Danh mục

Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa - Tháng năm khủng khiếp

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 146.98 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tháng năm khủng khiếpMột ngày trong tháng năm, bất chợt có hai chiếc ô-tô tải lớn xộc vào sân nhà tôi, một lũ tạo phản côn gậy trong tay xông thẳng vào nhà, chúng vây bắt Phác Phương và Đặng Nam, lấy vải đen bịt mắt, vừa kéo vừa đẩy tôi ra khỏi nhà, kéo lên ô-tô. Bọn tạo phản hùng hùng hổ hổ gào to những khẩu hiệu “Đả đảo Đặng Tiểu Bình” và “Đả đảo lũ chó con phản cách mạng”, rồi cho xe phành phạch chạy. Khi ấy nhà còn lại bà tôi, tôi và Phi Phi,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa - Tháng năm khủng khiếp Tháng năm khủng khiếpMột ngày trong tháng năm, bất chợt có hai chiếc ô-tô tải lớn xộc vào sân nhà tôi,một lũ tạo phản côn gậy trong tay xông thẳng vào nhà, chúng vây bắt PhácPhương và Đặng Nam, lấy vải đen bịt mắt, vừa kéo vừa đẩy tôi ra khỏi nhà, kéolên ô-tô. Bọn tạo phản hùng hùng hổ hổ gào to những khẩu hiệu “Đả đảo ĐặngTiểu Bình” và “Đả đảo lũ chó con phản cách mạng”, rồi cho xe phành phạch chạy.Khi ấy nhà còn lại bà tôi, tôi và Phi Phi, chỉ còn biết tròn mắt há miệng chẳng biếtnói gì, trân trân đứng nhìn cái xe lao đi trong đám bụi mù mịt.Kể từ khi Cách mạng văn hoá bắt đầu tới lúc đó, chúng tôi đã từng phải chịu nhiềulần khám nhà, đấu tố, nhưng lần này phải chứng kiến cảnh anh chị mình bị độtngột bắt đi một cách khủng khiếp như thế, thực đã làm tất cả chúng tôi sởn lóc gáy.Nỗi kinh hoàng khôn xiết từ trong lòng dâng lên đã nén chặt những tiếng gào khóccủa chúng tôi lại trong cổ họng. Từ đó, trong nhà chỉ còn lại ba bà cháu già trẻ,hơn thế nữa, lại hoàn toàn không biết được anh tôi, chị tôi đang lưu lạc nơi đâu,thậm chí còn không được biết đến cả sự sống chết của anh chị thế nào, khiếnchúng tôi càng thêm đau đớn bằng hoàng, cả một màn bi thương, lo sợ trùm phủlên cuộc sống của chúng tôi.Sau khi Phác Phương và Đặng Nam bị bắt trở lại nhà trường, trước hết là bị giamở một tầng lầu ký túc xá vốn là một bản doanh chiến đấu của bọn tạo phản, sauchuyển sang giam ở khu nhà tầng khoa vật lý. Họ bị giam ở gian nhà hai phòng,phòng trong phòng ngoài, mỗi người một phòng có người canh gác, cấm hẳn việctrò chuyện, nói năng. Bọn tạo phản thường xuyên lôi tôi thẩm vấn riêng rẽ từngngười. Khi bị đi thấm vấn, bao giờ cũng bị bịt mắt bằng vải den, rồi có người đưađến phòng thầm vấn. Chúng vừa gào thét chửi bới vừa xét hỏi, thỉnh thoảng lại bịbất chợt đánh bằng gậy, hoàn toàn không biết trước mà đề phòng. Nội dung cáccuộc thẩm vấn vẫn chỉ nhằm vào một “vấn đề” vạch tội Đặng Tiểu Bình. Khi đó,chính là lúc Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình được thành lập, gấp rút tìm kiếm“chứng cứ tội trạng” để thêu dệt ra bản báo cáo tổng hợp “tội trạng” Đặng TiểuBình. Lâm Bưu, Giang Thanh và bè lũ cũng đang tìm kiến đột phá khẩu, chúngcho rằng, lũ con cái Đặng Tiểu Bình, đặc biệt là mấy đứa lớn, thế nào cũng biết,nên đã chỉ thị cho tay chân nanh vuốt là Nhiếp Nguyên Tử, tên trùm sò nổi tiếng,lên phất cờ tiên phong của phái tạo phản trường đại học Bắc Kinh, bắt con cái củaĐặng Tiểu Bình đề từ đó mà tìm cho ra “chứng cứ”. Nhiếp Nguyên Tử căn cứ vàoý đồ của chủ, bí mật lập kế hoạch, đầu tiên là cho người đến “trinh sát” chỗ ở củachúng tôi tại Phương Hồ Trai, xác định được chúng tôi đang có mặt tại đó, rồi saimấy chiếc ô-tô cùng đoàn Hồng vệ binh đến bát gọn, lôi Phác Phương và ĐặngNam về trường học, tiến hành thẩm vấn bức cung.Kể từ khi Cách mạng văn hoá bắt đầu tới nay, trong thời gian gần hai năm, bất kểlà phong trào hung dữ như thế nào, bất kể là hoàn cảnh hiểm nguy ra sao, nhữngđứa trẻ nhà họ Đặng Tiểu Bình chúng tôi, ngoài việc phải phê phán cha mình týchút để đối phó ra, chưa hề có lúc nào chúng tôi lại có ý phân giới tuyến và tố giáccha mẹ mình. Bởi chúng tôi tin tưởng rằng, cha mẹ chúng tôi hoàn toàn vô tội.Chúng tôi yêu cha mẹ chúng tôi, và nguyện cùng chia hoạn nạn với cha mẹ mình.Trong nhà chúng tôi, tình thương yêu ruột thịt giữa cha mẹ và các con khó có thểdùng ngôn ngữ mà nói cho hết được.Sau khi Cách mạng văn hoá kết thúc, cha tôi đã nói với mẹ tôi rằng: Những biểuhiện của con cái mình trong Cách mạng văn hoá đều rất tốt, chúng đã phải chịuđựng bao nhiêu khổ nhục vì mình. Ta phải bù đắp cho chúng nhiều hơn nữa.Chính vì tình thương yêu ruột thịt đầy ắp trong cõi nhân gian này khiến cho giađình chúng tôi dù bị hãm vào hoàn cánh cấp bách, nguy khốn nhưng vẫn có đượcđiểm tựa tinh thần cuối cùng.Trong trường đại học Bắc Kinh, được sự chỉ đạo của các ông kễnh Cách mạng vănhoá, bọn tạo phản đã sử dụng bằng hết mọi thủ đoạn độc ác đê tiện đè ép buộc,khủng bố, đánh đập và ngược đãi Phác Phương cùng Đặng Nam. Về sau này.Đặng Nam nói với chúng tôi: “Khi ấy chị sợ hết hồn, nhưng sợ cũng chẳng ích gì.cho nên chỉ còn cách là đấu lại. Chị nói: “Cha tôi chẳng bao giờ nói chuyện côngtác ở nhà, mà có nói, tôi cũng chẳng làm sao mà biết được. Tóm lại, cứ nghiếnchặt rằng vào, chẳng nói gì hết”. Còn Phác Phương lại nói với bọn tạo phản rằng:“Mọi chuyện trong nhà, chỉ có một mình tôi biết, còn các em trai em gái lôi chẳngbiết một tý gì cả. Nếu cần hỏi, cứ hỏi tôi đây này”.Trong giam cầm, Phác Phương và Đặng Nam luôn nghĩ đến các trai em gái mìnhđang ở bên ngoài. Một hôm, nhân lúc bọn tạo phản sơ suất Phác Phương lén giúicho Đặng Nam một mẩu giấy, thống nhất lời khai báo. Đặng Nam xem xong nghĩngay tới việc phải thông báo điều đó với toàn thể anh chị em trong nhà. Nhưngchúng canh giữ chặt chẽ thế, biết xoay xở ra sao?. Rồi trong cái khó ló cái khôn,chị nói với ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: