Danh mục

Biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, trường Tiểu học Hua La, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.08 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tìm hiểu thực trạng năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Hua La, từ đó chỉ ra những biện pháp phù hợp, khoa học, linh hoạt, sáng tạo để nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, trường Tiểu học Hua La, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 86-90 ISSN: 2354-0753 BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO HỌC SINH LỚP 4, TRƯỜNG TIỂU HỌC HUA LA, THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA Trường Tiểu học Hua La, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La Tếnh Thị Trú Email: tenhtrudhtb@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 09/3/2020 Literacy reading is an important activity in teaching Vietnamese at primary Accepted: 15/4/2020 school. However, in reality, students ability to read and understand text, Published: 30/4/2020 especially ethnic minority students’ ability, is limited due to subjective and objective reasons. The paper explores the current reading comprehension Keywords ability of students in grade 4 at Hua La Primary School, thereby showing improve, competence, appropriate, scientific, flexible and creative solutions to improve students’ reading comprehension, reading comprehension. Practicing reading comprehension ability for grade 4. students at Hua La Primary School in particular and primary schools in mountainous, deep-lying and remote areas must be a task to be performed regularly, in a synchronized manner towards strengthening students’ capacity.1. Mở đầu Đọc hiểu văn bản là một hoạt động quan trọng, hình thành sự tri nhận, sử dụng và phản hồi lại trước một văn bảnviết nhằm đạt được mục đích phát triển tri thức và tiềm năng cũng như hiệu quả của việc tham gia hoạt động học tập,công tác của một con người trong xã hội (Hoàng Bách Việt, 2020). Hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu (NLĐH) văn bản cho học sinh (HS) là một nhiệm vụ quan trọng vàcấp thiết trong dạy tiếng Việt ở tiểu học. Tuy nhiên, ở Trường Tiểu học Hua La, TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, việc thựchiện nhiệm vụ này còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết tìm hiểu thực trạngNLĐH văn bản của HS lớp 4 Trường Tiểu học Hua La, từ đó chỉ ra những biện pháp phù hợp, khoa học, linh hoạt,sáng tạo để nâng cao NLĐH văn bản cho HS.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Một vài nét về năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh tiểu học2.1.1. Đọc hiểu và năng lực đọc hiểu văn bản Đọc “là biến hình thức chữ viết của văn bản thành hình thức âm thành để người nghe hiểu được những điều màtác giả nói qua chữ viết” (Lê A, 2011, tr 103), là hoạt động diễn ra nhằm giúp con người tiếp cận với các loại vănbản. Hiểu là nhu cầu của con người diễn ra đồng thời với hoạt động đọc, nhằm tư duy, nhận thức nội dung, ý nghĩacủa văn bản, từ đó khám phá cuộc sống và thế giới được tái hiện trong văn bản; nắm vững tri thức nhân loại đã tíchlũy qua thời gian để phát triển cá nhân và xã hội. Đọc và hiểu là hai hoạt động gắn bó chặt chẽ, đồng thời nhằm giúpcon người tiếp nhận tri thức của đời sống. Đọc hiểu bao gồm quá trình phân tích, tiếp nhận lời nói và hiểu lời nói trong văn bản - là quá trình nhận biết chấtliệu lời nói được thể hiện thành từ, câu, văn bản, đồng thời là quá trình tìm hiểu ý nghĩa của lời nói, nhận thức xemý nghĩa đó được thể hiện bằng cách nào, có vai trò gì đối với cá nhân và xã hội (Phạm Thị Thu Hiền, 2015); là sự kếthợp chặt chẽ giữa năng lực đọc và năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng - sai về logic của văn bản,giúp người đọc nắm bắt được nội dung, ý nghĩa, giá trị của văn bản, từ đó tác động và hình thành ở con người tháiđộ, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc đối với những hiện thực được nói đến trong văn bản; khơi gợi ở con người nhữngquyết định hành động trong thực tế sau khi đọc. NLĐH là “khả năng nhận biết, thấu hiểu, giải thích, sáng tạo, trao đổi, tính toán và sử dụng tài liệu viết hoặc inkết hợp với những bối cảnh khác nhau; nó đòi hỏi sự học hỏi liên tục, cho phép một cá nhân đạt được mục đích củamình, phát triển kiến thức, tiềm năng và tham gia đầy đủ trong một xã hội rộng lớn” (Pardo, tr 272-280).2.1.2. Đọc hiểu trong môn Tiếng Việt ở tiểu học và năng lực đọc hiểu của học sinh tiểu học Đọc hiểu văn bản là hoạt động trọng tâm trong quá trình học môn Tiếng Việt của HS tiểu học, được diễn ra chủyếu trong phân môn Tập đọc. Qua giờ Tập đọc, HS được tiếp cận với văn bản (gồm nhiều thể loại: văn bản văn học, 86 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 86-90 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: