Phát triển thương hiệu: Cần sự đầu tư bài bản-phần2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển thương hiệu: Cần sự đầu tư bài bản-phần2Phát triển thương hiệu:Cần sự đầu tư bài bảnXuất khẩu trực tiếp từ lâu vẫn là niềm ao ước của các doanhnghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, thực hiện được điều đó không dễ vìhầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thường thiếu thông tin về thịtrường thế giới và không chủ động trong tiếp cận đối tác, thậm chírất thiếu kỹ năng trong tham gia thị trường quốc tế.Tạo sự khác biệt của sản phẩmThực tế cho thấy, đại bộ phận các doanh nghiệp Việt Nam có quymô nhỏ và vừa, thiếu sự gắn kết tập trung giữa các cơ sở sảnxuất nên khó đáp ứng được những đơn hàng lớn. Mặt khác, hầuhết các doanh nghiệp chưa có điều kiện và cũng chưa chú trọngđầu tư cho xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm vàthương hiệu doanh nghiệp, nhất là việc tạo mẫu và thiết kế.Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranhcủa hàng thủ công mỹ nghệ. Hệ quả là rất nhiều hàng thủ côngViệt Nam không có những công dụng rõ rệt và chưa hướng vàomục tiêu chiếm lĩnh một thị trường cụ thể nào. Ví dụ, thị trườngchâu Phi và Tây Nam Á thường ưa chuộng những sản phẩm màusắc đậm, hàng khổ to, thô ráp, không cần tinh xảo, phù hợp vớithiên nhiên và không gian rộng.Thị trường Ả Rập thường không thích những sản phẩm có hìnhsư tử, hổ, báo, hươu nai vì không phù hợp với đặc trưng văn hóanắng nóng sa mạc cát của vùng này. Nếu chúng ta cứ sao chépdập khuôn kiểu dáng giữa các doanh nghiệp với nhau hoặc củaTrung Quốc thì sẽ gặp những vấn đề rắc rối về mặt pháp lý và sởhữu trí tuệ. Còn nếu chỉ làm theo mẫu mã của các nhà nhập khẩunước ngoài thì ta sẽ bị thụ động, ỷ lại và trông chờ, và điều nàychỉ mang lại những giá trị gia tăng nhỏ nhoi cho các doanhnghiệp, vì thiếu tính chủ động trong huy động các nguồn lực sảnxuất.Đó là chưa kể, thị hiếu con người luôn biến đổi theo thời gian,nếu các doanh nghiệp không chịu nghiên cứu mà cứ sử dụng cácmẫu mã cũ sẽ rất dễ gây nhàm chán. Vì vậy, việc đưa ra đượcnhững sản phẩm độc đáo sẽ có tính quyết định quan trọng trongnâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Chủ động tìm thị trường Việc xuất khẩu qua trung gian đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sản xuất phải chấp nhận giá bán thấp, gây ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp và thu nhập người lao động, khó nắm bắt được nhu cầu kháchhàng. Không chỉ mất chi phí trung gian mà các doanh nghiệp cònmất đi cơ hội được giới thiệu về sản phẩm của mình bởi vì sảnphẩm xuất ra nước ngoài phải mang nhãn mác của các nhà phânphối lớn trên thế giới.Theo một khảo sát của Trường Đại học Thương mại năm 2008,có tới 80% số hợp đồng xuất khẩu nông sản, thủ công mỹ nghệđược ký kết với nước ngoài là do đối tác tự tìm đến. Điều đó chothấy, nếu các doanh nghiệp năng động hơn nữa trong việc tìmkiếm đối tác thì tiềm năng rất dồi dào.Theo các chuyên gia, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần chủ độngtìm kiếm qua các kênh làm việc trực tiếp hoặc qua các đoàn khảosát, qua Thương vụ Việt Nam tại các nước hoặc qua các hội chợ,triển lãm, qua người thân, bạn bè đi du lịch, công tác ở nướcngoài... Đặc biệt là phải tìm được các kênh phân phối riêng bằngnhững mặt hàng đặc biệt với những mẫu mã độc đáo khác lạ, tạosự khác biệt cho sản phẩm để nâng sức cạnh tranh trên thịtrường.Tất nhiên là phải đảm bảo cân bằng giữa chất lượng và giá thànhsản phẩm, đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt với những yêu cầu vềthời hạn giao hàng, tính linh hoạt, các vấn đề về hậu cần, các tiêuchuẩn về trách nhiệm xã hội của nhà xuất khẩu...Muốn có chỗ đứng lâu bền trên thị trường quốc tế, ngoài mặtcạnh tranh về kiểu dáng, mẫu mã thì yếu tố sức nặng văn hóa kếttinh trong sản phẩm là đặc biệt quan trọng. Muốn hội nhập thànhcông và trở thành đối tác tin cậy của các bạn hàng quốc tế, chúngta phải tuân thủ luật lệ của nước nhập khẩu cũng như các điềuước quốc tế. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kĩ năng kinh doanh kĩ năng xây dựng thương hiệu bí quyết xây dựng thương hiệu kiến thức thương hiệu kiến thức marketingTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Quản trị học: Phần 1 - PGS. TS. Trần Anh Tài
137 trang 811 12 0 -
6 trang 642 0 0
-
Giáo trình Quản trị quan hệ khách hàng: Phần 1
44 trang 534 4 0 -
47 trang 488 6 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 487 9 0 -
Nguyên lý kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu: Phần 1 - GS.TS. Võ Thanh Thu
225 trang 431 4 0 -
Giáo trình Quản trị kinh doanh nhà hàng (Nghề: Quản trị nhà hàng)
226 trang 413 8 0 -
Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về Nhà hàng Buffet Topokki Dookki chi nhánh D2
5 trang 404 10 0 -
100 câu hỏi trắc nghiệm môn: hành vi tổ chức
6 trang 375 0 0 -
Lý thuyết và bài tập Quản trị sản xuất và dịch vụ (Tái bản lần thứ bảy): Phần 1
222 trang 368 0 0
Tài liệu mới:
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH Thị trấn Vĩnh Bảo
4 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Việt Hưng, Long Biên
4 trang 0 0 0 -
9 trang 0 0 0
-
117 trang 0 0 0
-
116 trang 0 0 0
-
26 trang 0 0 0
-
116 trang 0 0 0
-
108 trang 0 0 0
-
6 trang 0 0 0
-
Bán tổng hợp và đánh giá tác động ức chế enzym acetylcholinesterase của một số dẫn chất hesperetin
6 trang 0 0 0