Danh mục

Phân công lao động ngành may

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 199.44 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày việc tổ chức và kiểm soát quá trình phân công lao động trong từng loại sản phẩm cụ thể đối với từng chuyền may sẽ có một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống sản xuất của đơn vị. Nó là nền tảng để nâng cao năng suất lao động cho toàn doanh nghiệp. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân công lao động ngành may PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG NGÀNH MAY Trương Thị Thuỳ Trang, Lê Hiền Nhi Thắm, Nguyễn Phi Long, Nguyễn Hải Thủy, Bùi Thị Thu Thủy Khoa Kiến Trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên TÓM TẮT Ngành may có tính chất sản xuất rất đặc trưng so với những ngành sản xuất ổn định khác. Đó là sự thay đổi liên tục các quy trình sản xuất không xác định trước tùy theo từng sản phẩm khác nhau và các quy trình sản xuất này được thực hiện chủ yếu thông qua các tác động trực tiếp của người lao động. Các đơn vị may thường có sự biến động và thiếu ổn định về lực lượng lao động do những nguyên nhân khách quan khác nhau. Sự mất ổn định thường xuyên này sẽ gây ra cho doanh nghiệp khó khăn trong việc lập kế hoạch và tổ chức sản xuất. Hai đặc trưng cơ bản này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác tổ chức sản xuất khi doanh nghiệp phải thường xuyên đối đầu với sự thay đổi về lao động cũng như về đối tượng sản xuất. Do đó việc tổ chức và kiểm soát quá trình phân công lao động trong từng loại sản phẩm cụ thể đối với từng chuyền may sẽ có một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống sản xuất của đơn vị. Nó là nền tảng để nâng cao năng suất lao động cho toàn doanh nghiệp. Từ khóa: Phân công lao động, tính toán lao động, thiết bị, nhịp độ sản xuất. 1 PHÂN TÍCH CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG HIỆN NAY Phân công lao động là tính toán, sắp xếp chuyển tiếp các bước công việc may một sản phẩm sao cho sử dụng được tay nghề công nhân, thiết bị, máy móc một cách hợp lý có năng xuất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt. Cơ sở để phân công lao động là phải nắm vững tiêu chuẩn kỹ thuật, chủ yếu là phần lắp ráp và thiết bị. Quy trình may sản phẩm phải có đầy đủ các công đoạn cùng với thời gian, thiết bị, dụng cụ và trình độ tay nghề. Phải biết được nhịp độ sản xuất là cơ sở để bố trí thời gian làm việc cho các vị trí một cách hợp lý, phù hợp với tay nghề công nhân và trang thiết bị. Số lượng công nhân trong chuyền hoặc thời gian sản xuất và sản lượng của mã hàng. Nguyên tắc phân công lao động là phải sắp xếp bố trí công việc theo trình tự hợp lý. Các bước công việc được đến vị trí làm việc một cách chính xác. Chỉ nên chia nhỏ một bước công việc khi số lao động lớn hơn hoặc bằng 1, và càng hạn chế số người cùng làm một bước công việc càng tốt. Các bước công việc được phân chia nhỏ thì không được đưa quá xa vị trì làm việc chính. Các công việc có tính chất khác nhau thì không được bố trí vào cùng một vị trí làm việc. Các bước công việc phụ khi ghép với các công việc chính cần phải được cân nhắc kỹ để người công nhân ít phải đi lại, tránh gây lộn xộn trong phân xưởng. iệc lựa chọn công việc cho một người làm cần phải cân nhắc đến tính hợp lý của tay nghề công nhân. Thời gian phân bố cho một lao động phải tương đương với 672 nhịp độ sản xuất và số lao động phải tương đương 1. Thợ chạy chuyền phải chú ý tới những người nhanh nhẹn và số lao động phải nhỏ hơn 1. Tổ trưởng, tổ phó có thể chỉ đơn thuần làm công tác quản lý hoặc cũng tham gia vào sản xuất nhưng sức làm chỉ nên bố trí tối đa khoảng 50% đến 70% Nhìn chung công tác phân công lao động ở một số đơn vị may hiện nay được giao hoàn toàn cho người Tổ trưởng quyết định. Lãnh đạo đơn vị thiếu các biện pháp hoạch định, kiểm tra và giám sát một cách đúng mức đối với công tác này, do đó thường dẫn đến tình trạng bị động trong quá trình sản xuất. Các tổ trưởng thường xuất thân từ những công nhân làm việc lâu năm và có tay nghề nên chưa hẳn đã được trang bị những khả năng cần thiết để phân tích quy trình sản xuất theo nhiều chỉ tiêu và góc cạnh khác nhau. Bên cạnh đó, tổ chức phân công lao động là một công tác mang đầy tính khoa học, kết hợp giữa khả năng quản lý của người chỉ huy với các điều kiện sản xuất thực tế cho nên xây dựng một hệ thống sản xuất tiên tiến theo đúng nghĩa của nó cho tất cả các mã hàng và thích hợp cho mọi thời điểm không phải là chuyện dễ dàng. Vấn đề này đ i hỏi một sự cải tạo tổng thể và được thực hiện theo từng bước, từ kế hoạch nâng cao và trang bị kiến thức quản lý cho các Tổ trưởng, Tổ phó cho đến các lớp đào tạo cho công nhân. Quá trình tổ chức sản xuất một lô hàng trong phạm vi của một chuyền may bao gồm việc xây dựng và phân tích quy trình sản xuất cho mã hàng đó, bố trí và sắp xếp các máy móc thiết bị và tổ chức phân công các công đoạn của quy trình cho từng công nhân thực hiện theo chuyên môn và năng lực của họ sao cho đồng bộ, hợp lý nhằm đạt được một năng suất lao động tương đối. 2 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG 2.1 Nghiên cứu quy trình sản xuất và đặc điểm chuyền may Tổng thời gian sản xuất: Tất cả các vị trí làm việc phải được cân đối về sức làm, tức là không để cho một người quá bận, trong khi người khác lại quá nhàn. Cân đối vị trí làm việc là ta tập hợp các thao tác có cùng tính chất, cùng một loại thiết bị cho vào cùng một vị trí công việc, tính toán sức làm cho vị trí đó sao cho gần bằng nhịp độ sản xuất và có số lao động gần bằng 1. Để cân đối các vị trí làm việc, ta dựa trên 2 tiêu chuẩn như sau: Nhịp độ sản xuất là thời gian chuẩn cần có để một người công nhân tham gia vào quá trình may hoàn tất một sản phẩm. Nhịp độ sản xuất là điểm chuẩn để ta cân đối các vị trí làm việc. Cân đối lý tưởng là mỗi người lao động có một sức làm đúng bằng nhịp độ sản xuất. Sự mất cân đối là thời gian làm việc của các lao động không bằng nhau. Năng lực tổ: Là định mức sản lượng trong 1 ngày của mã hàng mà chuyền may phải sản xuất. Nó được tính bằng tổng thời gian lao động trực tiếp trong ngày chia cho nhịp độ sản xuất. Thời gian lao động trong ngày tùy thuộc vào quy định của mỗi đơn vị và tình trạng tăng ca hay làm thêm giờ trong kế hoạch sản xuất đơn hàng đó. Thời gian thoát chuyền: Là khoảng thời gian theo lý thuyết ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: