Kết quả điều tra các loài lan (orchidaceae juss.) đặc hữu, quý hiếm và có giá trị kinh tế ở cao nguyên Langbian, tỉnh Lâm Đồng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả điều tra các loài lan (orchidaceae juss.) đặc hữu, quý hiếm và có giá trị kinh tế ở cao nguyên Langbian, tỉnh Lâm ĐồngHỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4KẾT QUẢ ĐIỀU TRACÁC LOÀI LAN (ORCHIDACEAE Juss.) ĐẶC HỮU, QUÝ HIẾM VÀ CÓ GIÁTRỊ KINH TẾ Ở CAO NGUYÊN LANGBIAN, TỈNH LÂM ĐỒNGNÔNG VĂN DUY, NGUYỄN THỊ THANH HẰNG, NGUYỄN THỊ LANGViện Sinh học Tây NguyênLangbian là một trong những cao nguyên thuộc tỉnh Lâm Đồng với độ cao trung bìnhkhoảng 1500 m. Phía Nam cao nguyên là thành phố Đà Lạt, phía Đông và Đông nam dốc xuốngthung lũng sông Đa Nhim, Tây Nam hạ đột ngột xuống cao nguyên Di Linh. Diện tích Langbiankhoảng 1080 km². Địa hình đồi núi trập trùng với độ dốc dao động 8-10°. Tại đây có các đỉnhnúi cao như Bi Đúp (2287 m), Langbian (2167 m), Hòn Giao (2010 m). ưNớc sông trên caonguyên chảy chậm, những chỗ bị chặn lại tỏa rộng thành hồ như hồ Xuân Hương, hồ Than Thở,hồ Đa Thiện, hồ Đan Kia (Suối Vàng). Cao nguyên có các thác lớn như thác Cam Ly, Prenn, GùGà, Ankrôet, thác Voi. Nhờ lượng mưa trung bình hằng năm lớn (2000–3000 mm/năm) mà diệntích chủ yếu trước đây được phủ bởi thảm rừng nhiệt đới và á nhiệt đới núi cao làm cho khu hệthực vật của Langbian vô cùng phong phú. Đặc biệt kiểu rừng kín thường xanh lá rộng là môitrường thích hợp cho các họ thực vật sống phụ sinh phát triển. Một trong các họ thực vật lớn củakhu hệ thực vật Langbian là họ Lan (Orchidaceae Juss.).Theo các tài liệu thống kê gần đây nhất (L.V. Averyanov, 2003) thì họ Lan (OrchidaceaeJuss.) ở Langbian có hơn 400 loài trên tổng số 897 loài lan của cả nước. Có thể nói, khó có vùngnào trong cả nước có thể sánh được với cao nguyên này về nguồn lợi lan rừng. Thế nhưng nhữngnăm gần đây, do công tác bảo tồn không được quan tâm và không có định hướng khai thác lâu dàinên nguồn lợi này đang ngày càng cạn kiệt. Một số loài lan rừng quý hiếm do chỉ khai thác tựnhiên mà không có k ế hoạch gây trồng và bảo vệ hợp lý nên đang trong nguy cơ b ị biến mất. Xuấtphát từ những lý do trên, từ năm 2006 đến nay chúng tôi tiến hành điều tra nghiên cứu, thu thập vàxác định các loài lan trong đó đặc biệt quan tâm đến các loài đặc hữu quý hiếm và có giá trị kinhtế. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đặt ra mục tiêu bảo tồn nguồn gen các loài đặc hữu quý hiếm nàyphục vụ cho công tác nhân giống và lai tạo, phục vụ kinh tế dân sinh.I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1. Thu thập mẫu vậtTiến hành điều tra thu thập mẫu vật ngoài thiên nhiên, tập trung chủ yếu ở các khu vựcthuộc các dãy núi từ Hòn Bà, Hòn Giao, Gia Rich, Bi Đúp, Langbian, Hòn Nga đến Chư YangSinh. Thu mua mẫu lan của bà con dân tộc thu được trên rừng bán ở chợ và của các gia đìnhtrồng lan ở Đà Lạt và các huyện của Lâm Đồng. Lập phiếu điều tra để có thông tin chính xác vềnơi phân bố và những điều kiện sinh thái của mẫu vật thu thập. Những mẫu chưa có hoa sẽ đượctrồng tại vườn sưu tập để theo dõi các đặc tinh sinh học và chờ ra hoa để xác định tên khoa họcđược chính xác. Các mẫu thực vật được xử lý đúng tiêu chuẩn và lưu giữ tại Phòng Tiêu bảncủa Viện Sinh học Tây Nguyên (VTN).2. Xác định tên khoa học của các mẫu vật thu thập đượcSử dụng phương pháp so sánh hình thái để nghiên cứu phân loại các mẫu vật họ Lan(Orchidaceae Juss.) đã thu thập. Sử dụng các mẫu vật chuẩn có trong các phòng tiêu bản trongnước cũng như nguồn tài liệu trong nước và ngoài nước để định loại các mẫu vật thu thập. Việcxác định các loài lan có giá trị kinh tế làm cơ sở ban đầu, phục vụ cho công tác nhân giống vàlai tạo dựa vào các tiêu chí có hoa to, có màu sắc sặc sỡ, lâu tàn và được đại đa số người trồnghoa ưa chuộng.515HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUQua các đợt điều tra, số lượng mẫu nghiên cứu thu thập được là của 220 loài. Các mẫu đãđược xác định tên khoa học và xử lý mẫu để lưu giữ tại Phòng Tiêu bản (VTN).1. Các loài đặc hữu quý hiếm: Dựa trên kết quả xác định các mẫu vật thu được, chúng tôiđã ghi nhận có 32 loài đặc hữu quý, hiếm của Việt Nam (theo Danh lục các loài thực vật ViệtNam, tập III, 2005 và Sách Đỏ Việt Nam - Phần Thực vật, 2007), các loài thuộc các chi Lan hài(Paphiopedilum) thuộc nhóm I và loài Hoàng thảo dẹt (Dendrobium nobile Lindl.) thuộc nhómII, theo Nghị định số 32/2006/ NĐ -CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 ềvquản lý thực vật rừng,động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (Bảng 1).Bảng 1Danh sách các loài đặc hữu quý, hiếm ở LangbianTT1.2.3.4.5.6.7.8.9.10.11.12.13.14.15.16.17.18.19.20.21.22.23.24.25.26.27.28.29.30.31.32.516Tên khoa họcAcampe bidoupense (Tixier) Aver.Arachnis annamensis (Rolfe) J. J. Sm.Aerides rusbescens SchlechterBulbophyllum frostii Summer.Bulbophyllum sigaldiae Guillaum.Bulbophyllum spadiciflorum TixierCleisostoma inflatum (Rolfe) GarayCleisostomopsis eberhardtii (Finet) Seidenf.Coelogyne lawreceana RolfeCoelogyne mooreana Sander ex RolfeCoelogyne filipeda Gagnep.Cymbidiu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Điều tra các loài lan Loài lan đặc hữu loài lan quý hiếm Loài lan có giá trị kinh tế Cao nguyên Langbian Tỉnh Lâm Đồng Đa dạng sinh học Đa dạng thực vậtTài liệu cùng danh mục:
-
Nghiên cứu, đề xuất qui trình sản xuất nước rửa chén thân thiện môi trường từ vỏ cam phế thải
7 trang 459 1 0 -
147 trang 272 1 0
-
Giáo trình Sinh lý thực vật (Tập 1 - Phần lý thuyết): Phần 1
165 trang 243 0 0 -
23 trang 205 0 0
-
Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình rang trong quy trình sản xuất trà Cascara
5 trang 192 1 0 -
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 177 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm Vi sinh vật học - ĐH Y Dược Huế
108 trang 151 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Đánh giá cảm quan thực phẩm
7 trang 147 0 0 -
4 trang 144 0 0
-
Tiêu chí đánh giá sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực
8 trang 142 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0