Danh mục

Bài chòi Bình Định - Đào Đức Chương

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 213.86 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài chòi Bình Định - Đào Đức ChươngCác tỉnh miền Trung từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận, đâu đâu cũng biết chơi bài chòi. Nhưng nhiều nhất là ở Bình Ðịnh, có thể nói, đây là cái nôi của trò chơi lý thú này. Cứ vào dịp Tết Nguyên đán, khắp miền quê, hội bài chòi được tổ chức trong khoảng thời gian dựng nêu, tức từ 30 tháng chạp đến mồn 7 Tết. Ðôi khi cuộc chơi kéo dài đến rằm tháng giêng âm lịch, tức từ Tết Nguyên đán đến Tết Thượng nguyên. SỰ HÌNH THÀNH Vùng đất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài chòi Bình Định - Đào Đức ChươngBài chòi Bình Định - Đào Đức Chương Các tỉnh miền Trung từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận, đâu đâu cũng biếtchơi bài chòi. Nhưng nhiều nhất là ở Bình Ðịnh, có thể nói, đây là cái nôicủa trò chơi lý thú này. Cứ vào dịp Tết Nguyên đán, khắp miền quê, hội bàichòi được tổ chức trong khoảng thời gian dựng nêu, tức từ 30 tháng chạp đếnmồn 7 Tết. Ðôi khi cuộc chơi kéo dài đến rằm tháng giêng âm lịch, tức từTết Nguyên đán đến Tết Thượng nguyên. SỰ HÌNH THÀNH Vùng đất Vijaya trở thành lãnh thổ Việt Nam từ năm 1471, dân các tỉnhphía Bắc vào định cư còn thưa thớt, nơi đây rừng núi rậm rạp đan xen vớichuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, việc trồng tỉa thường bị tàn phá bởi thú hoang.Trên những vạt đất khai khẩn, phải dựng nhiều chòi có người canh giữ, bảovệ hoa màu. Ðể được an toàn, các chòi phải vững chắc, sàn cao quá tầm tấncông của mãnh thú và bố trí theo hình vuông, chữ nhật, hay hình thuẫn tùytheo địa hình để tiện thanh viện cho nhau. Trên mỗi chòi đều có thanh la, mõ,trống; khi thú rừng kéo đến, các âm thanh đồng loạt nổi lên rung chuyển cảrừng núi, dã thú dù gan lì đến đâu cũng phải khiếp sợ bỏ chạy và không dámbén mảng đến phá phách. Rồi có những đêm trăng thanh gió mát, đối cảnhsinh tình, giữa các chòi người ta dùng loa nói chuyện hay ca hát đối đáp nhaucho giải buồn, dần dần trở thành một mô hình sinh hoạt văn nghệ ở vùngnương rẫy. Theo truyền thuyết, do nhiều nghệ nhân của tỉnh nhà, đơn cử như cụPhan Ðình Lang tức là nghệ sĩ Bốn Trang, sinh năm 1910, người xã NhơnThành huyện An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, kể lại rằng lúc cụ còn trẻ đã từngnghe ông nội, ông thân và nhiều bô lão truyền lại là chính Ðào Duy Từ(1572-1634), người Thanh Hóa vào lập nghiệp ở Bình Ðịnh, đã dựa theo môhình văn nghệ ở các chòi canh miền núi mà sáng lập ra hội bài chòi. Ðáp ứngtrình độ thưởng thức văn nghệ dân gian ngày càng cao, đến thế kỷ 20 ngườita lập ra điệu hò để nâng cao nghệ thuật của bộ môn này. Ðiệu bài chòi theonhịp hai, nên loại thơ lục bát, những bài vè và nói lối bốn chữ rất thích hợpvới điệu bộ này. Người hô phải theo nhịp trống, nhịp sanh, có tiếng đàn tiếngkèn đệm theo, làm cho điệu hò thêm réo rắt, hấp dẫn. Người hô với chứcnăng quản trò, được gọi là “Hiệu”. Tùy theo tuổi tác và giới tính, người tagọi là “anh Hiệu”, “chú Hiệu”, hay “cô Hiệu”, người này phải rành các điệuhát nam, hát khách, hát lý... thuộc nhiều thơ và ca dao, biết pha trò đồng thờiứng đối nhanh nhẹn. Vậy bài chòi là lối đánh bài mà người chơi ngồi trên 9 cái chòi cất sẵn.Có nơi, để giản tiện người chơi bài ngồi trên ghế thay chòi, nên gọi là bàichòi ghế. Nhưng cả hai lối chơi bài này không có tính cách sát phạt, đỏ đen,mà chỉ nặng tính văn nghệ. CÁCH TỔ CHỨC Làng xã nào muốn tổ chức cuộc chơi bài phải tìm đến những gánh bàichòi nổi tiếng mới lôi cuốn được đông người tham gia và có thể kéo dàitrong nhiều ngày. Vào thập niên 1930, ở vùng An Nhơn và Tuy Phước cógánh bài chòi Sáu Cóc được nhiều người hâm mộ hơn cả. Trong tỉnh cónhiều cô, chú Hiệu tài hoa, đến nay còn truyền tụng, như các chú Bùng, Ðốc,Kim, Kích, Miệt, Ngô Quang Thắng, Tuấn Phong, Tư Liên... và các cô Ðạm,Hương, Liễu, Nhảy... Một gánh bài chòi có ban hô bài gồm một Hiệu chính và một hoặc haiHiệu phụ, trong đó có đủ nam nữ thì diễn xuất mới linh hoạt. Ban nhạcthường chỉ gồm bốn người: một đàn cò, một kèn, một sanh, một trống chiến(nhỏ hơn trống chầu và lớn hơn trống tum, có dây mang trước ngực khi dichuyển). 1.- Hội Bài Chòi Nơi tổ chức bài chòi thường ở sân đình, sân chùa hay sân chợ. Nói chung,nơi có khoảng đất trống bằng phẳng. Người ta cất 9 chòi, xếp chung quanhhình chữ nhật, mặt quay vào sân chơi. Tám chòi nằm dọc theo hai cạnh hìnhchữ nhật, mỗi bên bốn chòi, đối diện tương ứng nhau từng cặp một. Chòitrung ương ở giữa cạnh nắn hình chữ nhật. Cạnh bên kia, đối diện với chòitrung ương, là rạp hội đồng, dành cho ban tổ chức. Khoảng đất trống ở giữalà sân khấu trệt, có bốn mặt dành cho Hiệu; rạp và các chòi đều quay mặt vàosân này. Chòi được cất theo kiểu nhà sàn, trang hoàng đẹp đẽ, nền sàn caoquá đầu người, có thang lên xuống. Mái chòi lợp tranh hay lá dừa để chemưa nắng. Mặt sau và hai hông chòi che kín, chỉ chừa trống mặt trước. Mỗichòi chứa được 4 hoặc 5 người. Trong chòi có một cái mõ và một khúc thâncây chuối hay bó rơm để người chơi găm con bài và cờ đuôi nheo. Chòitrung ương, lớn hơn cái chòi thường một ít, dùng trống thay mõ và dànhriêng cho các vị có chức tước hay có uy tín trong làng muốn tham gia cuộcchơi, cũng có thể dành cho cặp vợ chồng mới cưới. Những khi không cókhách đặc biệt thì người dân thường vẫn có thể ngồi chòi này. Rạp ban tổ chức cũng có mái che mưa nắng, trang hoàng đẹp đẽ hơn.Các cột được bó lá ngâu hay lá đùng đình để tăng thêm vẻ trang trọng. Trongrạp kê một bộ phản ngựa rộng dành cho các hương chức và quan khách cóđịa vị ngồi. Ðầu phản đặt một cái trống chầu dùng làm trống lệnh để ban tổchức điều khiể ...

Tài liệu được xem nhiều: