Danh mục

Bàn về mức độ sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử của Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 395.43 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thương mại điện tử phát triển là xu hướng tất yếu trên thế giới, có tiềm năng và đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Thương mại điện tử giúp nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nên việc ứng dụng thương mại điện tử không thể thiếu trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, chính sách phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam thực sự còn gặp nhiều khó khăn trở ngại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về mức độ sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử của Việt Nam Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 BÀN VỀ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM DISCUSSING THE READINESS OF E-COMMERCE APPLICATION IN VIET NAM TS. Hồ Thị Hoài Thu, Ths. Nguyễn Thị Quỳnh Nga Học viện Tài chính Email: Hohoaithu2014@gmail.com Tóm tắt Thương mại điện tử phát triển là xu hướng tất yếu trên thế giới, có tiềm năng và đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Thương mại điện tử giúp nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nên việc ứng dụng thương mại điện tử không thể thiếu trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, chính sách phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam thực sự còn gặp nhiều khó khăn trở ngại. Vậy mức độ sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử của chúng ta như thế nào, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại điện tử là những nhân tố nào, bài học kinh nghiệm của một số quốc gia có thương mại điện tử phát triển đối với Việt Nam ra sao. Bài viết sẽ làm rõ hơn các nội dung này. Từ khóa: phát triển thương mại điện tử, mức độ sẵn sàng, bài học kinh nghiệm, chiến lược phát triển, ứng dụng của thương mại điện tử. Abstract E-commerce development is an inevitable trend in the world, has potential and is developing strongly in Vietnam. E-commerce helps improving the competitiveness of enterprises, the application of e-commerce is indispensable in the development strategy of enterprises today. However, e-commerce development policies in Vietnam is really difficult, so how ready e-commerce application, the factors which affect the development of e- commerce, the experience lessons learned of some countries having developed e-commerce for Vietnam, the article will clarify these contents. Keywords: application of e-commerce, development policy, development strategy, e-commerce development, experience lessons, readiness assessment. 1. Đặt vấn đề Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội trên toàn cầu. Thế giới đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và internet tác động đến đời sống kinh tế xã hội toàn cầu. Hiện nay công nghệ thông tin và internet đã và đang thâm nhập sâu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như kinh tế, trong đó có kinh doanh thương mại. Công nghệ thông tin đã làm thay đổi các hình thức kinh doanh truyền thống, thay vào đó là các hình thức kinh doanh trực tuyến ngày càng mở rộng, vì thế thương mại điện tử là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, kinh tế số hóa của Việt Nam hiện mới chỉ tập trung vào khía cạnh liên lạc, giải trí và thông tin, trong khi các lĩnh vực ứng dụng công nghệ vào phát triển kinh tế thì còn nhiều thách thức, trong đó có thương mại điện tử (TMĐT). TMĐT đang ngày càng chiếm dần ưu thế trong cuộc cạnh tranh về hình thức kinh doanh - đặc biệt đối với các doanh nghiệp dịch vụ của các nước trên thế giới nói chung, của Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam có thể ứng dụng TMĐT mạnh mẽ hơn trong điều kiện hạn chế về công nghệ, về cơ sở hạ tầng, về nguồn nhân lực, trình độ kinh doanh,….luôn là một câu hỏi được đặt lên hàng đầu. TMĐT có nhiều tiềm năng và đang phát triển bùng nổ, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn thách thức, bởi khái niệm này đã tương đối quen thuộc, nhưng để hiểu bản chất, lợi ích, ưu nhược điểm và khả năng ứng dụng của TMĐT trong phát triển kinh doanh là một vấn đề còn cần nghiên cứu và bàn bạc. Để trả lời được câu hỏi này, trước mắt cần phải xác định được các yếu 175 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 tố góp phần gia tăng độ sẵn sàng về TMĐT của một quốc gia. Qua đó sử dụng chúng để đưa ra một bộ khung các chỉ số sẵn sàng về TMĐT và chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng về TMĐT đó. Từ yêu cầu cấp thiết trên, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu các mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT theo một số quan điểm trên thế giới và đưa vào ứng dụng cho Việt Nam. Vì chỉ khi các yếu tố sẵn sàng cho TMĐT đã hội tụ, thì khi đó TMĐT mới phát huy hết hiệu quả của mình trong chiến lược phát triển kinh tế, được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Từ sự cấp thiết cũng như tầm quan trọng của TMĐT, nhóm tác giả thực hiện bài nghiên cứu “Bàn về mức độ sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử của Việt Nam”. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Khan và Mahapatra (2009), nhận xét rằng công nghệ đóng vai trò quan trọng cho các đơn vị kinh doanh, nhất là công nghệ thông tin. Lợi ích công nghệ thông tin đem lại cho hoạt động kinh doanh hiện nay là thương mại điện tử. Những tác động của thương mại điện tử đã xuất hiện trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Các doanh nghiệp đang ngày càng sử dụng nhiều Internet cho các hoạt động thương mại. Với sự phổ biến của Internet và lượng lớn người sử dụng của nó có thể truy cập toàn cầu đã làm mở rộng thị trường giữa người mua và người bán. Zeinab Mohamed El Gawady (2005), đã nghiên cứu về tác động của TMĐT ở các nước phát triển và các nước đang phát triển có nói thương mại điện tử có thể có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế trong tương lai. Hoạt động thương mại thông qua Internet sẽ thay đổi bộ mặt doanh nghiệp. Một số nước đã tận dụng được lợi ích này để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ảnh hưởng của thương mại điện tử với các nước đang phát triển có thể mạnh mẽ hơn các nước phát triển. Tan ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: