Danh mục

Một số giải pháp công nghệ tối ưu hóa hoạt động bán lẻ ở Việt Nam trong thời gian tới

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.19 MB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để có thể cạnh tranh tốt trên thị trường bán lẻ thì ứng dụng công nghệ hiện đại được xem như là một trong những giải pháp cốt lõi giúp doanh nghiệp bán lẻ phát triển bền vững trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Giải pháp ứng dụng công nghệ trong các khâu quản lý để giảm chi phí, tăng độ thuận tiện và độ trải nghiệm cho người mua sẽ làm tăng sự thỏa mãn của khách hàng, và từ đó làm tăng độ trung thành của họ với doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp công nghệ tối ưu hóa hoạt động bán lẻ ở Việt Nam trong thời gian tới MỘT SỐ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ TỐI ƯU HOÁ HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI TS. Hoàng Hương Giang1 – TS. Vũ Thị Minh Ngọc2 Tóm tắt: Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng bán lẻ cao nhất ở khu vực châu Á với khoảng trên 11%/năm trong giai đoạn 2016–2019 (VN Report, 2019a). Thị trường bán lẻ trong nước hiện đang có sự chuyển mình mạnh mẽ từ mô hình truyền thống sang mô hình bán lẻ hiện đại. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước với các mô hình bán lẻ đa dạng đã đem lại những trải nghiệm mới cũng như gia tăng cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng. Cũng chính vì vậy, áp lực cạnh tranh ở thị trường bán lẻ nước ta trở nên rất khốc liệt, nhiều doanh nghiệp nội và ngoại đã bị thâu tóm, rời khỏi thị trường Việt Nam. Để có thể cạnh tranh tốt trên thị trường bán lẻ thì ứng dụng công nghệ hiện đại được xem như là một trong những giải pháp cốt lõi giúp doanh nghiệp bán lẻ phát triển bền vững trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Giải pháp ứng dụng công nghệ trong các khâu quản lý để giảm chi phí, tăng độ thuận tiện và độ trải nghiệm cho người mua sẽ làm tăng sự thoả mãn của khách hàng, và từ đó làm tăng độ trung thành của họ với doanh nghiệp. Từ khoá: bán lẻ, công nghệ, thương mại điện tử, người tiêu dùng. 1. GIỚI THIỆU CHUNG Theo số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, tính đến hết tháng 12 năm 2020, vốn nước ngoài đầu tư đăng ký vào lĩnh vực bán lẻ nước ta đạt 1,5 tỷ USD chiếm khoảng 13% tổng vốn đăng ký của cả nước. Lĩnh vực này vẫn đang rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài do tăng trưởng bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng trong nước giao năm 2019 đạt trên 12% và nằm trong thị trường bán lẻ có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực châu Á. Các đô thị cấp 1 và cấp 2 thậm chí còn đạt tốc độ tăng trưởng 15%, cao hơn so với các đô thị trung tâm như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh với mức tăng 12% (năm 2019). Đặc biệt, với tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử B2C dự báo trong giai đoạn 2015–2025 khoảng 29%, Việt Nam sẽ ở vị trí thứ ba trong ASEAN về doanh thu đạt khoảng 43 tỷ USD. Với một thị trường gần 100 triệu dân có cơ cấu dân số trẻ (trên 60% dân số nằm trong độ tuổi từ 18–50) và thu nhập bình quân đầu người tăng cao (đạt mức 714 USD/hộ gia đình/tháng vào năm 2020) thì nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới. Hệ thống bán lẻ của Việt Nam hiện đã có sự thay đổi mạnh về cơ cấu các loại hình của hàng, đang hướng tới một hệ thống bán lẻ hỗn hợp với cả hệ thống chợ truyền thống và các định dạng bán lẻ hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bách hóa, trung tâm mua sắm, cửa hàng giá rẻ, bán lẻ trực tuyến. Hiện tại, 8660 chợ truyền thống và hơn 1 triệu cửa hàng quy mô gia đình đáp ứng được khoảng 75% nhu cầu người tiêu dùng. Các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay thương mại điện tử thu hút được nhiều nhà đầu tư quốc tế trong thời gian qua và chiếm khoảng 25% thị phần bán lẻ trong nước. Điển hình là Tập đoàn SBI Holdings (Nhật Bản) năm 2018 đã đầu tư 1 Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương, email: hoanghuonggiang@ftu.edu.vn. 2 Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương, email: ngocmvt@gmail.com. 631 vào Sendo 51 triệu USD, tháng 9 năm 2019 Quĩ GIC Singapore đầu tư 500 triệu USD cổ phần của CTCP Phát triển thương mại và Dịch vụ VCM (đơn vị sở hữu chuỗi VinMart và VinMart+). Tuy nhiên, kênh bán lẻ hiện đại chỉ đáp ứng được ¼ nhu cầu của người tiêu dùng nội địa. Tỷ lệ bao phủ của hệ thống bán lẻ hiện đại nước ta còn thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực như của Thái Lan là 34%, Malaysia là 60% và Singapore là 90%. Đây là cơ sở để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đẩy mạnh đầu tư vào bán lẻ hiện đại trong thời gian tới nhằm gia tăng tỷ trọng của hệ thống bán lẻ hiện đại trong cơ cấu bán lẻ Việt Nam. Những con số tăng trưởng nêu trên rất hấp dẫn nhưng thực tế thị trường bán lẻ Việt Nam cạnh tranh cũng rất khốc liệt, một loạt doanh nghiệp trong và ngoài nước ngoài đã phải bỏ cuộc chơi sau một thời gian dài hoạt động không hiệu quả. Điển hình là Auchan đã chuyển bán 18 cửa hàng cho Sai Gon Co.op vào tháng 6/2019 hay 8 siêu thị Queenland Mart chính thức sáp nhập với hệ thống VinMart vào tháng 8 năm 2019. Cuối năm 2019, Vin Group cũng rút khỏi mảng bán lẻ, toàn bộ hệ thống Vinmart và Vinmart+ được chuyển sang cho Massan. Một loạt các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng rút lui khỏi thị trường như Robins.vn (Central Group), Adayroi.com (Vingroup) và Lotte.vn (Lotte) trong năm 2019. Nguyên nhân dẫn tới thất bại của các doanh nghiệp bán lẻ ở thị trường nước ta thì có nhiều nhưng chủ yếu là vấn đề quản trị, mức độ thấu hiểu khách hàng và khả năng áp dụng công nghệ trong quản lý hoạt động bán lẻ để tối ưu hoá hoạt động, vấn đề giảm thiểu chi phí và hàng tồn kho cũng như phục vụ tốt nhất khách hàng. Đây vẫn sẽ là yếu tố quan trọng nhất quyết định tới khả năng thành công của các nhà bán lẻ trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ tập trung vào giải pháp công nghệ trong nâng cao hiệu quả bán lẻ trong những năm tới. 2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM Sự tham gia của các công ty trong và ngoài nước vào thị trường bán lẻ với quy mô và chiến lược hết sức đa dạng trong bối cạnh tranh hết sức khốc liệt dưới tác động của cam kết mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam. Năm 2007 Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, theo cam kết hội nhập chúng ta tiến hành mở cửa thị trường bán lẻ cho phép các nhà bán lẻ nước ngoài tiếp cận thị trường nội địa, lập hệ thống phân phối và bán hàng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: