Lịch sử Khai hoang Vùng Bạc Liêu, Cà Mau xa xôi và phức tạp 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử Khai hoang Vùng Bạc Liêu, Cà Mau xa xôi và phức tạp 2 Lịch sử Khai hoang Vùng Bạc Liêu, Cà Mau xa xôi và phức tạp 2Ngoài ra, dưới mắt người Pháp, Cà Mau Bạc Liêu là nơi bấy lâu chưa được ổnđịnh đúng mức : nhiều kẻ bất lương từ bên Tàu, từ các tỉnh lân cận tụ họp lại, lậpsào huyệt.Tham biện đầu tiên của tỉnh Bạc Liêu là Lamothe de Carrier báo cáo tổng quát vàonăm 1882 :— Trong hiện tại, Bạc Liêu chưa ra gì nhưng trong tương lai sẽ nhanh chóng trởnên thành phố lớn nhứt của Nam kỳ, sau Sài Gòn. Chỉ cần đào một con kinh nốiliền Bạc Liêu xuống Cà Mau và cất một cây cầu nối liền hai bên bờ rạch Bạc Liêu.Cây cầu này giúp cho 6000 người qua lại mua bán mỗi ngày.Theo báo cáo trên thì giữa Bạc Liêu và Cà Mau là đồng cỏ bao la che kín chântrời, không một bóng cây cao, cỏ mọc d ày, rễ bám vào bùn. Mùa nắng, cỏ vẫnkhông chết. Mùa mưa nước ngập, cỏ lên cao đến một mét rưỡi. Trong đồng cỏ, aimuốn đi hướng nào thì đi, muỗi mòng vô số kể. Mùa mưa, xuồng nhỏ tha hồ dichuyển nhưng ghe to thì phải đi theo con đường con queo hơn, gọi là “đườngláng”. Đường này đầy cỏ, khi di chuyển phải có người phát cỏ ngã rạp xuống, càosang một bên rồi đẩy ghe trên khoảng đất vừa dọn trống trải ấy. Nếu gặp nơi cỏquá rậm rạp, ghe chở nặng chỉ di chuyển một ngày có một cây số. Viên tham biệnđề nghị cho đào con kinh Bạc Liêu Cà Mau rồi lấy đất đào ấy mà đắp đường lộ xe.Đồng thời, ông ta cho biết là dân số không quá ít oi nếu kiểm tra lại kỹ l ưỡng hơn.Riêng về người Huê kiều ở phía Bạc Liêu trước kia khai 1900 người nay lại khaithêm 3000 người nữa cộng lại 4900 người, chưa kể một số Huê kiều làm bạn chèoghe hoặc ẩn náu ở ruộng muối.Cũng trong năm 1882, dân bộ trong tỉnh phỏng chừng 2500 người (có thể là30000) tức là bằng số dân ở tỉnh Tây Ninh, cao hơn số dân Rạch Giá.Diện tích toàn tỉnh là 810.000 mẫu tây, canh tác chừng 14.761 mẫu. Tổng số thuếdự thâu năm 1882 là 36.183 đồng, trong đó tiền thâu to nhứt là thuế thân của Huêkiều, kế đến là thuế điền 6.585 đồng, đến thuế thân của người việt 4.792 đồng.Chợ Bạc Liêu nằm trên địa phận làng Vĩnh Hương. Vùng ngoại ô ăn qua các làngVĩnh Hinh, An Trạch, Tân Hưng (năm 1890, nhập lại gọi là làng Vĩnh Lợi, hươngchức các làng An Trạch và Tân Hưng kêu nài vì trong tên Vĩnh Lợi không có dấuvết tên làng của họ, đề nghị quan trên sửa Vĩnh Lợi ra làng Tứ Hòa, nhưng khôngđược chấp thuận). Từ năm 1873, đất làng Vĩnh Hương đã đem ra đấu giá với giámột cắc hai xu một thước vuông. Năm 1880, khai trong bộ ở chợ Bạc Liêu là2.757 người nhưng năm 1882 là 6000 người.Việc thành lập tỉnh Bạc Liêu gây khó khăn cho ngân sách Nam kỳ, năm 1882,phỏng định tốn kém chừng 45.000 đồng để xây cất dinh thự, công sở, cộng th êmchừng 8.000 đồng lương bổng cho nhân viên. Thuế phỏng định chắc chắn sẽ thâuđược là 35.000 đồng nhưng nếu thiếu tiền cứ dùng bàn ghế cũ từ tòa Bố Sóc Trănggởi tặng. Và còn dự thu thêm một số tiền phạt những người nào theo Thiên ĐịaHội.Thoạt tiên, nhà lồng chợ cất bằng lá. Năm 1885, làng Vĩnh Hương xin cất chợ lợingói, hy vọng rằng tiền góp chợ sẽ tăng gấp đôi và xin vay trước của nhà nước6100 đồng để xây cất, làng sẽ trả lại cho nh à nước cả vốn lẫn lời trong vòng 12năm. Năm 1892, tham biện bắt buộc những nh à lá ở chợ phải dỡ bỏ để cất lại phốngói có lầu.Tiến triển của việc cai trịBộ máy hành chánh khá chặt chẽ vừa thiết lập làm cho người Huê kiều và ngườiMinh Hương bực bội vì họ đã quen với quy chế tự trị tương đối rộng rãi hồi thờiđàng cựu. Họ xem vùng Bạc Liêu như đất riêng của họ. Ngoài ra, còn nhiều ngườitừ Rạch Giá đổ xuống, đa số là người lãnh bằng cấp của quân khởi nghĩa để chuẩnbị âm thầm dấy binh giữa vùng Rạch Giá và Châu Đốc, nhưng cuộc này khôngxảy ra được.Năm 1885, lập được 5 trường tổng với 326 học sinh ghi tên, đa số đều vắng mặtkhi bắt đầu mùa ruộng hoặc đau ốm vì bịnh rét rừng, tất cả đều là trường lợp lá,thiếu bàn ghế, nhiều trường không có sách gì cho học trò học ngoại trừ tờ GiaĐịnh báo, tức là Công báo do làng phát cho.Con Đường Láng tức là đường kéo ghe từ Bạc Liêu qua Cà Mau vẫn còn sử dụngvì chưa đào kinh được. Nhà nước giúp đỡ người đi ghe bằng cách cắm nọc làmdấu hai bên đường, mỗi năm hai lần, cắm vào lúc đầu mùa và lúc dứt mùa mưa.Kinh Mương Điều nối Rạch Đầm qua sông G ành Hào đào gần xong nhờ bắt dânlàm xâu, chỉ còn lại 480 thước chót.Trong mùa 1884—1885, ghe chở ra khỏi tỉnh 174.693 tạ lúa và 79.349 tạ muối.Việc khẩn đất thì đang tiến hành, dân ở miền trên đến, tha hồ khai khẩn để mongđược làm điền chủ nhỏ ở vùng đất sình lầy, vô chủ. Về đất đai, năm 1885, chưaphân khoảnh để làm bằng khoán được, ngoại trừ tổng Thạnh Hưng và tổng ThạnhHòa.Quận Cà Mau còn nguyên vẹn, chưa đo đạc. Nhờ điều tra lại nên chủ tỉnh biếtthêm về vùng Cà Mau : dân không giàu nhưng ai nấy đều đủ ăn, có chùa, có đìnhlàng, có nhà ngói. Nhưng đi về phía mũi Cà Mau thì ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lịch sử văn hóa việt nam tài liệu lịch sử hành trình khai hoang Việt Nam tài liệu về hành trình khai hoang Việt Nam lịch sử Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 147 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 116 0 0 -
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 98 1 0 -
69 trang 86 0 0
-
82 trang 80 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 61 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 60 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 58 0 0 -
11 trang 52 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 47 0 0 -
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 44 0 0 -
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 43 0 0 -
26 trang 42 0 0
-
183 trang 41 0 0
-
4 trang 41 0 0
-
Thời kỳ 1858 - 1975 - Lịch sử Việt Nam cận hiện đại: Phần 1
83 trang 35 0 0 -
PHÂN CẤP HÀNH CHÍNH VIỆT NAM _2
8 trang 34 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh Xuân - Hè 1968
113 trang 34 0 0 -
Lịch sử Thanh Hóa - Phủ Tĩnh Gia
6 trang 33 0 0 -
Giáo án Lịch sử 6 bài 28: Ôn tập
3 trang 33 0 0