưởng mang giá trị vĩnh cửuNgày 30/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủLiên hiệp lâm thời ký sắc lệnh số 14 thiết lập Nha thể dụcTrung Ương có nhiệm vụ nghiên cứu phương pháp và thựchành thể dục trong toàn quốc. Sau Tổng tuyển cử ngày06/01/1946, khi Chính phủ liên hiệp kháng chiến được thànhlập, Hồ Chủ Tịch thay mặt chính phủ mới ký sắc lệnh số 38(vào ngày 27/03/1946) về việc thành lập Nha Thanh niên vàthể dục gồm Phòng thanh niên Trung ương và Phòng thể dụcTrung ương.Cùng với thời điểm công bố sắc lệnh số 38, Hồ Chủ Tịch đãcó bài viết “ Sức khỏe và thể dục” đăng trên báo “Cứu quốc”-cơ quan tuyên truyền, tranh đấu của Tổng bộ Việt Minh- số119 ra ngày 27/03/1946. Đây chính là lời hô hào đồng bàotập thể dục của Hồ Chủ Tịch. Bài viết này thể hiện một hệthống quan điểm cơ bản của Hồ Chủ Tịch về thể dục thểthao.Trước hết nhấn mạnh tầm quan trọng của sức khỏe đối với sựnghiệp “giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sốngmới việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công”. Sứckhỏe là sức khỏe của toàn dân, của cả nước vì “dân cường thìquốc thịnh”.Tầm quan trọng của thể dục thể thao: muốn có sức khỏe phảitập luyện thể dục. Tất cả mọi người, già trẻ, gái trai ai cũngnên làm và ai cũng làm được. Đó là bổn phận của mỗi ngườidân yêu nước. Phương pháp tập là thường xuyên hàng ngàyvà không khó khăn gì.Về tổ chức quản lý nhà nước về thể dục thì Nhà nước có cơquan chuyên trách về thể dục thể thao với mục đích nhiệm vụkhuyên (vận động, thuyết phục) và dạy (hướng dẫn, tậpluyện) cho toàn dân. Cơ quan đó là Nha-Phòng thể dục TrungƯơng (tiền thân của Tổng cục TDTT ngày nay).Như vậy, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục (tứcTDTT ngày nay) là phát triển TDTT và sức khỏe của nòigiống, vì sự nghiệp cứu quốc và kiến quốc, vì vinh dự vàvinh quang của dân tộc.Quan tâm và sâu sátTrong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chủ Tịch luônluôn quan tâm, dành thời gian theo dõi, chỉ đạo, chăm sócphát triển của ngành TDTT. Trong năm 1946, Người nhiềulần đến thăm và nói chuyện với cán bộ, học viên Trường cánbộ thể dục Việt Nam, lớp thể dục quân sự phổ thông Hà Nội.Trước khi sang Pháp dự Hội nghị Phôngtennơblô (tháng10/1946), Người đã gặp mặt cán bộ Nha thể dục và đại biểucác tỉnh và dặn: “quần chúng không những phải tập luyện thểdục mà còn phải biết võ nghệ để bảo vệ đất nước.Tháng 11/1946, Người đã đến dự lễ bế giảng khóa bổ túc củacác cựu HLV Trường Cao đẳng Thể dục Phan Thiết và ĐàLạt. Nhiều lần, Người đến các địa điểm tập luyện ở Nha Đảoxảo (Cung văn hóa Hữu nghị hiện nay), Quảng trường Nhàhát Lớn, SVĐ SEPPO (Sân Hàng Đẫy hiện nay)… ngay từsáng sớm để động viên các lớp huấn luyện thể thao-quân sựphổ thông. Ngày 8/3/1946, Bác đã đá quả bóng danh dự, mởmàn trận đấu giữa đội Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu vàĐội Vệ quốc Đoàn.Trong thời kỳ 1954-1975, Hồ Chủ Tịch đã dành nhiều thờigian quan tâm đến TDTT: xem thi đấu bóng đá hữu nghị giữahai đội Hà Nội và Khmer tại SVĐ Hàng Đẫy (6/1957), dự Lễkhánh thành sân Hàng Đẫy và trận đấu bóng đá giữa ĐTPhnom Penh (Campuchia) và Hà Nội (24/8/1958), tới dự ĐHBơi lội thiếu niên miền Bắc lần I (1958, bể bơi Ba Đình), dựlễ bế mạc Đại hội TDTT Thủ đô lần I (1961), tiếp các đoànthể thao nước ngoài…Ngày 19/12/1966, khi tiếp các đoàn VĐV đoàn TTVN thamdự GANEFO châu Á thắng lợi trở về (có các danh thủ TrầnOanh-bắn súng, Trần Hữu Chỉ-điền kinh, Vũ Thị Sen-bơi…),Hồ Chủ Tịch căn dặn: “Đánh giặc Mỹ gian khổ khó khăn nhưvậy, nhưng quân và dân ta có quyết tâm đánh thắng. Cáccháu phải quyết tâm đặt thành tích, cao hơn nữa. Muốn vậyphải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong tập luyện và thi đấu, phảicố gắng thật nhiều để xứng đáng là những VĐV của dân tộcanh hùng”. ...

Tài liệu được xem nhiều: