Danh mục

Nguyễn Huệ và chiến lược con người Hoàng Phủ Ngọc Tường

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 181.14 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguyễn Huệ và chiến lược con người Hoàng Phủ Ngọc TườngNhân theo vua Cảnh Thịnh đi thăm lăng vua Quang Trung, Ngô Thì Nhậm có làm một bài thơ với lời chú thích rất lạ, như thế này: Mùa xuân năm Đinh Tỵ, tôi mộng thấy Thiên Hoàng đế ngự ra Bắc Thành; tôi hầu thảo chiếu thư. Câu cuối cùng ngự bút chữa là: "Trẫm lạc nhân hoàn lưu chính trị" (Trẫm xuống cõi đời, lưu lại chính trị), rồi ngoảnh lại bảo tôi: "Trẫm thêm bảy chữ, người thấy thế nào?" Tôi khấu đầu khen hay. Cũng có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Huệ và chiến lược con người Hoàng Phủ Ngọc Tường Nguyễn Huệ và chiến lược con người - Hoàng Phủ Ngọc Tường Nhân theo vua Cảnh Thịnh đi thăm lăng vua Quang Trung, Ngô ThìNhậm có làm một bài thơ với lời chú thích rất lạ, như thế này: Mùa xuân nămĐinh Tỵ, tôi mộng thấy Thiên Hoàng đế ngự ra Bắc Thành; tôi hầu thảo chiếuthư. Câu cuối cùng ngự bút chữa là: Trẫm lạc nhân hoàn lưu chính trị (Trẫmxuống cõi đời, lưu lại chính trị), rồi ngoảnh lại bảo tôi: Trẫm thêm bảy chữ,người thấy thế nào? Tôi khấu đầu khen hay. Cũng có thể những giấc mơ có thật; nhưng ở đây người ta đọc thấy cáihàm ý của Ngô Thì Nhậm muốn dùng một giấc mơ để khuyên răn vua CảnhThịnh. Như thế là, qua lời tự thẩm định của chính nhà vua trong giấc mơ, thìkhát vọng lớn ở đời của Nguyễn Huệ phải là chiến công mà là chính trị, là làmsao xây đắp được một nền Đại Chính để nhân dân sống có hạnh phúc. Đây là sựđánh giá hết sức sâu sắc của một nhà văn hóa lớn đối với vị anh hùng dân tộc:Nguyễn Huệ không chỉ là một thiên tài quân sự, mà còn là một nhà vương đạomang cái Tâm nhân nghĩa bao trùm cả thời đại ông. Đối tượng toàn diện củachính trị là con người và vì thế, có thể nói đến một Chiến lược con ngườitrong sự nghiệp vĩ đại của Nguyễn Huệ. Truyền thuyết dân gian Bình Định có nói đến một nhân vật lịch sử tên làGiáo Hiến, người thầy toàn diện đã giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạonên bản lĩnh của Nguyễn Huệ từ những năm còn vác cày cho tới khi trở thànhthủ lĩnh khởi nghĩa. Đến trước khi nhắm mắt, thầy giáo Hiến vẫn luôn luôn rănbảo người học trò mà ông đã gởi gắm tất cả kỳ vọng tương lai:Một mai chống vững sơn hàPhải dùng văn trị dung hòa võ côngSau này rực rỡ đai cânPhải dùng đức trị mười phân vẹn mườiNhớ câu thu phục lòng người...Văn trị, Đức trị, Lòng người... có lẽ những bài học vỡ lòng ấy từ thuở dựng cờđã vang động sâu thẳm trong bản chất minh tuệ của Nguyễn Huệ để phát triểnlên thành tư tưởng vương đạo của ông qua suốt sự nghiệp giải phóng và phụchưng dân tộc. Không nghi ngờ gì nữa, rằng một nền chính trị lớn (Đại chính) phải thểhiện đầy đủ lý tưởng An dân của nó. Nguyễn Huệ chăm lo giáo dục quân độicủa ông thành một sức mạnh vì dân trừ bạo từ trong bản chất, những người línhtrên đường dài chinh phạt vẫn sống không lương không tiền, nhưng không lấycái gì của người Bắc hết, hoặc ăn cơm không muối, uống nước lạnh và ngủngoài trời (Thư của linh mục Le Roy ở Kẻ Vĩnh). Dưới quyền Nguyễn Huệkhông thấy sử sách nói tới nạn tham nhũng và hối lộ; ông trừng trị thẳng tay vớibất cứ ai lợi dụng quyền thế để cướp đoạt và ức hiếp nhân dân. Nhật ký của Hộitruyền giáo Bắc kỳ thời đó có ghi lại một sự kiện điển hình: Trước mặt ông ta(Ngô Văn Sở), vua Quang Trung đã xử trảm viên trấn thủ Thanh Hóa và mộtđại thần khác bị khép tội quấy nhiễu đàn áp dân chúng. Thanh lọc mọi yếu tốxúc phạm nhân dân ra khỏi bộ máy cai trị dưới quyền mình, đó là bản chất dânchủ của đường lối Đại Chính của Nguyễn Huệ, mặc dù ở thời đại ông, lịch sửchưa bao giờ có cơ hội để trả giá cho một khái niệm về dân chủ nào hết. Ngay khi lên ngôi vua, Nguyễn Huệ đã công bố lời thề tâm huyết tận đáylòng của một lãnh tụ nghĩa quân đã trải suốt mười bảy năm chiến đấu vì nhândân, rằng nhiệm vụ của ông là dìu dắt dân vào con đường lớn, đưa dân lên cõiđài xuân. Trong nhiều chính sách tiến hành ngay sau đó, chính quyền vuaQuang Trung đã tập trung vào hai nhiệm vụ dân tộc lớn nhất là chống giặc đói(Chiếu khuyến nông), và chống giặc dốt (Chiếu lập học). Đặc biệt, sự chăm loviệc học cho dân đã được nhà vua đưa lên nhiệm cấp bách hàng đầu, nhằm mụcđích nâng cao văn hóa đại chúng và đào tạo nhân tài cho đất nước: Dựng nướclấy dạy học làm đầu; cai trị lấy nhân tài làm gốc. Vì thế dù tình hình kinh tếquốc gia hết sức khó khăn qua chiến tranh, và còn phải tiếp tục đánh giặc, vuaQuang Trung vẫn nỗ lực thực hiện một chính sách văn hóa - giáo dục dân tộcsâu rộng và toàn diện; trong đó lần đầu tiên trong lịch sử phong kiến nước ta,trường học được thành lập đến tận các cấp xã (xã học), các thầy giáo xã (giảngdụ) được triều đình trung ương cấp bằng chứng nhận. Tờ Chiếu lập học nhấnmạnh rằng chăm lo việc học cho nhân dân là quy mô lớn để chuyển loạn thànhtrị. Nét nổi bật nhất trong sách lược vương đạo của Nguyễn Huệ chính làcuộc chinh phục của ông đối với đẳng cấp trí thức ở thời đại ông, những ngườinắm giềng mối xã hội thoạt đầu đã chống lại phong trào nông dân một cáchquyết liệt và mù quáng chưa từng thấy ở bất cứ thời kỳ lịch sử nào khác. Trí thức vốn là những chuyên viên trong mọi lĩnh vực, vẫn giữ vai tròquyết định cho sự tồn tại của mọi chế độ xã hội; và trí thức nho sĩ là nhữngchuyên viên tổng hợp của xã hội phong kiến. Sự thất bại của phong trào TâySơn ở địa bàn phía Nam có nhiều nguyên nhân, trong đó điều quan trọng là TâySơn không có sự hợp tác của trí thức để cai trị ở một ...

Tài liệu được xem nhiều: