Danh mục

Định hướng đào tạo nghề lễ tân

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 356.97 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Định hướng đào tạo nghề lễ tân" bàn về việc định hướng cho công tác đào tạo ngành du lịch là công việc của các cấp lãnh đạo ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của đội ngũ các nhà khoa học và của các cơ sở đào tạo cùng các doanh nghiệp, từ đó đề xuất một số hướng đi, giải pháp cho phù hợp theo quan điểm và kinh nghiệm đào tạo của cá nhân. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng đào tạo nghề lễ tân ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO NGHỀ LỄ TÂN TS. Nguyễn Đức Thắng - Viện Du lịch, Đại học Kinh Bắc ThS. Mai Hiên - Đại học Thủ đô Hà Nội ĐẶT VẤN ĐỀ: Sự phát triển của du lịch Việt Nam đã và đang góp phần thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đấtnước, con người Việt Nam. Với 18 triệu lượt khách quốc tế đến nước ta năm 2019,lần đầu tiên Việt Nam trở thành thị trường đón khách quốc tế inbound lớn thứ 4Đông Nam Á, vượt qua thị trường rất lớn khác là Indonesia. Dù rất khó khăn trongnăm Covid 2020, nhưng đó là khó khăn chung khi mà nhiều nước khác quanh tacòn khó khăn hơn rất nhiều. Giai đoạn “tạm nghỉ” này là cơ hội tốt cho ta xốc lại,nhìn lại mình và củng cố năng lực, chất lượng đào tạo nghiệp vụ khách sạn, trongđó có nghiệp vụ lễ tân khách sạn, lễ tân văn phòng, lễ tân ngoại giao, lễ tân sự kiện. Trong đó, nguồn nhân lực du lịch, khách sạn chất lượng cao là mục tiêuhướng tới của du lịch Việt Nam. Vấn đề là hiện nay nguồn nhân lực lễ tân kháchsạn, văn phòng mới đang chỉ dừng lại ở khía cạnh đào tạo cơ bản, còn để đạt chấtlượng cao thì không chỉ là việc của cơ sở đào tạo, mà còn là việc của định hướng,phối hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cùng nhiều yếu tố khác. Để đánh giáđúng và đưa ra được định hướng đào tạo nghề lễ tân khách sạn, văn phòng thì cầnđánh giá bối cảnh, thực trạng hiện tại và dự báo tương lai gần. Bối cảnh thứ nhất: Kinh tế thế giới đang suy thoái trầm trọng dẫn tới ngànhkinh tế du lịch cũng chịu tác động khủng khiếp. Doanh thu từ du lịch Việt Namgiảm sút sau giai đoạn Covid vừa qua và trong năm 2020, chắc chắn sẽ chỉ đạtđược tối đa 15-20% mục tiêu đề ra. Trong bối cảnh ấy, nhiều quốc gia trên thếgiới và trong khu vực còn chịu ảnh hưởng nặng nề hơn chúng ta. Rất có thể, theodự báo của WB và IMF thì kết thúc năm 2020, GDP Việt Nam sẽ tăng xấp xỉ 2%,trong khi có tới gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới sẽ tăng trưởngâm. Trong đó có các nước có ngành kinh tế dịch vụ du lịch hàng đầu Đông NamÁ như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines đang chịu ảnhhưởng bởi dịch bệnh dẫn đến suy thoái kinh tế rất nặng nề (xem bảng dưới đây,nguồn: Vnexpress.net). Do đó, với dư âm tốp 4 quốc gia có lượng khách quốc tế inbound lớn nhấtĐông Nam Á năm 2019, với tiềm năng từ một quốc gia có tốc độ tăng trưởng dulịch nhanh thứ 7 thế giới năm 2019, tổng thu từ du lịch đạt tới 720.000 tỷ đồng và Hội thảo “Đánh giá chất lượng lao động nghề du lịch của Việt Nam” Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội 140đóng góp vào tỷ trọng GDP cả nước khá cao thì ngành du lịch Việt Nam cũng nêncó nhưng bước chuẩn bị, kịch bản sẵn sàng cho giai đoạn hậu Covid, với cả du lịchnội địa và du lịch quốc tế. Đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến cơ sở vật chấtkỹ thuật du lịch, sản phẩm du lịch, liên kết vùng, liên kết ngành và quan trọng nhấtlà nguồn nhân lực du lịch. Đây là giai đoạn rất tốt để ngành du lịch và các cơ sởđào tạo du lịch cùng nhìn lại và xác định chính xác xu hướng đào tạo nhân sự, đàotạo sinh viên ngành du lịch nói chung và nghề lễ tân nói riêng. Bối cảnh thứ 2: Vấn đề cạnh tranh khốc liệt giữa các điểm đến quanh ViệtNam cũng cho thấy các quốc gia đã rất ưu tiên phát triển du lịch. Thái Lan năm2019 đón tới xấp xỉ 40 triệu lượt khách quốc tế và một trong những thành côngcủa Thái Lan chính là nguồn nhân lực du lịch của họ được đánh giá khá cao. Cạnhtranh nguồn nhân lực du lịch nói chung và nguồn nhân lực lễ tân khách sạn, vănphòng nói riêng cũng vẫn đang diễn ra. Về cơ bản, chúng ta đã có rất nhiều nỗ lựcđể phát triển đội ngũ, nâng cao chất lượng đào tạo, nhưng ngay trong khu vực,nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao của chúng ta chiếm tỷ lệ quá thấp, còn quánhiều khó khăn, bất cập trong công tác đào tạo và đào tạo lại khi ra trường. Bối cảnh thứ 3: Quyền lực trong thế giới thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0giờ đây không còn nằm ở các tập đoàn đa quốc gia, các định chế tài chính, cácnhà chính trị của các cường quốc mà nằm ở công nghệ và những thiên tài dẫn dắtcông nghệ. Thật khó để hình dung chỉ cách đây 10 năm, khi bạn bước chân vàocác điểm du lịch, các di tích, các bảo tàng trên thế giới hay tại Việt Nam, bạn sẽđược chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật theo công nghệ thực tế ảo, công nghệ3D-4D Scanning hay công nghệ điện thoại thông minh I.Museum quét mã QR.Có một số câu hỏi được đặt ra lúc này: Liệu công nghệ có thay thế được những lễtân khách sạn, lễ tân văn phòng trong tương lai?. Liệu trong vài năm tới, các lễtân khách sạn, văn phòng sẽ thất nghiệp khi công nghệ rô bốt tự động và trí tuệnhân tạo sẽ thay thế vị trí của các lễ tân khi khách đến làm thủ tục Check-in?. Vớimột thế giới mà công nghệ phát triển chóng mặt như hiện nay thì câu trả lời làhoàn toàn có thể, nhưng có một điều chắc chắn, du khách khi bước chân vào mộtkhách sạn 5 sao, 1 tòa nhà văn phòng sang trọng, sẽ không hề muốn chứng kiếnnhững em rô bốt xinh đẹp nhưng vô hồn đứng chào đón mình, mà vẫn luôn muốnđược giao tiếp với các bạn trẻ lễ tân đúng nghĩa, vừa xinh đẹp, duyên dáng bên tàáo dài, lại vừa thông minh, dí dỏm với nụ cười thường trực trên môi. Rõ ràng, trong tương lai gần, có những lĩnh vực dịch vụ có thể sử dụngcông nghệ thay thế con người, nhưng trong dịch vụ du lịch khách sạn, văn phòngthì sẽ khó có thể thay thế. Dù cho quyền lực của công nghệ số có lớn đến đâu đichăng nữa thì chính nguồn nhân lực chất lượng cao mới là yếu tố cơ bản nhất của Hội thảo “Đánh giá chất lượng lao động nghề du lịch của Việt Nam” Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: