Danh mục

Một số giải pháp ứng dụng màu sắc trong kiến trúc nhằm cải thiện tâm lý trẻ em khuyết tật

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 834.77 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu "Một số giải pháp ứng dụng màu sắc trong kiến trúc nhằm cải thiện tâm lý trẻ em khuyết tật" đề xuất một số giải pháp ứng dụng màu sắc trong thiết kế kiến trúc nhằm định hướng người thiết kế trong việc áp dụng xây dựng không gian sống cho trẻ, từ đó, giúp đối tượng trẻ em khuyết tật có một môi trường sống toàn diện hơn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp ứng dụng màu sắc trong kiến trúc nhằm cải thiện tâm lý trẻ em khuyết tật MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG MÀU SẮC TRONG KIẾN TRÚC NHẰM CẢI THIỆN TÂM LÝ TRẺ EM KHUYẾT TẬT Đỗ Thị Hồng Nhung* Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. KTS. Trương Ngọc Quỳnh Châu TÓM TẮT Trẻ em mồ côi hiện đang là một mối quan tâm lớn cho đất nước, đặc biệt là trẻ em mồ côi khuyết tật, các em là những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Để các em được phát triển toàn diện, hòa nhập được với cộng đồng thì các công trình cần thêm những thiết kế quan tâm đến tâm lý, cảm xúc để trẻ cảm nhận được sống trong một môi trường ấm áp, thoải mái hơn. Một trong những yếu tố tác động mạnh đến tâm lý trẻ em chính là màu sắc trong không gian sống, màu sắc tác động trực tiếp đến cảm xúc của các em, không những góp phần cải thiện tâm lý mà còn giúp các em phát triển thành những người có ích cho cộng đồng. Bài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp ứng dụng màu sắc trong thiết kế kiến trúc nhằm định hướng người thiết kế trong việc áp dụng xây dựng không gian sống cho trẻ, từ đó, giúp đối tượng trẻ em khuyết tật có một môi trường sống toàn diện hơn. Từ khóa: Trẻ em khuyết tật, Ứng dụng màu sắc, Không gian sống, Cải thiện tâm lý 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn như: khuyết tật vận động, nghe, nói, nhìn, trí tuệ, thần kinh, tâm thần và khuyết tật khác. Trẻ em mồ côi là người mà không có cha mẹ bởi vì cha mẹ họ đã chết, đã mất tích hoặc đã bỏ rơi họ vĩnh viễn. Trẻ em mồ côi khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận bị suy giảm chức năng và là người không có cha mẹ nên các em bị khiếm khuyết cả về thể chất và tinh thần trong quá trình phát triển. Do đó, việc hòa nhập với xã hội, việc phát triển một cách bình thường đối với các em là một điều khó khăn. Trong thiết kế kiến trúc, ngoài việc tạo ra không gian cho trẻ em khuyết tật dễ dàng tiếp cận công trình thì vấn đề tâm lý của trẻ cần được chú ý, không gian sống mang một màu sắc tích cực sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ cân bằng cảm xúc và có niềm tin hơn trong cuộc sống. Chính vì vậy, bài nghiên cứu này trình bày những thông tin và giải pháp cần thiết về việc ứng dụng màu sắc trong thiết kế kiến trúc nhằm đem lại một không gian sống nhiều năng lượng, cải thiện tinh thần, tâm lý trẻ em và giúp các em gắn kết với cộng đồng. Đây sẽ là một sự kết hợp mang tính nhân văn và dễ dàng thực hiện trong thiết kế các công trình. 747 Hình 1. Màu sắc trong không gian kiến trúc 2. PHÂN LOẠI CÁC NHÓM KHUYẾT TẬT VÀ CÁC ĐẶC TÍNH CỦA MÀU SẮC TÁC ĐỘNG ĐẾN TÂM LÝ TRẺ EM Để đưa ra những giải pháp thiết kế phù hợp với từng nhóm trẻ em khuyết tật thì chúng ta cần biết rõ về các nhóm khuyết tật hiện nay, bao gồm: - Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển. Các em cần các dụng cụ hỗ trợ như: thanh song song, khung tập đi, nạng, gậy, xe lăn,.. để có thể di chuyển (Hình 2). - Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường. Dụng cụ hỗ trợ: gậy dẫn đường, chó dẫn đường,… (Hình 3) Hình 2. Trẻ khuyết tật vận động Hình 3. Trẻ khuyết tật nhìn - Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói. Các em không bị khuyết tật vận động hay nhìn thì việc di chuyển sẽ dễ dàng tuy nhiên sẽ gây khó khăn trong việc giao tiếp và nhạy cảm với âm thanh. Vì vậy, công trình phải được thiết kế không gian thoáng, ánh sáng đầy đủ, không quá nhiều vật cản, áp dụng các vật liệu giảm tiếng ồn,… (Hình 4) - Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc. Đối tượng này cần hỗ trợ về giáo dục, tâm lý nên việc sử dụng màu sắc trong công trình sẽ hỗ trợ rất lớn trong quá trình 748 phát triển. (Hình 5) Hình 4. Không gian dành cho trẻ khuyết tật nghe Hình 5. Không gian học tập nhiều màu sắc, tạo nói, hạn chế khuất góc nhìn hứng thú cho các em Về cải thiện tâm lý trẻ em, chứng ta nghiên cứu đến màu sắc ảnh hưởng đến tâm lý trẻ em như thế nào, kích thích trí tuệ từ đó đưa ra những màu phù hợp với từng không gian khác nhau. - Màu đỏ: sau các màu đen, trắng, màu đỏ là màu trẻ nhận ra sớm sau khi sinh vài tuần tuổi. Trẻ tỏ ra vô cùng hứng thú với màu đơn sắc rực rỡ này. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng màu đỏ giúp trẻ nhớ lâu bởi nó tác động mạnh hơn tới các giác quan, từ đó việc ghi nhớ sẽ dễ dàng hơn. Màu đỏ khi được sử dụng kết hợp với các tác động lặp lại hoặc định hướng chi tiết, nó có thể giúp cải thiện sự tập trung và hiệu quả. – phòng học - Màu xanh lá cây: là màu mà mắt ta có thể dễ dàng nhận ra dưới nhiều cấp độ đậm nhạt nhất. Màu xanh lá cây có mặt khắp nơi xung quanh trẻ. Theo các nhà khoa học, màu xanh lá cây có mối liên hệ đặc biệt với thần kinh của trẻ, giúp trẻ tập trung hơn, phát triển kỹ năng tư duy và thúc đẩy khát khao tìm tòi hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh. Ngoài ra, màu xanh lá cây cũng làm dịu tâm hồn trẻ, tạo cảm giác thư giãn, giúp trẻ tự tin hơn. Đây vốn là màu có quy mô lớn nhất trên thế giới. – phòng ngủ, phòng học, khu vui chơi - Màu xanh dương: là màu của sự tin tưởng, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: