Danh mục

Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong bối cảnh mới

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 384.63 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này phân tích, đánh giá những lợi ích do thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp, cũng như đánh giá thực trạng ứng dụng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua, từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong bối cảnh mới 319 HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH MỚI ThS. Nguyễn Phạm Anh , TS. Ngô Tuấn Anh Đại học Kinh tế Quốc dân TÓM TẮT Thương mại điện tử là một phương thức hiện đại, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ thời gian qua. Do đó đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp Việt Nam là tất yếu và cần có những bước chuẩn bị phù hợp. Bài viết này phân tích, đánh giá những lợi ích do thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp, cũng như đánh giá thực trạng ứng dụng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua, từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp thời gian tới. Từ khóa: Thương mại điện tử, TMĐT, E-Commerce 1. GIỚI THIỆU Cùng với sự hội nhập kinh tế sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu, và phát triển thương mại điện tử là tất yếu giúp Việt Nam tận dụng được các cơ hội do công nghệ thông tin và truyển thông mang lại, cũng như cần có giải pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực của hình thức thương mại điện tử phải đối mặt. Nhận thức được tầm quan trọng của thương mại điện tử, Đảng, chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước đã ban hành hàng loạt chương trình, kế hoạch và những văn bản qui phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của thương mại điện tử, và trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 – 2020 của chính phủ đã đề ra mục tiêu phát triển nhanh thương mại điện tử xuyên biên giới, phục vụ thiết thực hoạt động xuất nhập khẩu; giao dịch thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) chiếm 30% kim ngạch xuất nhập khẩu vào năm 2020. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tận dụng được những lợi ích do thương mại điện tử mang lại trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, dịch bệnh Covid 19 đang hoành hành trên thế giới chưa đến hồi kết càng cho thấy tầm quan trọng của phương thức này đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để ứng dụng được thương mại điện tử thành công thì chính phủ và các doanh nghiệp cần hiểu rõ những điều kiện cần đáp ứng cũng như những thách thức sẽ gặp phải để có những điều chỉnh phù hợp. 320 2. NHỮNG YÊU CẦU ĐỂ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và truyền thông Điều kiện đầu tiên để ứng dụng thương mại điện tử là phải có một nền công nghệ thông tin và truyền thông đủ mạnh, đủ năng lực để tính toán, xử lý và truyền thông tin, dữ liệu. Các yếu tố trên phải có chi phí hợp lý đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Với mục tiêu khuyến khích sự tăng trưởng của Internet và công nghệ thông tin của đất nước, Chính phủ Việt Nam hiểu rằng đẩy mạnh sự phát triển của công nghệ thông tin - viễn thông và thương mại điện tử sẽ nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam ở Châu Á và đang từng bước thực hiện chiến lược này. Hạ tầng cơ sở nhân lực Nguồn nhân lực cho thương mại điện tử được hiểu là tất cả các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại điện tử. Để phát triển ứng dụng thương mại điện tử đòi hỏi nhân lực không chỉ cần có đủ số lượng và chất lượng về cán bộ chuyên môn, mà quan trọng hơn phải có được đa số người tiêu dùng biết các kiến thức làm việc trên mạng, sử dụng thành thạo các kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông, biết ngoại ngữ, hiểu biết pháp luật về thương mại điện tử …Xét đến cùng thương mại điện tử có phát triển được hay không tất cả đều bắt nguồn từ con người, chủ thể của thương mại điện tử. Đòi hỏi này của thương mại điện tử sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản hệ thống giáo dục và đào tạo của một quốc gia. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trên thế giới trong một vài năm trở lại đây, thực tế ngày càng thiếu các nhà quản trị hệ thống được đào tạo bài bản, phần lớn các công ty không có khả năng quản lý một cách hiệu quả hệ thống sử dụng những công nghệ tính toán hiện đại, ở đây vấn đề nhân lực lại đặt lên hàng đầu. Một điều nổi trội nữa trong tổng quan về thương mại điện tử thế giới là “nước lớn” không phải lúc nào cũng có thương mại điện tử phát triển hơn. Theo bảng tổng sắp của tổ chức kinh tế EIU (Economist Intelligence Unit- Tổ chức chuyên đánh giá mức độ phát triển của các quốc gia, xuất bản Tạp chí nhà kinh tế ở Anh) về mức độ sẵn sàng sử dụng thương mại điện tử của mỗi quốc gia. Chẳng hạn Nhật, Đức, Pháp đứng sau nhiều “nước nhỏ” như Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ. Ngay cả những nước có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông cao, thậm chí là thị trường viễn thông có sức cạnh tranh lớn nhất trên thế giới như Singapore, Hồng Kông (thuộc danh sách ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: