Giáo trình Thực tập môn nấm học - PGS.TS. Cao Ngọc Điệp
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thực tập môn nấm học - PGS.TS. Cao Ngọc ĐiệpThực tập môn nấm học Biên tập bởi: PGS.TS. Cao Ngọc ĐiệpThực tập môn nấm học Biên tập bởi: PGS.TS. Cao Ngọc Điệp Các tác giả: unknown Phiên bản trực tuyến: http://voer.edu.vn/c/b5d9932bMỤC LỤC1. Bài 1: Giống [chi] Pythium và giống [chi] Phytophthora2. Bài 2: Giống [chi] Rhizopus và giống [chi] Mucor3. Bài 3: Nấm men [Yeast]4. Bài 4: Giống [chi] Aspergillus và giống [chi] Penicillium5. Bài 5: Giống [chi] Ustilago (Than) và giống [chi] Volvariella (nấm rơm)6. Bài 6: Nấm bất toàn (ngành phụ Deuteromycotina = lớp Deuteromycetes)7. Bài 7: Phân lập và cấy chuyển nấm8. Tài liệu tham khảo về thực tập môn Nấm họcTham gia đóng góp 1/33Bài 1: Giống [chi] Pythium và giống [chi]PhytophthoraMục đích yêu cầuGiới thiệu nhóm nấm thủy sinh đặc trưng và phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Longnói riêng và cả nước nói chungĐặc tính chung • Giống Pythium là một giống lớn nhất của họ Phythiaceae, tiêu biểu cho 92 loài. Giống này thường sống trong môi trường có nước (thủy sinh) trong đó có một số ký sinh trên cây trồng và gây bệnh chết yểu trên cây con khi cây con bị úng thủy nhiều ngày (hình 1). Tác hại của nấm Pythium trên rễ cây và làm cho cây héo và chếtNấm Pythium có khuẩn ty phát triển, phân nhánh và có bào tử động (zoospore) với 2chiên mao giúp bào tử di chuyển dể dàng trong nước; các bào tử nằm trong một túi cócuống (vesicle)(hình 2).Cây con của dưa leo, bầu bí, thuốc lá, một số cây rau ăn lá và một số cây hoà bản chếthéo do rễ của chúng bị nấm Pythium tấn công, đặc biệt khi đất quá ẩm hay ngập nướckéo dài; ngoài ra, rễ cây đu đủ và rễ gừng cũng bị nấm này tấn công và làm chết kể cảkhi cây lớn. 2/33 Các dạng bào tử động của nấm Pythium (zoospores: bào tử động) Tác hại của nấm Phytophthora trên lá cây và củ khoai tây• Giống Phytophthora đại diện với 70 loài đã mô tả, đa số là những loài ký sinh hay hoại sinh. Khuẩn ty có hình ống, dạng đứng, phân nhánh, không vách ngăn ngang, chúng phát triển trên mặt lá cây (hình 3), xuyên vào tế bào chủ (hình 4). Túi bào tử (zoosporangium) chứa các động bào tử bên trong với 2 chiên mao (hình 5) 3/33 Tác hại của nấm Phytophthora trên lá cây tạo thành những đốm vòng tròn đồng tâm (Infected parts = phần bị nhiễm, flower = hoa, leaf = lá)Khác với nấm Pythium, nấm Phytophthora gây ra bệnh cháy lá, đặc biệt chúng gây bệnhrất trầm trọng trên lá cũng như trên củ khoai tây. Nấm Phytophthora còn làm cháy lánhững cây thuộc họ Solanaceae và cây Colocasia autiquorum thuộc họ Raraceae.Sự phát triển của nấm Phytophthora từ lá cây với khuẩn ty ống và các núm, cọng mang túi bào tử và túi bào tử (haustorium = rễ mút, papilla = núm, nhú , plug = nút đệm, stoma = khẩu, 4/33somatic hyphae = khuẩn ty dinh dưỡng, mycelium = khuẩn ty, host cell wall = vách tế bào chủ, sporangiophore = cọng mang túi bào tử)Phần thực hành1. Sinh viên lấy các mẫu nấm Pythium từ rễ cây bị bệnh và từ trong môi trường đặckhoai tây-glucoz bằng kim mủi giáo, đặt vào trong một giọt nước vô trùng trên kínhmang vật và kính đậy vật: quan sát khuẩn ty, bào tử động, túi bào tử và các dạng sinhsản hữu tính và vẽ hình chi tiết để thấy rỏ sự khác biệt của tùng bộ phận.2. Sinh viên lấy mẫu nấm Phytophthora với 3 loài khác nhau từ lá cây bị nhiễm bệnh vàtừ môi trường đặc khoai tây-glucoz bằng kim mủi giáo, đặt vào trong một giọt nước vôtrùng trên kính mang vật và kính đậy vật: quan sát khuẩn ty, túi bào tử, bào tử động vàcác dạng sinh sản hữu tính và vẽ hình chi tiết các bộ phận và so sánh với nấm Pythium. 5/33Bài 2: Giống [chi] Rhizopus và giống [chi]MucorMục đích yêu cầuGiới thiệu hai giống nấm tiếp hợp phổ biến trong tự nhiên, chúng gây hư hại thực phẩmcũng như chúng tham gia trong quá trình chế biến thực phẩm cho con người.Đặc tính chungBộ Mucorales bao gồm những loài nấm sống trên xác bã thực vật (bánh mì, thức ăn nấusẳn) hay xác bã động vật; ngoài ra chúng còn gây ra một số bệnh trên thực vật bậc caovà động vật. Điều đặc biệt nấm thuộc họ Mucoraceae sử dụng những loại đưòng đơnhay đường đa rất hữu hiệu vì thế chúng được gọi là NẤM ĐƯỜNG (sugar fungi).Sinh sản hữu tính của bộ này là sự PHỐI HỢP của hai giao tử đa nhân tạo thành BÀOTỬ TIẾP HỢP (zygospore).Màng tế bào của nấm này cấu tạo bởi hợp chất CHITIN - CHITOSAN • Giống Rhizopus có ít nhất 120 loài được mô tả trong đó loài Rhizopus stolonifer phổ biến trên bánh mì cũ (hình 1).Rhizopus có khuẩn ty trắng, phân nhánh, phát triển bao phủ bên ngoài cơ chất, tạo thànhmột lớp mốc trắng, chứa nhiều nhân (đa nhân), không có vách ngăn ngang.Đặc trưng của giống này là khuẩn ty chia làm 3 dạng (hình 2):- Khuẩn căn (rhizoid) cắm sâu vào cơ chất để hút lấy nguồn dinh dưỡng và cung cấp chonhững phần khác • Khuẩn ngang (stolon) nối liền hai sợi nấm với nhau • Cọng bào tử (sporangiophore) hình thành các túi bào tử (sporangium) và bào tử không chiên maoRhizopus có sinh sản hữu tính ở cả hai thể DỊ TẢN (heterothallic)(tiếp hợp từ 2 giao tửở hai khuẩn ty khác nhau) và ĐỒNG TẢN (homothallic)(tiếp hợp từ 2 giao tử từ mộtkhuẩn ty) • Mucor, tương tự như Rhizopus, chúng phát triển nhiều trên bánh mì cũ, khuẩn ty phát triển, phân nhánh nhưng không có khuẩn căn, khuẩn ngang mà chỉ có ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình nấm học Sinh thái học Công nghệ sinh học Đa dạng sinh học Thực vật học Thực tập môn nấm họcTài liệu cùng danh mục:
-
Nghiên cứu, đề xuất qui trình sản xuất nước rửa chén thân thiện môi trường từ vỏ cam phế thải
7 trang 460 1 0 -
147 trang 272 1 0
-
Giáo trình Sinh lý thực vật (Tập 1 - Phần lý thuyết): Phần 1
165 trang 243 0 0 -
23 trang 205 0 0
-
Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình rang trong quy trình sản xuất trà Cascara
5 trang 192 1 0 -
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 177 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm Vi sinh vật học - ĐH Y Dược Huế
108 trang 151 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Đánh giá cảm quan thực phẩm
7 trang 147 0 0 -
4 trang 144 0 0
-
Tiêu chí đánh giá sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực
8 trang 142 0 0
Tài liệu mới:
-
11 trang 0 0 0
-
54 trang 0 0 0
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 - Trường TH&THCS Đại Sơn, Đại Lộc
2 trang 0 0 0 -
7 trang 0 0 0
-
Đánh giá kết quả điều trị đục thể thủy tinh nhân cứng bằng phẫu thuật phaco
5 trang 0 0 0 -
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị glôcôm thứ phát do đục thể thủy tinh căng phồng
5 trang 0 0 0 -
8 trang 0 0 0
-
6 trang 0 0 0
-
Biện pháp tăng cường hoạt động vận động trước ảnh hưởng của lối sống hiện đại
4 trang 1 0 0 -
221 trang 0 0 0