Giải pháp hạn chế nợ xấu trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 349.46 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Giải pháp hạn chế nợ xấu trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội" trên cơ sở hệ thống hóa phần lý luận chung và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về nợ xấu, đánh giá thực trạng nợ xấu và đưa ra các biện pháp quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội và NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng, chủ động nới rộng tín dụng cho các tổ chức tín dụng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp hạn chế nợ xấu trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI Khổng Trần Thảo Quyên, Nguyễn Thiên Tân*, Huỳnh Thị Thắm, Sầm Thị Ly, Huỳnh Hồ Bảo Trân Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Thái Thị Nho TÓM TẮT Việc xử lý nợ xấu luôn là vấn đề gây nhiều khó khăn cho chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội nói riêng và các NHTM nói chung, bởi nó mất nhiều thời gian và công sức. Thực tế, nợ xấu thường đi chậm hơn một bước và có độ trễ rất dài. Do đó, các phân tích và đánh giá cũng bày tỏ quan ngại về rủi ro nợ xấu của ngành ngân hàng trong và sau đại dịch Covid-19. Bài viết trên cơ sở hệ thống hóa phần lý luận chung và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về nợ xấu, đánh giá thực trạng nợ xấu và đưa ra các biện pháp quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội và NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng, chủ động nới rộng tín dụng cho các tổ chức tín dụng. Đây được đánh giá là bước đi phù hợp trong giai đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng bởi dịch bệnh đồng thời giảm áp lực nợ xấu cho chi nhánh từ đó nâng cao doanh thu, giảm chi phí nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh đồng thời phục hồi và tăng trưởng nền kinh tế đất nước. Từ khóa: Nợ xấu, Hoạt động cho vay, NH TMCP Quân đội (MBbank). 1. TỔNG QUAN Hoạt động tín dụng hiện nay đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các NHTM Việt Nam và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng luôn hàm chứa nhiều rủi ro đặc biệt là các khoản nợ xấu của người đi vay. Nợ xấu có ý nghĩa quyết định đến hoạt động kinh doanh của một ngân hàng, một hệ thống ngân hàng thương mại thậm chí đối với cả nền kinh tế của đất nước. Ngày nay do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng gay gắt dẫn đến chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, thông tin sai lệch của khách hàng, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay dẫn đến nợ xấu của NH tăng nhanh trong những năm gần đây. Do đó, việc hạn chế nợ xấu có nguy cơ phát sinh và xử lý nợ xấu đã phát sinh là một yêu cầu cấp thiết, có vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý của Ngân hàng. Nhận thức được điều này, Ngân hàng TMCP Quân đội luôn coi kiểm soát và xử lý nợ xấu là một trong những việc cần được giải quyết hàng đầu nhằm nghiêm túc đưa ra những giải pháp hạn chế, xử lý nợ xấu, góp phần tăng cường một cách toàn diện hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng, giúp tạo ra điểm tựa vững chắc trong quá trình thực hiện đổi mới, hiện đại hóa. Vì vậy, là sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng tại trường Đại học Công nghệ Tp.HCM, sau khi học tập và nghiên cứu chương trình tại trường, chúng tôi chọn “Giải pháp hạn chế nợ xấu trong hoạt động cho vay ở Ngân hàng TMCP Quân đội làm đề tài nghiên cứu. 113 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Khái niệm nợ xấu Nợ xấu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Cụ thể, một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận, hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ. Khoản 1 Điều 10, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm các khoản nợ của các TCTD theo thứ tự từ nhóm 1 đến nhóm 5 và từ nhóm 3 trở lên được xác định là nhóm “dưới tiêu chuẩn” tương đương với việc thể hiện tính chất “khó đòi”. Cụ thể, theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của TCTD thì nợ xấu được định nghĩa như sau: Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nợ xấu được xác định theo 2 phương pháp: phương pháp định lượng dựa vào tính chất quá hạn của khoản nợ và phương pháp định tính căn cứ theo khả năng trả nợ đáng lo ngại. 2.2 Phân loại nợ xấu Khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm như sau: Phương pháp định lượng Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Khoản nợ mà khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng 01 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, 03 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được TCTD đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại; Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Nợ quá hạn dưới 90 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại; Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại. Phương pháp định tính Nợ cũng được phân thành 5 nhóm tương ứng như phương pháp định lượng, nhưng không nhất thiết căn cứ vào số ngày quá hạn chưa thanh toán nợ mà căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro và tổ chức tín dụng được ngân hàng nhà nước chấp nhận. Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp hạn chế nợ xấu trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI Khổng Trần Thảo Quyên, Nguyễn Thiên Tân*, Huỳnh Thị Thắm, Sầm Thị Ly, Huỳnh Hồ Bảo Trân Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Thái Thị Nho TÓM TẮT Việc xử lý nợ xấu luôn là vấn đề gây nhiều khó khăn cho chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội nói riêng và các NHTM nói chung, bởi nó mất nhiều thời gian và công sức. Thực tế, nợ xấu thường đi chậm hơn một bước và có độ trễ rất dài. Do đó, các phân tích và đánh giá cũng bày tỏ quan ngại về rủi ro nợ xấu của ngành ngân hàng trong và sau đại dịch Covid-19. Bài viết trên cơ sở hệ thống hóa phần lý luận chung và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về nợ xấu, đánh giá thực trạng nợ xấu và đưa ra các biện pháp quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội và NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng, chủ động nới rộng tín dụng cho các tổ chức tín dụng. Đây được đánh giá là bước đi phù hợp trong giai đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng bởi dịch bệnh đồng thời giảm áp lực nợ xấu cho chi nhánh từ đó nâng cao doanh thu, giảm chi phí nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh đồng thời phục hồi và tăng trưởng nền kinh tế đất nước. Từ khóa: Nợ xấu, Hoạt động cho vay, NH TMCP Quân đội (MBbank). 1. TỔNG QUAN Hoạt động tín dụng hiện nay đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các NHTM Việt Nam và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng luôn hàm chứa nhiều rủi ro đặc biệt là các khoản nợ xấu của người đi vay. Nợ xấu có ý nghĩa quyết định đến hoạt động kinh doanh của một ngân hàng, một hệ thống ngân hàng thương mại thậm chí đối với cả nền kinh tế của đất nước. Ngày nay do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng gay gắt dẫn đến chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, thông tin sai lệch của khách hàng, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay dẫn đến nợ xấu của NH tăng nhanh trong những năm gần đây. Do đó, việc hạn chế nợ xấu có nguy cơ phát sinh và xử lý nợ xấu đã phát sinh là một yêu cầu cấp thiết, có vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý của Ngân hàng. Nhận thức được điều này, Ngân hàng TMCP Quân đội luôn coi kiểm soát và xử lý nợ xấu là một trong những việc cần được giải quyết hàng đầu nhằm nghiêm túc đưa ra những giải pháp hạn chế, xử lý nợ xấu, góp phần tăng cường một cách toàn diện hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng, giúp tạo ra điểm tựa vững chắc trong quá trình thực hiện đổi mới, hiện đại hóa. Vì vậy, là sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng tại trường Đại học Công nghệ Tp.HCM, sau khi học tập và nghiên cứu chương trình tại trường, chúng tôi chọn “Giải pháp hạn chế nợ xấu trong hoạt động cho vay ở Ngân hàng TMCP Quân đội làm đề tài nghiên cứu. 113 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Khái niệm nợ xấu Nợ xấu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Cụ thể, một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận, hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ. Khoản 1 Điều 10, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm các khoản nợ của các TCTD theo thứ tự từ nhóm 1 đến nhóm 5 và từ nhóm 3 trở lên được xác định là nhóm “dưới tiêu chuẩn” tương đương với việc thể hiện tính chất “khó đòi”. Cụ thể, theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của TCTD thì nợ xấu được định nghĩa như sau: Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nợ xấu được xác định theo 2 phương pháp: phương pháp định lượng dựa vào tính chất quá hạn của khoản nợ và phương pháp định tính căn cứ theo khả năng trả nợ đáng lo ngại. 2.2 Phân loại nợ xấu Khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm như sau: Phương pháp định lượng Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Khoản nợ mà khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng 01 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, 03 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được TCTD đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại; Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Nợ quá hạn dưới 90 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại; Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại. Phương pháp định tính Nợ cũng được phân thành 5 nhóm tương ứng như phương pháp định lượng, nhưng không nhất thiết căn cứ vào số ngày quá hạn chưa thanh toán nợ mà căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro và tổ chức tín dụng được ngân hàng nhà nước chấp nhận. Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội nghị khoa học sinh viên Hạn chế nợ xấu Hoạt động cho vay Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Xử lý nợ xấu Rủi ro nợ xấu Quản lý nợ xấu Hoạt động tín dụngGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 818 0 0
-
6 trang 643 0 0
-
2 trang 503 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 490 9 0 -
6 trang 463 7 0
-
Nghiên cứu, đề xuất qui trình sản xuất nước rửa chén thân thiện môi trường từ vỏ cam phế thải
7 trang 461 1 0 -
Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về Nhà hàng Buffet Topokki Dookki chi nhánh D2
5 trang 405 10 0 -
7 trang 352 2 0
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trên TikTok Shop của sinh viên trường Hutech
6 trang 313 1 0 -
Thái độ của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng LGBT
5 trang 291 2 0