Danh mục

Phát triển sản phẩm du lịch từ thanh long tại tỉnh Bình Thuận

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 354.21 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Phát triển sản phẩm du lịch từ thanh long tại tỉnh Bình Thuận" được thực hiện nhằm tận dụng nguồn thanh long dư thừa tại tỉnh Bình Thuận, chủ yếu sử dụng dữ liệu sơ cấp bằng cách khảo sát các đối tượng liên quan nhằm phân tích mức độ hài lòng của du khách về sản phẩm. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển sản phẩm du lịch từ thanh long, góp phần tạo doanh thu và tạo ấn tượng với du khách về điểm đến Bình Thuận. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển sản phẩm du lịch từ thanh long tại tỉnh Bình Thuận PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TỪ THANH LONG TẠI TỈNH BÌNH THUẬN Phạm Hà Nhật Uyên*, Trần Thanh Quí, Trần Minh Hòa Khoa Quản trị Du lịch - Nhà hàng – Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trịnh Ngọc AnhTÓM TẮTNghiên cứu này được thực hiện nhằm tận dụng nguồn thanh long dư thừa tại tỉnh Bình Thuận, chủ yếusử dụng dữ liệu sơ cấp bằng cách khảo sát các đối tượng liên quan nhằm phân tích mức độ hài lòng củadu khách về sản phẩm. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triểnsản phẩm du lịch từ thanh long, góp phần tạo doanh thu và tạo ấn tượng với du khách về điểm đến BìnhThuận.Từ khóa: Sản phẩm du lịch, Thanh long, Bình Thuận1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀITỉnh Bình Thuận là địa phương sỡ hữu nhiều loại hình, sản phẩm du lịch có tiềm năng như: Du lịch sinhthái biển, đảo; du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tắm khoáng nóng; du lịch ẩm thực; du lịch tâm linh; dulịch văn hóa (gồm quần thể tháp Chăm Pôsah Inư, lễ hội độc đáo: Lễ hội Nghinh ông, Đua thuyền,Mbăng Katê, Trung thu…), đặc biệt là quần thể tự nhiên độc đáo như: Đồi cát bay Mũi Né, Đồi cát HòaThắng, Đồi Hồng, Bàu Trắng, Suối Tiên… Với quan điểm nâng cao chất lượng, đa dạng các sản phẩmdu lịch là một trong những yếu tố quan trọng thu hút du khách, tạo sức hấp dẫn để khách du lịch đếnkhông chỉ một lần, Bình Thuận coi trọng việc sáng tạo, đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩmdu lịch theo định hướng rõ ràng trên sơ sở hệ thống tài nguyên du lịch của các địa phương trong tỉnh.Theo nghiên cứu năm 2020 của Đinh Kiệm; Võ Xuân Nghĩa, ẩm thực và mua sắm là một trong nhữngyếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu của du khách. Đặc sản có vai trò thiết yếu trong việc phát triển du lịch,đặc biệt là đối với các đối tượng như khách du lịch, điểm du lịch, các cơ sở sản xuất... Đối với khách dulịch, đặc sản là một phần không thể thiếu trong chuyến đi, khách du lịch có thể mua về làm quà tặng chongười thân, bạn bè… hoặc lưu lại làm kỷ niệm cho chuyến đi của mình. Đối với các điểm du lịch, đặcsản tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm du lịch, tăng sức hấp dẫn của điểm đến góp phần giữ chân dukhách, tăng nguồn thu cho ngành du lịch,… Đối với các cơ sở sản xuất, việc chế biến đặc sản góp phầntạo công việc cho người dân bản địa, đem lại hiệu quả kinh tế cho vùng miềnThanh long của tỉnh Bình Thuận trong những năm qua đã không ngừng tăng nhanh, cả diện tích và sảnlượng. Tổng diện tích thanh long toàn tỉnh hiện có hơn 33.000 ha với sản lượng hàng năm khoảng700.000 tấn. Việc trồng thanh long đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với nhiều loại cây trồng khácvà nâng cao thu nhập cho người nông dân. Bên cạnh việc tiêu thụ thanh long trái tươi, Bình Thuận đãcó nhiều doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến sản phẩm từ trái thanh long như: nước ép, sấy khô, sấydẻo, rượu vang thanh long… bước đầu đã thâm nhập thị trường và được người tiêu dùng quan tâm. Song 1559song đó, các sản phẩm từ thanh long cần độc đáo và đa dạng hơn, tập trung vào nhu cầu sử dụng sảnphẩm đặc sản của du khách.2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG ĐẶC SẢN TẠI TỈNH BÌNH THUẬNNăm 2023, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh diễn ra khá ổn định. Lượng khách du lịch tháng ước đạt701,1 ngàn lượt khách, tăng 2,58% so tháng trước và tăng gần 2 lần so với tháng cùng kỳ năm trước;ngày khách phục vụ ước đạt 1.311,4 ngàn ngày khách, tăng 2,8% so với tháng trước và tăng 2,16 lần sovới cùng kỳ năm trước. Quý I/năm 2023 ước đạt 2.082,6 ngàn lượt khách, tăng 2,2 lần so với cùng kỳnăm trước; ngày khách phục vụ ước đạt 3.886,4 ngàn ngày khách tăng, 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước.Lượng khách quốc tế trong tháng dự ước đạt 24,2 ngàn lượt khách, tăng 2,5% so với tháng trước và tăng14,2 lần so với cùng kỳ năm trước; ngày khách phục vụ dự ước đạt 98,4 ngàn ngày khách, tăng 2,65%so với tháng trước và tăng 14,7 lần so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế chủ yếu Hàn Quốc, Đứcvà Nga. Quý I/2023 ước đạt 67,8 ngàn lượt khách, tăng 7,3 lần so với cùng kỳ năm trước; ngày kháchphục vụ ước đạt 276 ngàn ngày khách, tăng 7,8 lần so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ hoạt độngdu lịch trong tháng ước đạt 1.805,9 tỷ đồng, tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 2,7 lần so với cùng kỳnăm trước. Quý I/2023 ước đạt 5.367,3 tỷ đồng, tăng 2,8 lần so với cùng kỳ năm trước. Đặc sản tỉnh Bình Thuận phải kể đến như: Cốm hộc Phan Thiết, nước mắm Phan Thiết, chả mực, mựcmột nắng Phan Thiết, thanh long, bánh hỏi lòng heo, bánh quai vạc, răng mực nướng, bánh tráng nướngmắm ruốc, bánh canh chả cá, bánh căn, cá lồi xối mỡ, mủ trộm, lẩu thả Mũi Né, mì Quảng vịt, bánh rế,dông cát nướng muối ớt, khô hải ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: