Danh mục

Liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa kinh nghiệm của Thái Lan và bài học cho Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 847.65 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm phát triển liên kết FDI – doanh nghiệp nội địa của Thái Lan và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tăng cường liên kết các doanh nghiệp nội địa với tập đoàn đa quốc gia là một trong những hướng đi đúng đắn cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa kinh nghiệm của Thái Lan và bài học cho Việt Nam HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP FDI VÀ DOANH NGHIỆP NỘI ĐỊA KINH NGHIỆM CỦA THÁI LAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM LINKAGES BETWEEN FDI COMPANIES AND DOMESTIC FIRMS - LESSONS FROM THAILAND FOR VIETNAM ThS. Hà Thị Cẩm Vân, ThS. Lê Mai Trang Khoa Kinh Tế-Luật – Trường Đại Học Thương Mại TÓM TẮT Trong quá trình toàn cầu hóa, các Công ty đa quốc gia (MNC) đóng vai trò quan trọng trong việcthúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Khoảng cách về chất lượng sản phẩmvà đổi mới công nghệ của FDI và các doanh nghiệp nội địa là khá lớn. Một mặt, doanh nghiệp FDI lànguồn cung ứng trí thức mới và công nghệ, có thể chuyển giao cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mặtkhác, có những thách thức từ phía FDI là loại các doanh nghiệp nội ra khỏi cuộc chơi. FDI không chỉ làdòng vốn, mà còn là chuyển giao các giá trị quan trọng như năng lực quản lý, điều hành doanh nghiệp,công nghệ, tính doanh nghiệp và khả năng tiếp cận thị trường. Do vậy, tăng cường liên kết các doanhnghiệp nội địa với tập đoàn đa quốc gia là một trong những hướng đi đúng đắn cho các doanh nghiệpViệt Nam hiện nay. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm phát triển liên kết FDI – doanh nghiệp nội địa củaThái Lan và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Từ khóa: FDI; công ty đa quốc gia; hợp tác ABSTRACT During globalization process, Multinational companies (MNC) holds a pivotal role in accelerating thegrowth of Small and Medium Enterprises (SME). There is a large distance between product quality andFDI technology innovation within local companies. FDI holds potential source of knowledge andtechnology, yet creates many obstacles discouraging newcomers to the field. Thus, strengthening therelationship between domestic firms and multinational corporations is a right directions for Vietnamesefirms. The article aims to present results from a research of FDI collaboration in Thailand and itsapplication to Vietnam. Keywords: FDI; Multinational companies; collaboration1. Cơ Sở Lý Thuyết Của Việc Liên Kết Giữa Doanh Nghiệp Fdi Và Doanh Nghiệp NộiĐịa Quá trình toàn cầu hóa mạng lưới sản xuất đang xảy ra rất nhanh và rộng khắp trongnhững năm gần đây, đặc biệt là sự tăng nhanh về thương mại và đầu tư nước ngoài. Trong quátrình này các doanh nghiệp FDI đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển củacác doanh nghiệp nội địa. Các quốc gia đang phát triển muốn gia tăng giá trị nội tại, tăng nộiđịa hóa cần tăng cường liên kết với các tập đoàn đa quốc gia. Việc các doanh nghiệp trongnước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các FDI thể hiện rõ nét nhất ở hai khía cạnh.Thứ nhất, sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngoại thương: chuỗi giá trị toàn cầu cho phépsản xuất hàng trung gian và hàng tiêu dùng cuối cùng có thể được thuê ngoài, do đó dẫn tới sựgia tăng thương mại thông qua hoạt động xuất nhập khẩu và sự gia tăng nhanh chóng lượngđầu vào trung gian trao đổi giữa các nước. Thứ hai, sản xuất ngày càng dựa vào đầu vào củanước ngoài, do kết quả của việc ngày càng gia tăng quan hệ thương mại toàn cầu giữa cácnước, tỷ lệ giá trị sản xuất được tạo ra bởi một nước nào đó có xu hướng ngày càng giảmxuống.Về cơ bản, có năm hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nộiđịa: Liên kết ngược với nhà cung cấp. Phần lớn các doanh nghiệp FDI là các tập đoànMNC (công ty đa quốc gia) cần có các sản phẩm nguyên liệu đầu vào chất lượng cao và đượccung ứng đúng lúc. Các MNC không thể sản xuất tất cả các nguyên phụ liệu và thiết bị đầu 5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGvào, họ cần các nhà cung ứng bên ngoài hiệu quả. Thuê ngoài là xu hướng ngày càng phổbiến với quy mô ngày càng gia tăng. Liên kết xuôi với khách hàng. Các tập đoàn đa quốc gia có thể phát triển các mối liênkết xuôi với khách hàng. Mối liên kết quan trọng nhất là kết nối với mạng lưới phân phối. Cáctập đoàn đa quốc gia chính là khách hàng và mở ra thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệpnhỏ và vừa ở trong nước. Đặc biệt, các MNC thuê hệ thống phân phối các thương hiệu nổitiếng thường tập trung đầu tư cho mạng lưới marketing như các đại lý bán xe, trạm xăng dầu,chuỗi cửa hàng. Một dạng liên kết xuôi chiều khác chính là liên kết với các khách hàng côngnghiệp. Rất nhiều các nhà sản xuất máy móc thiết bị hoặc hàng hóa trung gian (công nghiệphỗ trợ) cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là khách hàng của họ,đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Liên kết với đối thủ cạnh tranh. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: