Danh mục

Hoạt tính kháng oxy hoá của một số loài thực vật thuộc loại hoa môi (Lamiaceae)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 838.61 KB      Lượt xem: 51      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở Việt Nam, thực vật thuộc họ Lamiaceae có trên 40 chi và khoảng 145 loài. Một số loài thực vật thuộc họ Lamiaceae thường thấy: bạc hà, húng quế, oải hương, tần dày lá, kinh giới… Trong bài nghiên cứu này, các mẫu cây được sấy khô, xay nhuyễn, thêm nước sau đó lọc dịch chiết bổ sung 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH) và được đo ở bước sóng 517 nm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt tính kháng oxy hoá của một số loài thực vật thuộc loại hoa môi (Lamiaceae) HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HOÁ CỦA MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT THUỘC LOẠI HOA MÔI (Lamiaceae) Huỳnh Anh Tuấn1, Nguyễn Đoàn Hoài Phong1 1. Viện Phát triển Ứng dụng, Trường Đại học Thủ Dầu Một; Liên hệ email: tuanha@tdmu.edu.vnTÓM TẮT Ở Việt Nam, thực vật thuộc họ Lamiaceae có trên 40 chi và khoảng 145 loài. Một số loàithực vật thuộc họ Lamiaceae thường thấy: bạc hà, húng quế, oải hương, tần dày lá, kinh giới… Trong bài nghiên cứu này, các mẫu cây được sấy khô, xay nhuyễn, thêm nước sau đó lọcdịch chiết bổ sung 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH) và được đo ở bước sóng 517 nm. Kếtquả cho thấy, các cây có khả năng kháng oxy hóa tốt với giá trị IC50 lần lượt là: húng quế (IC50= 459,48 mg/mL) cao hơn 8,8 lần Vitamin C (IC50 = 51,564 mg/mL), bạc hà (IC50 = 631,4mg/mL) cao hơn 12,2 lần, tần lá dày (IC50 = 494,1 mg/mL) cao hơn 9,5 lần, oải hương (IC50 =676,8 mg/mL) cao hơn 13,1 lần và cuối cùng là kinh giới (IC50 = 421,7 mg/mL) cao hơn 8,1lần so với IC50 của Vitamin C. Từ khóa: DPPH, gốc tự do, kháng oxy hoá, lamiaceae1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, thực phẩm không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu ăn uống hằng ngày mà cònphải có khả năng chữa bệnh, làm đẹp hoặc một số chức năng khác… Đặc biệt là các hợp chấtchiết xuất từ tự nhiên do nó có những ưu điểm nhất định đáp ứng được yêu cầu của con người.Hiện nay, các bệnh như ung thư, tim mạch, đau khớp, sự lão hóa sớm, đục thủy tinh thể… xuấthiện ngày càng nhiều. Vì vậy, nhu cầu sử dụng các hợp chất có hoạt tính sinh học từ tự nhiênnhư các loại vitamin C, vitamin E, lycopene, betacyanin, betacarotene… ngày càng cao. Nguồn gốc hình thành các gốc tự do (OH-, -O -, NO-,…) như tia UV, bức xạ ion hóa, ônhiễm không khí, hút thuốc, trao đổi chất, sự cháy, căng thẳng Đầu tiên, các gốc tự do tấn côngmàng tế bào. Chúng làm oxy hóa màng tế bào, gây khó khăn cho quá trình bài tiết chất độc vàhấp thụ chất dinh dưỡng. Sau khi oxy hoá màng tế bào, các gốc tự do tiếp tục tấn công ty thể, làmgián đoạn quá trình cung cấp năng lượng cho tế bào. Cuối cùng, các gốc tự do làm suy yếu tế bàovề kích thước thông qua quá trình oxy hóa. Gốc tự do là kẻ thù đặc biệt nguy hiểm đối với sứckhỏe con người. Chúng là nguồn gốc của sự lão hóa và là thủ phạm của hơn 100 căn bệnh ảnhhưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. Căn bệnh gốc tự do có thể xảy ra ở hầu hết mọibộ phận của cơ thể, chẳng hạn như não, mắt, da, hệ thống miễn dịch, tim, mạch máu, phổi, thận,nhiều cơ quan và khớp. Gốc tự do cũng là nguyên nhân chính gây ung thư vì chúng lấy đi điệntử, làm tổn thương màng tế bào, phản ứng mạnh với các phân tử protein, DNA, acid béo khiếnhoạt động của tế bào bị rối loạn, gây tổn thương, rối loạn và chết tế bào. Khả năng của chất chốngoxy hóa giải phóng ra những eclectron, các eclectron này cho sẽ các gốc tự do làm vô hiệu hóakhả năng oxy hóa của chúng và ngăn chặn chúng tấn công các tế bào khỏe mạnh. Ở Việt Nam, thực vật thuộc họ Lamiaceae có trên 40 chi và khoảng 145 loài. Nó đượcchia làm 9 - 10 phân họ. Đa số các chi ôn đới thuộc phân họ Stachyoideae và các chi nhiệt đớithuộc phân họ Ocimoideae. Nói chung nó được coi là một họ tiến hóa cao của hai lá mầm. 301 Trong những năm gần đây, các bài báo về các cây Lamiaceae có chứa một lượng lớn tinhdầu, có khả năng kháng các gốc tự do rất tốt. Theo nguyên cứu của Adam Matkowski và Cộngsự (2006) về “hoạt tính kháng oxy hóa và thu dọn gốc tự do của một số cây thuộc họ Laminece”đã chỉ ra rằng các loại cây thuộc họ Lamiaceae đều cho thấy khả năng kháng oxy hóa mạnhkhác nhau đối với từng loài nhưng chưa có một sự sánh rõ ràng giữa các loài họ hoa môi(Lamiaceae). Trong xét nghiệm của ông thì peroxid hóa lipid, Grevillea speciosa và Marrubiumvulgare ức chế tối đa 78%, trong khi Lamiaceae arcadia gần bằng 70% và đối vớiGrevillea speciosa đạt 65% (Adam Matkowski, 2006). Những loại cây họ Lamiaceae này có chứa các hợp chất phenolic, đặc biệt là flavonoid.Theo Cuppett và cộng sự (1997) rằng flavonoid sở hữu một loạt các hoạt động kháng oxy hóa.Những đặc tính kháng oxy hóa được dựa trên cấu trúc phenolic. Các hợp chất phenolic là cókhả năng tái tạo a-tocopherol nội sinh và trong lớp kép phospholipid của các hạt lipopro teinkhiến trở lại dạng kháng oxy hóa (JMC Gutteridge, 1989).2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu Các loại cây bao gồm: bạc hà, oải hương, húng quế, tần lá dày, kinh giới được trồng tạixã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. 1 2 3 4 5 Hình 1: Các mẫu đã sấy khô. (1) kinh giới; (2) húng quế; (3) oải hương; (4) tần lá dày; (5) bạc hà. 2.2. Thiết bị: Máy khuấy từ gia nhiệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: