Danh mục

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 353.47 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện và thực chất hơn về vấn đề, các giải pháp và góc nhìn thực tế hơn. Từ đó góp phần giúp sinh viên có những lựa chọn đúng với chuyên ngành phù hợp, cũng như trong việc thu hút và đào tạo sinh viên của nhà trường trong thời gian sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thúy Quanh*, Nguyễn Như Quỳnh, Đinh Ngọc Thúy Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mộng Thu TÓM TẮT Xã hội phát triển, chất lượng giáo dục ngày càng được chú trọng và nâng cao. Các ngành nghề mới thuận theo sự phát triển liên tục ra đời, tạo nên sự đa dạng hóa nghề nghiệp tương lai cho giới trẻ hiện tại. Tuy nhiên, do không hiểu rõ chính mình, không được giáo dục hướng nghiệp có lộ trình, các thế hệ học sinh hiện nay lại đang đối diện với việc chọn nghề làm sao cho đúng. Để học sinh đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp, chắc chắn có nhiều nhân tố tác động đến, trong đó có các yếu tố từ bản thân, từ gia đình, từ giáo dục… Bài báo khoa học “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM” nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện và thực chất hơn về vấn đề, các giải pháp và góc nhìn thực tế hơn. Từ đó góp phần giúp sinh viên có những lựa chọn đúng với chuyên ngành phù hợp, cũng như trong việc thu hút và đạo tạo sinh viên của nhà trường trong thời gian sắp tới. Từ khóa: Chuyên ngành, định hướng, lựa chọn, quyết định, sinh viên. 1. THỰC TRẠNG Xã hội ngày càng phát triển, chất lượng giáo dục ngày càng được cải tiến, số lượng lao động được đào tạo chuyên sâu ngày càng tăng. Theo thống kê của Bộ LĐTBXH Việt Nam, hàng năm có khoảng 175.000 sinh viên Cao đẳng, Đại Học đã tốt nghiệp. Trong số đó có khoảng 60% sinh viên ra trường làm trái ngành. Theo các chuyên gia, sai lầm trong lựa chọn ngành học của sinh viên khi học đại học có thể gây ra những hệ lụy sau khi tốt nghiệp ra trường như: Thất nghiệp, không phát triển được bản thân, lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc… Một thực tế cho thấy, nền giáo dục của nước nhà đang gặp rất nhiều khó khăn bất cập về vấn đề “Làm thế nào để các bạn học sinh, sinh viên trong quá trình định hướng nghề nghiệp có những chọn lựa đúng đắn?”. Đa số sinh viên chưa có sự hiểu biết rõ ràng về ngành mình sắp học, nhiều bạn chọn theo cảm tính, theo những ngành “hot” hay theo ý kiến của bạn bè, người thân nhưng chưa thực sự cân nhắc kỹ rằng đã phù hợp với bản thân mình hay chưa. Đồng thời, có những bạn sinh viên không được theo học ngành mình mong muốn. Sau một thời gian học tập họ cảm thấy rằng mình thực sự không hứng thú hay phù hợp với ngành mình đang theo học. Những sai lầm mà sinh viên hay mắc phải trong vấn đề chọn ngành, chuyên ngành và nghề ảnh hưởng đến tương lai các bạn và đất nước. Vậy nên vấn đề đặt ra ở đây là làm sao nắm được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành của học sinh, sinh viên? Từ đó có các biện pháp tư vấn cho phù hợp 833 để việc chọn ngành của học sinh, sinh viên phù hợp với nhu cầu của bản thân người học và nhu cầu lao động của xã hội. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu và tham khảo các mô hình nghiên cứu liên quan. Từ đó kế thừa những giá trị nghiên cứu trước đó và đề xuất ra những yếu tố giải pháp mới, có tính thực tế cao. Các mô hình và bài báo khoa học có liên quan có thể kể đến các bài báo khoa học như: Bài báo “Những yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề của sinh viên chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng Học viện Chính sách Phát triển” (2022); bài báo “Phân tích thực trạng và định hướng chọn trường, chọn ngành của học sinh dưới góc nhìn của sinh viên” (2021); bài báo “Bao nhiêu sinh viên ra trường làm trái ngành?” (2022); bài báo “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường Đại học của học sinh phổ thông Trung học” (2009). Từ những nghiên cứu trên, nhóm tác giả đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành và cho ra mô hình giải pháp phù hợp. 3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN CHUYÊN NGÀNH 3.1 Yếu tố gia đình, xã hội Gia đình luôn có ảnh hưởng đến mọi quyết định của mỗi chúng ta. Họ nhận thấy bản thân là thế hệ đi trước, đã học tập, lao động và có những trải nghiệm quý báu trong cuộc sống. Vì thế họ cho rằng mình có nhiều kinh nghiệm thực tế cũng như những sự hiểu biết nhất định về thế giới, con người và nghề nghiệp trong xã hội hơn con cái. Hơn nữa, trong điều kiện xã hội hiện nay, có nhiều trường hợp mà việc làm sau khi ra trường của sinh viên còn phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ xã hội và khả năng tài chính của gia đình. Vì thế, có rất nhiều người có niềm tin lớn đối với cha mẹ. Cùng với đó là lời khuyên từ thầy cô, bạn bè những người đã từng học ngành này tư vấn cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên. 3.2 Yếu tố bản thân cá nhân Yếu tố về năng lực và sở thích của bản thân là hai yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định của mỗi người. Sở thích là yếu tố trước hết, nguyện vọng được học tập những ngành nghề mà bản thân yêu thích. Tiếp theo là sự tự nhận thức về khả năng cũng như là tính cách của cá nhân người học. Theo ý kiến chủ quan của tôi, họ là người hiểu rõ nhất năng lực của mình đến đâu, cũng như tính cách sẽ hợp với chuyên ngành nào phù hợp. Cũng như Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009) – Đại học Bách Khoa Tp.HCM với báo cáo “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường Đại học của học sinh phổ thông trung học” đăng trên tạp chí “Khoa học công nghệ” cho rằng ngoài cha mẹ, anh chị, bạn bè và các cá nhân tại trường học cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của học sinh. 3.3 Cơ hội làm việc trong tương lai Sinh viên thường bị thu hút bởi yếu tố cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Họ rất quan tâm đến cơ hội có được việc làm và thường bị ảnh hưởng bởi chính những gì sinh viên tốt nghiệp đang làm. Do đó, c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: