Bài giảng Kinh tế lượng 1 - Bài 5: Phân tích hồi quy với biến định tính
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế lượng 1 - Bài 5: Phân tích hồi quy với biến định tính Bài 5: Phân tích hồi quy với biến định tính BÀI 5 PHÂN TÍCH HỒI QUY VỚI BIẾN ĐỊNH TÍNH Hướng dẫn học Các bài trước chúng ta đã nghiên cứu các biến độc lập là biến định lượng, tức là giá trị của chúng được đo bằng các con số. Ví dụ như các biến: chi tiêu, thu nhập, sản lượng, vốn, lao động, Bài này ta sẽ quan tâm đến việc đưa biến định tính vào mô hình trong vai trò biến độc lập. Mục 5.1 sẽ trình bày khái niệm của biến giả, cách dùng biến giả nhằm lượng hóa biến định tính. Mục 5.2 sẽ giới thiệu mô hình chỉ có biến định tính là biến độc lập và mục 5.3 là trường hợp mô hình hồi quy có biến độc lập là biến định lượng và biến định tính. Để học tốt bài này sinh viên cần thực hiện: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, đọc kĩ các khái niệm. Theo dõi các ví dụ và hiểu kết quả. Đọc tài liệu: Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Thị Minh, 2012, Giáo trình kinh tế lượng, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Sinh viên tự học, làm việc theo nhóm, trao đổi với giảng viên. Tham khảo các thông tin từ trang Web của môn học. Nội dung: Khái niệm biến giả; Mô hình có biến độc lập chỉ là biến giả; Mô hình có biến độc lập là biến giả và biến định lượng. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên cần đảm bảo được các yêu cầu sau: Hiểu rõ khái niệm của biến giả; Biết cách dùng biến giả trong vai trò biến độc lập của mô hình hồi quy; Hiểu được vai trò, ý nghĩa của hệ số đi kèm với biến giả trong mỗi mô hình hồi quy.86 TXTOKT04 _Bai5_v1.0015108207 Bài 5: Phân tích hồi quy với biến định tínhTình huống dẫn nhậpThực tế có rất nhiều trường hợp mà biến độc lập ta gặp là biến định tính, thể hiện bởi một sốtrạng thái (còn gọi là tính chất hay các phạm trù) như biến mô tả về giới tính, tôn giáo, chủngtộc, vùng miền, hình thức doanh nghiệp,Tình huống 1:Trong ví dụ ở các bài học trước, chúng ta đã hồi quy chi tiêu hộ gia đình phụ thuộc vào thu nhậpvà số người của hộ. Có ý kiến cho rằng hành vi chi tiêu của hộ gia đình còn phụ thuộc vào yếu tốkhu vực hộ gia đình sinh sống vậy để xem xét vấn đề này ta cần trả lời các câu hỏi: Mô hình kinh tế lượng được lựa chọn có dạng như thế nào? Mô tả bản chất biến phụ thuộc và các biến độc lập. Khi đưa biến “Khu vực” (nhận giá trị tương ứng là hộ gia đình ở thành thị hay nông thôn) vào mô hình trong vai trò biến độc lập thì ta cần làm như thế nào? Cách đưa biến trung gian (biến giả nhằm lượng hóa biến định tính) vào mô hình như thế nào? Cách phân tích ra sao?Tình huống 2:Ta muốn xem xét trong doanh nghiệp thu nhập của nhân viên phụ thuộc vào yếu tố giới tính củanhân viên hay không thì có các câu hỏi sau xảy ra: Ta phải xây dựng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc, biến độc lập là gì? Cấu trúc mô hình như thế nào? Bản chất các số liệu của các biến trong mô hình đo bằng số như thế nào? Khi đã lựa chọn mô hình tuyến tính hồi quy giữa biến phụ thuộc là biến đo mức lương khởi điểm của nhân viên mà doanh nghiệp chi trả (biến định lượng) phụ thuộc vào biến giải thích là biến giới tính (biến định tính) với hai phạm trù nam và nữ. Một số câu hỏi cần quan tâm là: o Muốn “lượng hóa’’biến định tính giới tính với 2 trạng thái nam và nữ thì làm như thế nào? o Khi dùng biến giả thực hiện mục đích trên thì cách đưa biến giả vào mô hình và tiến hành phân tích kết quả này ra sao?Tình huống 3:Ta muốn xem xét sản lượng của doanh nghiệp phụ thuộc như thế nào vào việc sử dụng phươngpháp công nghệ A (truyền thống) hay B (hiện đại)?Như vậy thì ta cần quan tâm đến cách lượng hóa yếu tố định tính “Phương pháp công nghệ” (vớihai trạng thái doanh nghiệp sử dụng phương pháp công nghệ A, B” và ta cũng cần trả lời về cáccâu hỏi: Xây dựng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc, biến độc lập là gì? Cấu trúc mô hình như thế nào? Bản chất các số liệu của các biến trong mô hình như thế nào?Tình huống 4:Có ý kiến cho rằng mức chi cho giáo dục của các hộ gia đình là khác nhau giữa 3 vùng miền bắc,miền trung và miền nam. Vậy để nhận định về ý kiến này, chúng ta cũng cần trả lời các câu hỏitương ứng:TXTOKT04 _Bai5_v1.0015108207 87 Bài 5: Phân tích hồi quy với biến định tính Ở đây mô hình hồi quy kinh tế lượng được xây dựng với các biến hồi quy nào? Những biến nào trong mô hình có giá trị bằng số, bằng chữ (tức là biến nào là biến định lượng, biến nào là biến định tính?) Cách thức đưa biến giả và tiến hành phân tích như thế nào?Ngoài ra, người đọc có thể tìm các tình huống tương tự trong đời sống kinh tế xã hội.88 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Kinh tế lượng 1 Kinh tế lượng 1 Phân tích hồi quy với biến định tính Hồi quy với biến định tính Biến định lượngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Kinh tế lượng - Nguyễn Thị Thùy Trang
21 trang 51 0 0 -
Bài giảng Kinh tế lượng 1 - Bùi Dương Hải (2017)
222 trang 48 0 0 -
Bài giảng Toán kinh tế: Chương 4 - Nguyễn Phương
19 trang 43 0 0 -
Bài giảng Kinh tế lượng 1: Mở đầu - Bùi Dương Hải
14 trang 28 0 0 -
Bài giảng Kinh tế lượng 1: Chương 6 - Phùng Thị Thu Hà
12 trang 23 0 0 -
Bài giảng Kinh tế lượng 1: Chương 4 - Phùng Thị Thu Hà
15 trang 23 0 0 -
Bài giảng Kinh tế lượng 1: Chương 2 - Bùi Dương Hải
17 trang 22 0 0 -
Bài giảng Thiết kế thí nghiệm (Phần thực hành) - Bài 1: Tóm tắt, trình bày dữ liệu
47 trang 22 0 0 -
Bài giảng Hồi quy và tương quan
8 trang 21 0 0 -
Bài giảng Kinh tế lượng 1: Chương 1 - Bùi Dương Hải (2018)
34 trang 21 0 0 -
Bài giảng Kinh tế lượng 1: Bài 3 - ThS. Hoàng Bích Phương
25 trang 20 0 0 -
Bài giảng Kinh tế lượng: Chương 4 - Đại học Ngân hàng TPHCM
12 trang 20 0 0 -
Bài giảng Kinh tế lượng 1 - ThS. Nguyễn Thị Thùy Trang
79 trang 20 0 0 -
Bài giảng Kinh tế lượng 1 - Bài 3: Mô hình hồi quy bội
19 trang 19 0 0 -
Bài giảng Kinh tế lượng 1: Chương 1 - Phùng Thị Thu Hà
15 trang 19 0 0 -
Bài giảng Kinh tế lượng 1: Bài 6 - ThS. Nguyễn Hải Dương
41 trang 19 0 0 -
Bài giảng Kiểm định giả thuyết, hồi quy
31 trang 19 0 0 -
6 trang 19 0 0
-
Bài giảng môn Kinh tế lượng - Chương 4: Phân tích hồi quy với biến định tính
15 trang 18 0 0 -
Bài giảng Kinh tế lượng 1: Bài mở đầu - Bùi Dương Hải (2017)
15 trang 18 0 0