Liên kết với doanh nghiệp nhằm nâng cao tính thực tiễn trong đào tạo tiếng Nhật thương mại
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên kết với doanh nghiệp nhằm nâng cao tính thực tiễn trong đào tạo tiếng Nhật thương mại TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 21, Số 8 (2024): 1434-1444 Vol. 21, No. 8 (2024): 1434-1444 ISSN: Website: https://journal.hcmue.edu.vn https://doi.org/10.54607/hcmue.js.21.8.4239(2024) 2734-9918 Bài báo nghiên cứu1 LIÊN KẾT VỚI DOANH NGHIỆP NHẰM NÂNG CAO TÍNH THỰC TIỄN TRONG ĐÀO TẠO TIẾNG NHẬT THƯƠNG MẠI Nguyễn Thị Bích Huệ1*, Cao Lê Dung Chi2, Bùi Đức Anh1 Trường Đại học Ngoại thương, Việt Nam 1 Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 * Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Bích Huệ – Email: bichhuejp@ftu.edu.vn Ngày nhận bài: 18-4-2024; ngày nhận bài sửa: 06-6-2024; ngày duyệt đăng: 20-8-2024TÓM TẮT Bài viết này được thực hiện với dữ liệu thu thập từ sinh viên (SV) khoá 59 chương trình chấtlượng cao ngành tiếng Nhật thương mại và các bên liên quan tham gia chương trình đào tạo phươngthức kinh doanh Nhật Bản được triển khai tại Khoa tiếng Nhật Trường Đại học Ngoại thương. Bàiviết tổng hợp phân tích kết quả từ dữ liệu khảo sát sử dụng bảng hỏi dành cho đối tượng SV và cảmtưởng của SV khi tham gia chương trình học, cũng như báo cáo, nhận xét tổng kết của doanh nghiệpvà nhà trường. Kết quả cho thấy áp dụng phương pháp tiếp cận mạng lưới xã hội (Social networkingapproach: SNA) bằng việc liên liết với doanh nghiệp Nhật Bản đã đạt được mục tiêu nâng cao tínhthực tiễn trong giảng dạy như nâng cao năng lực vận dụng ngôn ngữ, năng lực hiểu văn hóa, pháttriển năng lực xã hội và năng lực liên kết cho SV. Kết quả nghi6en cứu này cũng gợi mở để có nhữngđề xuất nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện hơn quy trình đào tạo liên kết giữa nhà trường vàdoanh nghiệp. Từ khóa: tiếng Nhật thương mại; tính thực tiễn; dạy học theo dự án; liên kết doanh nghiệp1. Đặt vấn đề Với quan điểm con người là trung tâm của tất cả các hoạt động, giáo dục và đào tạonguồn nhân lực được xem là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển đấtnước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, công tác giáo dục nhằm đào tạo nhân lực đáp ứngnhu cầu phát triển và hội nhập càng được chú trọng và là vấn đề mang tính cốt lõi. Nghịquyết số 29-NQ/TW đã xác định rõ định hướng “Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyếnkhích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển nănglực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang hình thức tổ chức học tập đa dạng, chú ý các hoạtđộng xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học” (Communist Party of Vietnam, 2013). Đisâu hơn về hình thức tổ chức học tập, Luật giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 đã nêu rõ:“Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường, nghiên cứu triển khai ứng dụngCite this article as: Nguyen Thi Bich Hue, Cao Le Dung Chi, & Bui Duc Anh (2024). Collaborating withbusinesses to improve practicality in business Japanese education. Ho Chi Minh City University of EducationJournal of Science, 21(8), 1434-1444. 1434 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 21, Số 8 (2024): 1434-1444khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác của giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp,tổ chức khoa học và công nghiệp” (The National Assembly, 2018). Như vậy có thể thấy,việc tổ chức hoạt động dạy và học dưới hình thức liên kết với doanh nghiệp hoặc đơn vịngoài trường là một trong các phương thức đang được khuyến khích để nâng cao năng lựcngười học. Trong giảng dạy tiếng Nhật nói riêng và ngoại ngữ nói chung, Tohsaku (2013) cũngcho rằng hình thành năng lực giao tiếp là mục tiêu của hoạt động dạy và học ngôn ngữ, giáodục nên hướng tới mục tiêu đào tạo “năng lực giao tiếp mới”, là một trong các năng lực cầnphải có để có thể tồn tại trong thế kỉ XXI. Ông cũng cho rằng trong quá trình người học tiếpxúc thực tế, thông qua việc nhận thức thực trạng và tìm cách giải quyết thực trạng, năng lựcngôn ngữ cũng như các kiến thức, năng lực khác sẽ được vận dụng và phát triển toàn diện(Tohsaku, 2017). Như vậy, có thể nói, việc hình thành năng lực giao tiếp cũng như các năng lực khácđược xem là mục tiêu hàng đầu trong dạy và học ngoại ngữ hiện nay, và việc tổ chức cáchoạt động dạy và học mang tính liên kết, kết nối với thực tiễn là phương pháp được đề xuấtđể đạt được mục tiêu này. Nghiên cứu này trình bày kết quả triển khai Chương trình đào tạophương thức kinh doanh Nhật Bản tại Trường Đại học Ngoại thương theo phương pháp dạyhọc theo dự án với sự liên kết cùng các doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản đầu tư vàoViệt Nam.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Cơ sở lí luận Trong giảng dạy ngoại ngữ, đã có sự chuyển hướng từ mục tiêu tiếp thu kiến thức vềngôn ngữ sang mục tiêu hình thành kĩ năng giao tiếp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt độnggiao tiếp không chỉ đòi hỏi khả năng vận dụng ngôn ngữ mà còn cần kết hợp linh hoạt vớinăng lực nhận biết vấn đề, giải quyết vấn đề… Môi trường học tập trong lớp học phần lớnchỉ đáp ứng mục tiêu hình thành năng lực ngôn ngữ nên để bồi dưỡng năng lực giao tiếpthực sự, người học cần được trải nghiệm môi trường thực tế đa dạng bên ngoài. Đặc biệt,trong dạy và học ngoại ngữ, khi môi trường sống hàng ngày không thuận lợi cho việc tiếpxúc với người sử dụng ngoại ngữ đó một cách thường xuyên, việc chủ động tổ chức hoạtđộng học tập mang tính trải nghiệm càng nên được quan tâm. Liên quan đến hướng tiếp cậnnày, “Social netw ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiếng Nhật thương mại Dạy học theo dự án Liên kết doanh nghiệp Doanh nghiệp Nhật Bản Phương thức kinh doanh Nhật BảnTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Quản trị học: Phần 1 - PGS. TS. Trần Anh Tài
137 trang 811 12 0 -
6 trang 642 0 0
-
Giáo trình Quản trị quan hệ khách hàng: Phần 1
44 trang 534 4 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 487 9 0 -
47 trang 487 6 0
-
Nguyên lý kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu: Phần 1 - GS.TS. Võ Thanh Thu
225 trang 431 4 0 -
Giáo trình Quản trị kinh doanh nhà hàng (Nghề: Quản trị nhà hàng)
226 trang 413 8 0 -
Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về Nhà hàng Buffet Topokki Dookki chi nhánh D2
5 trang 404 10 0 -
100 câu hỏi trắc nghiệm môn: hành vi tổ chức
6 trang 375 0 0 -
Lý thuyết và bài tập Quản trị sản xuất và dịch vụ (Tái bản lần thứ bảy): Phần 1
222 trang 368 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0