Danh mục

Bài giảng Quản trị chiến lược - Chương 5: Xác định sứ mạng (nhiệm vụ) và mục tiêu

Số trang: 48      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.06 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của chương 5 Xác định sứ mạng (nhiệm vụ) và mục tiêu thuộc bài giảng Quản trị chiến lược nhằm trình bày về các kiến thức cơ bản: xác định sứ mạng của tổ chức, vai trò của sứ mạng tổ chức, tiến trình phát triển của một sứ mạng, tính chất của nhiệm vụ kinh doanh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị chiến lược - Chương 5: Xác định sứ mạng (nhiệm vụ) và mục tiêuCHƯƠNG 5: XÁC ĐỊNH SỨ MẠNG (NHIỆM VỤ) VÀ MỤC TIÊU5.1. XÁC ĐỊNH SỨ MẠNG CỦA TỔ CHỨC:5.1.1. KHÁI NIỆM: Theo PETER DRUCKER cho rằng việc đặt câu hỏi: “Công việc kinh doanh của chúng ta là gì?” đồng nghĩa với câu hỏi ‘’Sứ mạng (nhiệm vụ) của chúng ta là gì?”. 5.1.1. KHÁI NIỆM (tt): Bản sứ mạng (nhiệm vụ) kinh doanh là: Một bản tuyên bố “lý do tồn tại’’ của một tổ chức. Nó trả lời câu hỏi trung tâm ‘’công việc kinh doanh của chúng ta là gì?” Bản sứ mạng (nhiệm vụ) rõ ràng là điều hết sức cần thiết để thiết lập các mục tiêu và soạn thảo các chiến lược một cách có hiệu quả. Tầm nhìn – Sứ mạng – Thực hiện What? (Vision – Tầm nhìn) Why? How?(Mission – Sứ mạng, (Plan, implement… – nhiệm vụ) Thực hiện) Theo Vern Mc. Ginis, một bản sứ mạng - nhiệm vụ tốt bao gồm:(1) Xác định rõ tổ chức là gì? Và tổ chức đó mong muốn trở nên như thế nào?(2) Được giới hạn đủ để loại bỏ một số công việc kinh doanh và cũng đủ lớn để cho phép phát triển sáng tạo (SP mới),(3) Phân biệt một tổ chức nào đó với tất cả các tổ chức khác,(4) Phục vụ với vai trò cơ cấu để đánh giá cả các hoạt động tương lai và hiện tại,(5) Được nêu ra đủ rõ ràng để tất cả các thành viên trong công ty đều có thể biết được 5.1.2. VAI TRÒ CỦA SỨ MẠNG (NHIỆM VỤ):(1) Để đảm bảo sự nhất trí về mục đích bên trong tổ chức.(2) Cung cấp một cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối nguồn lực của tổ chức.(3) Thiết lập một tiếng nói chung hoặc môi trường của tổ chức.(4) Phục vụ như là một trọng tâm cho các nỗ lực của các thành viên để họ đồng tình với mục đích lẫn phương hướng tổ chức. 5.1.2. VAI TRÒ CỦA SỨ MẠNG (NHIỆM VỤ) (tt):(5) Tạo sự thuận lợi cho việc đưa các mục tiêu vào việc phân bổ các nhiệm vụ cho các hoạt động chủ yếu bên trong tổ chức.(6) Định rõ các mục đích của tổ chức và chuyển dịch các mục đích này thành các mục tiêu theo các cách thức mà chi phí, thời gian và các số thực hiện có thể được đánh giá và quản lý5.1.3. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỨ MẠNG Một phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất nhằm phát triển một bản sứ mạng là: Chọn một vài bài viết về các bản sứ mạng và yêu cầu tất cả các nhà quản trị đọc nó và xem đấy là các thông tin cơ bản, Yêu cầu các nhà quản trị phải soạn một bản sứ mạng cho tổ chức. Các nhà quản trị cấp cao sẽ hợp nhất các bản sứ mạng này thành một văn bản duy nhất và phân phát bản sứ mạng được phác thảo này cho tất cả các nhà quản trị. 5.1.3. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỨ MẠNG (tt): Các nhà quản trị sửa chữa, bổ sung, và cần có một cuộc họp để xem lại văn bản. Khi mà tất cả các nhà quản trị tham dự và góp ý kiến vào văn bản sứ mạng chung, các tổ chức có thể dễ dàng hơn trong việc đạt được sự chấp nhận của các nhà quản trị đối với việc soạn thảo các chiến lược, việc thực hiện và các hoạt động đánh giá. Như thế tiến trình phát triển một sứ mạng (nhiệm vụ) đem đến một cơ hội lớn cơ hội cho các nhà chiến lược để đạt được sự hỗ trợ cần thiết từ tất cả các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Một số phương pháp khác Trong suốt tiến trình phát triển một bản sứ mạng, một số tổ chức dùng các nhóm thảo luận của các nhà quản trị nhằm phát triển và sửa đổi bản sứ mạng này. Một vài tổ chức thuê các cố vấn và người trợ giúp nhằm quản trị tiến trình và giúp đỡ về cách trình bày. Thuê chuyên gia từ bên ngoài xây dựng các bản sứ mạng cho doanh nghiệp. Chuyên gia có cái nhìn “khách quan” và có thể điều hành tiến trình này hiệu quả hơn là các nhà quản trị hoặc các nhóm từ bên trong.5.1.4. TÍNH CHẤT CỦA SỨ MẠNG (NHIỆM VỤ) KINH DOANH a. Bản tuyên bố thái độ: Thứ nhất, bản sứ mạng tốt cho phép tạo ra và xem xét đến một loạt các mục tiêu khả thi có thể được lựa chọn và các chiến lược mà nó không hạn chế tính sáng tạo trong hoạt động quản trị. Thứ hai, bản sứ mạng cần phải rộng nhằm điều hoà một cách hiệu quả sự khác biệt giữa các cổ đông khác nhau. b. Giải quyết những quan điểm bất đồng Vì sao một số nhà chiến lược không muốn phát triển bản sứ mạng (nhiệm vụ) kinh doanh của họ? Bất đồng giữa các nhà chiến lược bên trong tổ chức đối với các mục đích và nhiệm vụ cơ bản có thể tạo ra bất lợi nếu không giải quyết. Bản sứ mạng được xác định khi tổ chức đang gặp khó khăn hay đang thành công. Thông thường các nhà chiến lược xác định sứ mạng chỉ khi nào tổ chức của họ đang ở vào tình trạng khó khăn. Tất nhiên là vào lúc đó thì làm như vậy là điều cần thiết. Việc phát triển và truyền đạt sứ mạng trong thời kỳ khó khăn có thể có những kết quả tốt và nó có thể đảo ngược được tình trạng suy sụp. Tuy nhiên việc chờ đợi cho đến khi tổ chức lâm vào tình trạng khó khăn mới phát triển bản sứ mạng là một trò chơi mạo hiểm, là đặc trưng của nhà quản trị thiếu trách nhiệm. Theo Drucker, thời điểm quan trọng nhất để đưa ra câu hỏi “Việc kinh doanh của chúng ta là gì?” một cách nghiêm túc là khi công ty đang hoạt động thành công . c. Định hướng khách hàng Bản sứ mạng (nhiệm vụ) tốt phản ánh việc dự đoán khách hàng. Nội dung phát triển bản sứ mạng của tổ chức: Đừng cho tôi đồ vật Đừng cho tôi áo quần. Hãy cho tôi cái nhìn thu hút. Đừng cho tôi giày. Hãy cho tôi tiện nghi trên đôi chân của tôi và cảm giác khoan khoái khi đi bộ. Đừng cho tôi nhà ở. Hãy cho tôi sự an toàn, tiện nghi, nơi sạch sẽ và hạnh phúc. Nội dung phát triển bản sứ mạng của tổ chức (tt): Đừng cho tôi sách. Hãy cho tôi những giờ sảng khoái và những ích lợi của sự hiểu biết. Đừng cho tôi đĩa hát. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: