Danh mục

Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn: Phần 2

Số trang: 86      Loại file: pdf      Dung lượng: 787.57 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 "Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn" gồm nội dung chương 2 và chương 3. Chương 2 - Quản trị doanh nghiệp trình bày các vấn đề: Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, Phân đoạn thị trường, thị trường mục tiêu, phân đoạn sản phẩm. Chương 3 trình bày các kỹ năng tư vấn. Mời bạn đọc tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn: Phần 2Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn--------------------------------------------------------------------- PHẦN 2: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 1. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.Các yếu tố hợp thành môi trường kinh doanh 1.1.1. Môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô là môi trường của toàn nền kinh tế quốc dân, có ảnh hưởng đếncác doanh nghiệp và ngành kinh doanh. Môi trường vĩ mô là môi trường đa yếu tố. Mỗiyếu tố của môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp thương mại một cách độc lập hoặc trong mối liên kết với các yếu tố khác. Để cónhận thức sâu hơn về môi trường vĩ mô, người ta chia ra thành năm nhóm yếu tố sau:yếu tố chính trị, yếu tố khoa học và công nghệ, yếu tố văn hóa – xã hội, yếu tố cơ sở hạtầng và điều kiện tự nhiên, ngoài ra, trong điều kiện mở cửa, hội nhập, quốc gia có thamgia liên kết khu vực và quốc tế còn phải xem xét yếu tố môi trường quốc tế nữa. a) Yếu tố chính trị và pháp luật Trong kinh doanh hiện đại, các yếu tố chính trị và pháp luật ngày càng có ảnhhưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trường có sựđiều tiết của Nhà nước hiện nay là nền kinh tế phổ biến trên thế giới. Sự khác nhau vềđiều tiết của Nhà nước chỉ ở mức độ. Trong thực tế, không có nền kinh tế thị trường tựdo với nghĩa là không có sự can thiệp của Nhà nước. Để đảm bảo sự vận hành của nềnkinh tế nhiều thành phần, hoạt động cạnh tranh, quốc gia nào cũng có hệ thống pháp luậtvà các chế độ chính sách của Chính phủ để điều tiết thị trường. Để thành công trongkinh doanh, các doanh nghiệp thương mại cần phải nghiên cứu, phân tích, dự báo vềchính trị và pháp luật, cùng với xu hướng vận động của nó bao gồm: + Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao, chính sách ngoại thương. + Hệ thống pháp luật, chính sách, sự hoàn thiện, minh bạch và hiệu lực thi hành chúng. + Các luật về thuế, về bảo vệ môi trường sinh thái, ô nhiễm. + Các chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại của Nhà nước, của các địa phương. + Sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của Chính phủ vào đời sống kinh tế xã hội. + Các quy định của Chính phủ về cạnh tranh, chống độc quyền, về việc cho khách hàng vay tiêu dùng, về việc cho thuê mướn và khuyến mại… + Các quy định về bảo vệ quyền lợi của các công ty, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ công chúng… Trên thực tế, các yếu tố chính trị và pháp luật ổn định, rõ ràng, minh bạch có thểtạo ra thuận lợi cho kinh doanh. Sự thay đổi và biến động đều có thể tạo ra những cơ hộihoặc nguy cơ cho doanh nghiệp, đặc biệt là những thay đổi liên tục, nhanh chóng, khôngthể dự báo trước. Ví dụ: thay đổi biểu thuế xuất nhập khẩu có thể tạo cơ hội cho ngànhkinh doanh này, tạo nguy cơ thua lỗ cho ngành kinh doanh khác. b)Yếu tố kinh tế 80Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn--------------------------------------------------------------------- Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp thương mại. Các yếu tố kinh tế bao gồm một phạm vi rất rộng từ cácyếu tố tác động đến sức mua của khách hàng, đến nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và cácyếu tố có liên quan đến sử dụng nguồn lực của kinh doanh. Các yếu tố kinh tế có thể vàphải được tính đến là: Tốc độ tăng trưởng của GDP; lãi suất tiền vay, tiền gửi ngânhàng; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá hối đoái; mức độ thất nghiệp; cán cân thanh toán; chính sáchtài chính; tín dụng, kiểm soát về giá cả, tiền lương tối thiểu; các giai đoạn trong chu kỳkinh doanh, cơ cấu kinh tế, tiềm năng phát triển và gia tăng đầu tư; thu nhập bình quâncủa dân cư… Các yếu tố kinh tế là “ máy đo nhiệt độ của nền kinh tế”. Nó quy định cácphương thức và cách thức các doanh nghiệp thương mại sử dụng các nguồn lực củamình. Sự thay đổi các yếu tố nói trên (tăng lên hoặc giảm đi) và tốc độ thay đổi (cao haythấp) cũng như chu kỳ thay đổi (nhanh hay chậm) đều tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối vớihoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với mức độ khác nhau. Tuy nhiên, với môi trường đa yếu tố như môi trường kinh tế, thì không phải mọi yếutố kinh tế biến động đều có ảnh hưởng đến từng doanh nghiệp thương mại cụ thể. Vìvậy, từng doanh nghiệp thương mại trong hoạt động kinh doanh của mình phải nghiêncứu, lựa chọn, xác định yếu tố kinh tế nào là có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động kinhdoanh va kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: đối với doanh nghiệpthương mại kinh doanh thịt gà, dịch cúm gà là nhân tố ảnh hưởng chính khiến thịt gàkhông được người tiêu dùng chấp nhận; người kinh doanh thịt lợn; thịt bò lại được lợi vìgiá cả thịt lợn; thịt bò tăng khá nhanh và bất ngờ khi các điều kiện khác không thay đổi.Các doanh nghiệp thương mại hoạt dộng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: