Danh mục

Nhà Tây Sơn và Trương Thúc Loan - Hồ Văn Quang

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 192.29 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà Tây Sơn và Trương Thúc Loan - Hồ Văn QuangTừ xưa đến nay, thường những kẻ bạo ngược tham lam, thế nào rồi kết cuộc cũng nhận lãnh cái chết thảm thương! Vinh hiển đó, nhưng tàn bại rồi cũng sắp gần kề đó mà thôi. Trong lịch sử nước ta, làm vua như Lê Long Ðỉnh (con thứ của Lê Hoàn - Lê Ðại Hành) là một vị vua tàn bạo dâm loạn (róc mía trên đầu nhà sư, chơi bời quá độ không thể đi lại, khi nhập triều phải nằm trên sạp để ban bố lệnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà Tây Sơn và Trương Thúc Loan - Hồ Văn QuangNhà Tây Sơn và Trương Thúc Loan - Hồ Văn Quang Từ xưa đến nay, thường những kẻ bạo ngược tham lam, thế nào rồi kếtcuộc cũng nhận lãnh cái chết thảm thương! Vinh hiển đó, nhưng tàn bại rồicũng sắp gần kề đó mà thôi. Trong lịch sử nước ta, làm vua như Lê Long Ðỉnh(con thứ của Lê Hoàn - Lê Ðại Hành) là một vị vua tàn bạo dâm loạn (róc míatrên đầu nhà sư, chơi bời quá độ không thể đi lại, khi nhập triều phải nằm trênsạp để ban bố lệnh cho các quan, do đó ông ta mới có hỗn danh Lê NgọaTriều). Chuyện tàn bạo của vua là vậy, còn chuyện tàn bạo của chúa, các đại thầnlấn áp vua, sát hại đồng liêu, chuyên quyền phản nghịch, tham lam dâm loạn,thì sao? Ðiều này phải nói là đã có xảy ra quá nhiều trong lịch sử thế giới, riêngViệt Nam ta không phải là chuyện ít... cụ thể như: Trần Thủ Ðộ (cuối đời Lý,chuyên quyền, bức tử vua Lý Huệ Tôn, ép Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh mặcdầu hai vị này chỉ là hai đứa bé - Trần Cảnh lúc lên 5, được Trần Thủ Ðộ đemvào cung chơi với Lý Chiêu Hoàng cho có bạn, Ðộ bắt Cảnh phải lo chuyệnphục dịch như têm trầu và mời trầu cho Nữ Hoàng. Lâu ngày, hai trẻ mến nhau,sau hai năm cận kề, Ðộ thấy mưu việc lớn của mình có thể thành, bèn ép NữHoàng phải lấy Cảnh làm chồng ở lứa tuổi dưới 10. Vì còn bé nhỏ, chuyện sinhđẻ chưa có thể xảy ra, nhân cơ hội Lý Thuận Thiên, vợ của Trần Liễu, anh ruộtcủa Cảnh, đang có thai, Ðộ ép Trần Liễu phải xuống tóc đi tu, và ép Cảnh phảilấy Thuận Thiên vừa là chị vợ, vừa là chị dâu. Ðộ nghĩ rằng dòng họ Trần làmgì cũng đã có người nối dõi... Trước chuyện không mấy vừa lòng như vậy, Trần Cảnh không chịu, từ bỏngai vàng đến chùa tu, Ðộ cho biến ngôi chùa thành nơi cung đình, vị trụ trìchùa phải van lạy nhà vua nên trở lại cung đình. Chưa hết, trong đường lối trịquốc của Ðộ, vì không muốn máu huyết nhà Trần lưu lạc ra ngoài nên ép buộctất cả con cháu trong hoàng tộc phải kết duyên với nhau. Về sống với TrầnCảnh, Thuận Thiên đã khai hoa nở nhụy bào thai con của Liễu - tức Trần QuốcTuấn (Hưng Ðạo Vương), và rồi bà ta đã tiếp tục sinh cho Cảnh một bé trai -vua Trần Nhân Tôn sau này...). Hồ Quí Ly (cuối đời Trần, làm quyền nhiếp chính, ỷ thế là ông ngoại vua,vua còn nhỏ, nên lấy cớ chưa đủ sức lo việc xã tắc, chèn ép các quan, bắt phảiđồng thanh kiến nghị bảo vua nhường ngôi lại cho ông ta, và lập nên nhà Hồ).Lê Sát (sau khi Lê Lợi mất, ỷ thế là công thần, ép vua chơi bời trác táng, luôntìm cách mưu hại các công thần khác, nổi bật là vụ án Thị Lộ để tru di tamtộc công thần Nguyễn Trãi, vì Trãi dám để nàng hầu Thị Lộ của mình mâymưa với vua, đến nỗi vua phải cố sức đáp ứng rồi bị thượng mã phong...). Mạc Ðăng Dung (thời Lê Chiêu Tông, nắm binh quyền, lợi dụng tìnhhình rối ren nội loạn, phế bỏ vua lên ngôi lập ra nhà Mạc). Chúa Trịnh có TrịnhGiang hoang dâm vô độ, các quan lại tại phủ chúa can ngăn là cho giết thẳngtay. Chúa Nguyễn cũng lắm chuyện, nhưng nhân vật nổi bật nhất là TrươngPhúc Loan... Những người vừa kể trên, theo thứ tự đều xảy ra trước thời Tây Sơn.Riêng Trương Phúc Loan, nhân vật sau cùng, người viết xin được viết ra đây, vìdầu sao Trương Phúc Loan cũng có ít nhiều dây dưa rễ má với Tây Sơn thôngqua tên tuổi giáo Hiến, vị gia sư duy nhất của 3 anh em Nguyễn Nhạc, NguyễnLữ, Nguyễn Huệ. Như vậy, Trương Phúc Loan là ai và có oán thù gì với Tây Sơn? Ngược dòng thời gian, người ta biết được tại đất Thanh Hóa, có gia đìnhhọ Trương, là một thổ hào tên tuổi trong vùng. Khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủđất Thuận Hóa, Trương Công Ðiều là con trưởng của gia đình họ Trương đượcHoàng trọng dụng trong công cuộc lập nghiệp lớn sau này. Ðiều là người tưchất thông minh, văn võ toàn tài nên Nguyễn Hoàng đã giao cho giữ chức TrấnThủ Quảng Bình. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn xảy ra, ngay trận đầu tiên, Ðiềuđã dành thắng lợi về cho chúa Nguyễn (1627 đánh tan được đợt tấn công lầnthứ nhất của quân Trịnh vào Thuận Hóa). Ðể tỏ lòng mến mộ người thuộctướng giúp mình, Nguyễn Hoàng cho Ðiều được đổi chữ Công (Trương CôngÐiều) ra chữ Phúc cho giống với Phúc của dòng họ Nguyễn Phúc... mình. Từ đó,họ Trương Công... biến mất và trở thành Trương Phúc... cho mãi con cháu vềsau. Hổ phụ sinh hổ tử, con trai của Trương Phúc Ðiều là Trương PhúcPhấn không kém gì về tài thao lược như cha, cũng phá được sự xâm lăng củaquân Trịnh ở lần thứ tư (1468, cuộc chiến Trịnh Nguyễn đã đến hồi khốc liệt,Trương Phúc Phấn cùng con trai Trương Phúc Hùng đốc thúc ba quân trấn giữkiên cố lũy Trường Dục, quyết không để quân Trịnh vượt qua lũy này, và nhưthế là đã phá được sức tiến quân của Trịnh). Trương Phúc Phan là con TrươngPhúc Cương (Cương là con trai thứ hai của Trương Phúc Phấn em Trương PhúcHùng), cũng là người tài giỏi, nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong phủ chúaNguyễn, tài thao lược không kém gì nội tổ, từng phá tan và dẹp yên bọn giặcbiển chuyên nổi dậy quấy nhiễu vùng Côn Lôn... Trương ...

Tài liệu được xem nhiều: