Danh mục

Giáo trình: Quản trị học - Chương 1

Số trang: 194      Loại file: doc      Dung lượng: 4.60 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thuật ngữ quản trị được giải thích bằng nhiều cách khác nhau và có thể nói là chưa có một định nghĩa nào được tất cả mọi người chấp nhận hoàn toàn. Mary Parker Follett cho rằng “quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình: Quản trị học - Chương 1Chương 1: Tổng quan về quản trịCHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ HỌC Hoàn thành chương này người học có thể: 1. Hiểu được khái niệm quản trị và sự cần thiết của quản trị trong các tổ chức. 2. Nắm bắt được bốn chức năng cơ bản của quản trị. 3. Mô tả các vai trò của nhà quản trị. 4. Xác định được các cấp quản trị trong một tổ chức và nhiệm vụ chủ yếu của mỗi cấp quản trị. 5. Hiểu được tại sao phải học quản trị và học như thế nào để trở thành nhà quản trị giỏi.I. Quản Trị và Tổ Chức 1.1. Định nghĩa quản trị Thuật ngữ quản trị được giải thích bằng nhiều cách khác nhau và có thể nói làchưa có một định nghĩa nào được tất cả mọi người chấp nhận hoàn toàn. Mary ParkerFollett cho rằng “quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác”.Định nghĩa này nói lên rằng những nhà quản trị đạt được các mục tiêu của tổ chứcbằng cách sắp xếp, giao việc cho những người khác thực hiện chứ không phải hoànthành công việc bằng chính mình. Koontz và O’Donnell định nghĩa: “Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào củacon người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi cấp độvà trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trườngmà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành cácnhiệm vụ và các mục tiêu đã định.” Một định nghĩa giải thích tương đối rõ nét về quản trị được James Stoner vàStephen Robbins trình bày như sau: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnhđạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cảcác nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”. Từ tiến trình trongđịnh nghĩa này nói lên rằng các công việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soátphải được thực hiện theo một trình tự nhất định. Khái niệm trên cũng chỉ ra rằng tất cảnhững nhà quản trị phải thực hiện các hoạt động quản trị nhằm đạt được mục tiêumong đợi. Những hoạt động này hay còn được gọi là các chức năng quản trị bao gồm: 1Chương 1: Tổng quan về quản trị(1) Hoạch định: Nghĩa là nhà quản trị cần phải xác định trước những mục tiêu và quyếtđịnh những cách tốt nhất để đạt được mục tiêu; (2) Tổ chức: Đây là công việc liênquan đến sự phân bổ và sắp xếp nguồn lực con người và những nguồn lực khác của tổchức. Mức độ hiệu quả của tổ chức phụ thuộc vào sự phối hợp các nguồn lực để đạtđược mục tiêu; (3) Lãnh đạo: Thuật ngữ này mô tả sự tác động của nhà quản trị đối vớicác thuộc cấp cũng như sự giao việc cho những người khác làm. Bằng việc thiết lậpmôi trường làm việc tốt, nhà quản trị có thể giúp các thuộc cấp làm việc hiệu quả hơn;Và (4) Kiểm soát: Nghĩa là nhà quản trị cố gắng để đảm bảo rằng tổ chức đang đi đúngmục tiêu đã đề ra. Nếu những hoạt động trong thực tiễn đang có sự lệch lạc thì nhữngnhà quản trị sẽ đưa ra những điều chỉnh cần thiết. Định nghĩa của Stoner và Robbins cũng chỉ ra rằng nhà quản trị sử dụng tất cảnhững nguồn lực của tổ chức bao gồm nguồn lực tài chính, vật chất và thông tin cũngnhư nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu. Trong những nguồn lực trên, nguồn lực conngười là quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất để quản lý. Yếu tố con người có thểnói là có ảnh hưởng quyết định đối với việc đạt được mục tiêu của tổ chức hay không.Tuy nhiên, những nguồn lực khác cũng không kém phần quan trọng. Ví dụ như mộtnhà quản trị muốn tăng doanh số bán thì không chỉ cần có chính sách thúc đẩy, khíchlệ thích hợp đối với nhân viên bán hàng mà còn phải tăng chi tiêu cho các chươngtrình quảng cáo, khuyến mãi. Một định nghĩa khác nêu lên rằng “Quản trị là sự tác động có hướng đích củachủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được những kết quả cao nhất với mụctiêu đã định trước”. Khái niệm này chỉ ra rằng một hệ thống quản trị bao gồm haiphân hệ: (1) Chủ thể quản trị hay phân hệ quản trị và (2) Đối tượng quản trị hay phânhệ bị quản trị. Giữa hai phân hệ này bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau bằng cácdòng thông tin (Hình 1.1). Chủ Thể Quản Trị Đối Tượng Quản Trị Hình 1.1. Hệ Thống Quản Trị 2Chương 1: Tổng quan về quản trị Thông tin thuận hay còn gọi là thông tin chỉ huy là thông tin từ chủ thể quản trịtruyền xuống đối tượng quản trị. Thông tin phản hồi là thông tin được truyền từ đốitượng quản trị trở lên chủ thể quản trị. Một khi chủ thể quản trị truyền đạt thông tin đimà không nhận được thông tin ngược thì nó sẽ mất khả năng quản trị. Nghiên cứu từthực tiễn quản trị chỉ ra rằng việc truyền đạt thông tin trong nội bộ tổ chức thường bịlệch lạc hoặc mất mát khi thông tin đi qua nhiều cấp quản trị trung gian hay còn gọi làcác ‘bộ lọc’ thông tin. Kết quả là hiệu lực quản trị sẽ kém đi. Để kết thúc phần giới thiệu về khái niệm quản trị có lẻ cần thiết phải có câu trảlời cho một câu hỏi thường được nêu ra là có sự khác biệt nào giữa quản lý và quản trịkhông (?). Một số người và trong một số trường hợp này thì dùng từ quản trị ví dụ nhưquản trị doanh nghiệp hay công ty, ngành đào tạo quản trị kinh doanh; Và nhữngngười khác đối với trường hợp khác thì sử dụng từ quản lý chẳng hạn như quản lý nhànước, quản lý các nghiệp đoàn. Tuy hai thuật ngữ này được dùng trong những hoàncảnh khác nhau để nói lên những nội dung khác nhau, nhưng về bản chất của quản trịvà quản lý là không có sự khác biệt. Điều này hoàn toàn tương tự trong việc sử dụngthuật ngữ tiếng Anh khi nói về quản t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: