Giai thoại anh hùng áo vải Nguyễn Huệ Thanh TùngTHỜI NIÊN THIẾU Tại một làng quê có tên phú lạc (thuộc xã Bình An, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ngày nay), có một gia đình họ Nguyễn có ba người con trai tên: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ sinh năm 1752 - tuy là em út, nhưng vóc dáng cao lớn, luôn sẵn lòng giúp gia đình, các anh làm được nhiều việc. Nguyễn Huệ đã sớm tỏ ra là một con người thông minh, mưu trí, nhân từ... Tuổi thơ, Huệ giúp gia đình thả...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giai thoại anh hùng áo vải Nguyễn Huệ Thanh TùngGiai thoại anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Thanh TùngTHỜI NIÊN THIẾU Tại một làng quê có tên phú lạc (thuộc xã Bình An, huyện Tây Sơn, tỉnhBình Định ngày nay), có một gia đình họ Nguyễn có ba người con trai tên:Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ sinh năm 1752 - tuy làem út, nhưng vóc dáng cao lớn, luôn sẵn lòng giúp gia đình, các anh làm đượcnhiều việc. Nguyễn Huệ đã sớm tỏ ra là một con người thông minh, mưu trí,nhân từ... Tuổi thơ, Huệ giúp gia đình thả bò đi ăn ở mạn Nam sông Côn; thườnghay bày trò đánh giặc giả với đám chăn bò trong các làng lân cận. Phe củaHuệ luôn giành phần thắng, nên lũ trẻ rất thích... theo phe Huệ! Theo truyền thuyết dân làng kể lại, một lần nọ, có một người lạ mặt tìmđến đám chăn bò, có ý thuê một đứa giúp ông một việc: Lặn xuống đáy một hồnước cạnh chân núi, bỏ một chiếc hộp vào miệng một khe đá là miệng của mộtcon rồng. Ông sẽ thưởng cho mười lạng bạc! Nguyễn Huệ sớm biết mưu đồ,thâm ý của ông, nên tuy không có đứa nào dám nhận lời - Huệ cương quyếtlãnh nhận. Nguyễn Huệ lặng sâu xuống đáy vực, theo lời dặn dò, Huệ tìm thấymiệng hang của một con rồng. Ông không bỏ chiếc hộp vào, mà tìm một khe đákhác nhét hộp vào. Nguyễn Huệ trồi lên mặt nước, lên bờ - người đàn ông vuimừng trao cho Nguyễn Huệ mười lạng bạc! Người đàn ông lạ một ấy là mộtthầy địa lý nổi tiếng, ông muốn tìm long huyệt, để chôn hài cốt của cha mình,sau này ông và con cháu sẽ có mạng Đế Vương, quan to, hay giàu có. Ông đãkhông ngờ được một cậu bé chăn bò đã hiểu thâm ý, đánh lừa ông dễ như chơi. Người anh cả của Nguyễn Huệ ngoài việc đồng áng, trồng trọt, còn cónghề đi buôn. Ông chèo thuyền lên mạn ngược, tìm mua trầu lá của các làngngười dân tộc Bana, Rađê; rồi xuống thuyền về An Thái (xã Nhơn Phúc) để bán.Nguyễn Huệ cũng được anh nhờ theo hộ tống ghe thuyền, vì dọc đường có thểbị cướp. Ba anh em theo học chữ với thầy Nguyễn Văn Hiến - thường gọi là thầygiáo Hiến - ở An Thái. Thầy giáo Hiến là người rất giỏi văn chương, lại rất đạođức; được dân chúng ca ngợi. Chính ông đã đặt vào tâm hồn Nguyễn Huệ lòngyêu quý văn thơ; đặt nền móng cho những ước mơ xây dựng nền văn học chữNôm sau này của Nguyễn Huệ. Người thầy dạy võ đầu tiên cho ba anh em Nguyễn Nhạc, là ông ĐinhVăn Nhưng - tục gọi ông Chãng. Cả ba anh em phải khăn gói, mang gạo thócxuống tận Phương Danh (xã Đập Đá - huyện An Nhơn) để tầm sư học võ. ÔngChãng có tướng người to con, thô kệch, rất giỏi võ nghệ, tính tình cương trực,nóng nảy. Ông cũng là một trong số rất ít gia đình có công khai hoang, lập ấp,xây dựng làng ấp; mở rộng bờ cõi cho An Nhơn... Trong ba người học trò này, ông thường ngợi khen Nguyễn Huệ là ngườirất mưu trí, không những thông thuộc các thế hệ võ ông đã dạy, mà còn cónhiều sáng kiến, biến hoá riêng. Ông cũng thường để Nguyễn Huệ ra thử đấuvới ông, để thử tài cao thấp. Lần nào Nguyễn Huệ cũng được ông nể phục.CHIÊU MỘ BINH SĨ VÀ KHỞI NGHĨA Theo sách Liệt Truyện ghi lại, Nguyễn Huệ có sức khoẻ tuyệt trần, lại cómưu trí quyền biến, mưu lược như thần. Nguyễn Huệ còn có giọng nói vangnhư chuông, cái nhìn sắc như chớp. Ba anh em Nguyễn Huệ ngày đêm chiêu mộ binh sĩ, quy tụ từng đoàn,cho luyện tập võ nghệ, thuần phục. Nguyễn Huệ còn đích thân đi cầu ngườihiền tài, thông hiểu binh pháp, về giúp sức cùng nghĩa binh. Vì vậy, có nhiềutướng giỏi, trung thành, trở về cùng ba anh em ông mưu tính việc khởi nghĩa...Trong đoàn quân tinh nhuệ của ông, có cả nhóm người dân tộc Bana, Radhê...cũng quyết lòng theo ông, chống lại loạn thần Trương Phúc Loan đang cùngbọn quan lại thối nát, nhiễu hại dân lành, vơ vét của cải... Nước Nam lúc bấy giờ đã bị phân chia làm hai miền, lấy Sông Gianh làmgiới tuyến: Họ Nguyễn hùng cứ phương Nam - gọi là Đàng trong (hay Nam Hà).Họ Trịnh tự xưng chúa phương Bắc - Đang ngoài (Bắc Hà). Trên tuy còn cóVua Lê, nhưng quyền hành thuộc cả vào tay hai chúa Trịnh - Nguyễn. Trongnước đã có Vua, lại có chúa, nên Vua chẳng phải là Vua, tôi không phải là tôi:Nước Nam đang ở vào thời nhiễu loạn, phân hoá trầm trọng. Về sau, Đàng Trong có đại thần Trương Phúc Loan chuyên quyền, làmbậy Đàng Ngoài, có kiêu binh chúa Trịnh làm loạn, giết hại các quan đại thầntrung tín với nhà lê. Vua phải hạ mình, nhún nhường chịu phục; còn đình thầnphải khoanh tay im lặng: Nước Nam đang ở vào thời đại loạn. Trước tình cảnh ấy, ba anh em Nguyễn Huệ quyết định khởi binh, phátxuất từ ấp Phú Lạc (Tây Sơn) vào năm 1771 - tiến đánh các huyện An Khê, AnNhơn, Tuy Viễn... Đoàn quân tấn công ở đâu, đều được dân chúng ủng hộ, giúpđỡ, xin gia nhập vào nghĩa binh ngày một đông. Đến năm 1773 - đội quân hùngmạnh của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã chiếm được thành QuiNhơn - làm căn cứ địa vững chắc cho cuộc khởi nghĩa...NGUYỄN HUỆ ĐÁNH NAM - DẸP BẮC Sau một thời gian cũng cố thế lực, chuẩn bị quân lương - đội ...