Danh mục

Một số yêu cầu mới đối với chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 71      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết chỉ ra rằng mặc dù hiện nay vẫn còn rất nhiều cách thức định nghĩa khác nhau đối với khái niệm tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, nhưng cách hiểu được nhiều người chấp nhận nhất là xem tăng trưởng xanh như một giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số yêu cầu mới đối với chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam MỘT SỐ YÊU CẦU MỚI ĐỐI VỚI CHIẾN ƢỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NCS. Nguyễn Mậu Hùng Trường Đại học hoa học, Đại học Huế T M TẮT Bằng các phương pháp định tính và định lượng cũng như phương thức tiếp cận liên ngành và chuyên ngành, bài viết chỉ ra rằng mặc dù hiện nay vẫn còn rất nhiều cách thức định nghĩa khác nhau đối với khái niệm tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, nhưng cách hiểu được nhiều người chấp nhận nhất là xem tăng trưởng xanh như một giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Các doanh nghiệp theo đuổi mô mình tăng trưởng xanh và chiến lược phát triển bền vững không chỉ phải thực hiện các phương thức sản xuất kinh doanh thân thiện với cả môi trường tự nhiên lẫn môi trường xã hội, mà còn ít tổn hại đến các nguồn lực vốn có, trong khi tạo ra giá tối đa có thể cho các bên liên quan. Xét trên phương diện này, hệ thống doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu hẳn các đầu tàu dẫn dắt cả nền kinh tế, trong khi năng suất lao động vẫn còn rất thấp, còn tiềm lực khoa học công nghệ còn hết sức hạn chế. Thực tế đó làm cho cơ hội triển khai thực hiện mô hình tăng trưởng xanh và chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Từ khóa: yêu cầu mới, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, doanh nghiệp Việt Nam, cách mạng công nghiệp 4.0 SOME NEW REQUIREMENTS FOR THE STRATEGY OF SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF VIETNAM’S ENTERPRISES ABSTRACT By qualitative and quantitative methods as well as interdisciplinary and specialized approaches, the article shows that although there are still many different definitions for the concept of green growth and sustainable development, the way of understanding that most people accept is to view green growth as a solution to reach the goal of sustainable development. Enterprises pursuing green growth models and sustainable development strategies must not only implement modes of business and production that are friendly to both natural and social environments, but also cause minimal harm to inherent resources, while they have to create maximum values for stakeholders. In this regard, Vietnam‟s business system is in shortage of leading drivers for the whole economy, while labor productivity is still very low, and the potential of science and technology is still very limited. This reality makes the opportunities for implementing green growth model and sustainable development strategy of Vietnamese enterprises face a number of difficulties. Keywords: new requirements, green growth, sustainable development, Vietnamese enterprise, Industrial Revolution 4.0 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau thành công của các mô hình tăng trưởng lấy tốc độ phát triển, lợi nhuận thu được và khả năng tận dụng thời cơ làm trọng tâm trong nửa sau thế kỷ XX không lâu, nhân loại đã bắt đầu cảm nhận được những hệ quả nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên 211 nhiên, biến đổi khí hậu, thiên tai khó lường thường xuyên, và dịch bệnh tràn lan do chiến lược khai thác tận diệt để phục vụ cho các mục tiêu phát triển trước mắt. Trước tình hình đó, rất nhiều chuyên gia và nhà chiến lược toàn cầu đã bắt đầu đưa ra các khuyến cáo và thúc giục các nhà chức trách cần xem xét lại mô hình tăng trưởng và chiến lược phát triển truyền thống của mình. Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững là những mô hình kinh tế được nhiều chuyên gia khuyến nghị và chính phủ nhiều nước đưa vào hành động thực tiễn bằng các chiến lược quốc gia cụ thể. Mặc dù vậy, tùy theo đặc điểm tình hình nội tại của mình, mỗi quốc gia, nhà nước, địa phương, tổ chức kinh tế và tập đoàn kinh doanh… đều có các phương thức tiếp cận khác nhau; chính vì vậy, cũng đồng thời đưa ra các định nghĩa không hoàn toàn giống nhau về mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, một trong những cách lý giải được nhiều người chấp nhận nhất cho rằng, tăng trưởng xanh có nghĩa là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, trong khi đảm bảo rằng các tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các nguồn tài nguyên và dịch vụ môi trường chính yếu mà nếu thiếu nó sự thịnh vượng của chúng ta sẽ không được đảm bảo hoàn toàn (OECD, 2011). Dựa trên nền tảng chung này, ngay từ năm 2012 Chính phủ Việt Nam đã đưa ra chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của riêng mình và hệ thống doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có những kế hoạch hành động để hòa nhập vào dòng thác chung này bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau, nhưng thách thức phía trước không phải là ít. Vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đáp ứng các tiêu chí nào để có thể vận hành theo mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn này của họ hiện nay ra sao, và trong thời gian tới các doanh nghiệp cần phải làm gì để tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trở thành nhân tố chủ đạo trong quá trình hoạt động của hệ thống doanh nghiệp cũng như quá trình hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân của Việt Nam? Vấn đề này đã phần nào được các tác giả cả trong và ngoài nước bàn luận bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau, nhưng khả năng đáp ứng của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam đến đâu trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay thì chưa được giải quyết triệt để. Chính vì vậy, trên cở sở sử dụng các phương pháp định tính và định lượng cũng như phương thức tiếp cận liên ngành và chuyên ngành, bài viết giới thiệu một cách nhìn mới đối với mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, phân tích các khả năng đáp ứng yêu cầu mô hình phát triển này của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam, và đưa ra một số gợi ý mang tính chất tham khảo cho việc nâng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: