Danh mục

Khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 349.29 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam" đề xuất một số giải pháp để phát triển kinh tế tuần hoàn thì cần xây dựng và hoàn thiện chính sách và pháp luật về kinh tế tuần hoàn, đầu tư tài chính; đầu tư công nghệ cho sự phát triển kinh tế tuần hoàn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam KHUNG PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM Huỳnh Minh Khôi, Trương Thùy Dương*, Phan Hữu Đức, Trần Kim Ngân Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Xuân BangTÓM TẮTKinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằmgiảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảmthiểu tác động xấu đến môi trường. Kinh tế tuần hoàn đang là xu thế chung của toàn cầu và Việt Namcũng không nằm ngoài xu thế đó. Đó là cách tốt nhất để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tếvà các ảnh hưởng tiêu cực tới cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường hay nói một cáchkhác, không còn phải đánh đổi giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, thực hiện được đồng thờinhiều mục tiêu của phát triển bền vững. Để phát triển kinh tế tuần hoàn thì cần xây dựng và hoàn thiệnchính sách và pháp luật về kinh tế tuần hoàn, đầu tư tài chính; đầu tư công nghệ cho sự phát triển kinh tếtuần hoàn.Từ khóa: Kinh tế tuần hoàn, phát triển kinh tế tuần hoàn, khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn.1. ĐẶT VẤN ĐỀHiện nay, nhân loại đang đối mặt với những thách thức lớn như hiện tượng nóng lên toàn cầu, ô nhiễmmôi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nguyên nhân của những hiện tượng này xuất pháttừ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Sự phát triển của nến kinh tế tuyến tính trong thời giandài tuy đã đem lại cho nền kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh chóng nhưng cũng làm cho môi trườngcàng bị tổn thương nghiêm trọng trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Trước thực tế đó, các quốc gia trênthế giới đã tìm đến mô hình kinh tế tuần hoàn cho sự phát triển của mình. Đây là mô hình mới, bảo đảmsự hài hòa giữa đầu tư, sản xuất, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững.Để thực hiện mô hình này, các quốc gia, trong đó có Việt Nam, cần xây dựng và hoàn thiện khung phápluật về kinh tế tuần hoàn.2. KHÁI QUÁT KHUNG PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀNỞ góc độ chung nhất, khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật docơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phátsinh trong lĩnh vực phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.Khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn, bản thân nó không phải là một ngành luật hoặc một lĩnh vực phápluật riêng biệt, mà nó có sự đan xen, lồng ghép nhiều quy phạm pháp luật của nhiều ngành luật hoặc lĩnhvực pháp luật khác nhau, trong đó có pháp luật về quản lý nhà nước; pháp luật về kinh doanh thươngmại, pháp luật về đầu tư, pháp luật về tín dụng ngân hàng… 1805Nội dung của khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn bao gồm:Thứ nhất, pháp luật điều chỉnh việc khuyến khích phát triển kinh tế tuần hoàn:Căn cứ Điều 140 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nhà nước khuyếnkhích thực hiện kinh tế tuần hoàn cụ thể như sau: Nhà nước ưu tiên phát triển kinh tế tuần hoàn đối vớicác hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thiết bị,cung cấp nền tảng chia sẻ thông tin, dữ liệu về kinh tế tuần hoàn. Bên cạnh đó còn phát triển các mô hìnhliên kết, chia sẻ việc sử dụng tuần hoàn sản phẩm và chất thải, áp dụng các biện pháp cộng sinh côngnghiệp, phát triển thị trường tái sử dụng sản phẩm thải bỏ, tái chế chất thải, huy động các nguồn lực trongxã hội để thực hiện kinh tế tuần hoàn và hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, công nghệ vềkinh tế tuần hoàn. Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng vàthực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.Cùng với đó là những quy định của pháp luật về ưu đãi thuế nhằm phát triển kinh tế tuần hoàn thông quacác sắc thuế cụ thể như Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu nhập khẩu…Thứ hai, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc hạn chế những hành vi tác độngxấu đến kinh tế và môi trường: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định hạn chế việc tác động xấuđến môi trường:+ Nghiêm cấm các hoạt động: Vận chuyển, chôn vùi, lấp chất thải nguy hại không đúng quy trình theoquy định của pháp luật làm ảnh hưởng đến môi trường, các hành vi xả các chất thải chưa qua xử lý rangoài môi trường; thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ,các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chấtthải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.+ Nghiêm cấm: Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: