Danh mục

Sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học kiến thức “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” ở thực vật Sinh học 11

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 551.48 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày về quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học (HĐDH) kiến thức “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” ở thực vật (TV) – Sinh học 11 – Trung học phổ thông (THPT) bằng phương pháp Bàn tay nặn bột (BTNB). Quy trình này được minh họa cụ thể thông qua việc thiết kế và tổ chức HĐDH kiến thức về “Thoát hơi nước”
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học kiến thức “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” ở thực vật Sinh học 11 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TRONG DẠY HỌCKIẾN THỨC “CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG” Ở THỰC VẬT SINH HỌC 11 TRƯƠNG THỊ THANH MAI 1, *, HOÀNG THỊ HÒA 2 TRƯƠNG THỊ KIM LOAN 3, HỒ THỊ THANH TÂM 4 1 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng * Email: thanhmai221078@gmail.com 2 Trường THPT Chuyên Quốc học, Huế 3 Trường THPT Nguyễn Trãi, Đà Nẵng 4 Trường THPT Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng Tóm tắt: Bài báo trình bày về quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học (HĐDH) kiến thức “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” ở thực vật (TV) – Sinh học 11 – Trung học phổ thông (THPT) bằng phương pháp Bàn tay nặn bột (BTNB). Quy trình này được minh họa cụ thể thông qua việc thiết kế và tổ chức HĐDH kiến thức về “Thoát hơi nước”. Đây là những gợi ý giúp giáo viên (GV) THPT tham khảo cho việc thiết kế và tổ chức HĐDH bằng phương pháp BTNB nhằm góp phần đáp ứng định hướng đổi mới giáo dục phổ thông. Từ khóa: Bàn tay nặn bột, chuyển hóa vật chất và năng lượng, quy trình.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh học (SH) là một môn khoa học mang có nhiều nội dung kiến thức gắn với thựcnghiệm. Tuy nhiên, các thí nghiệm trong chương trình môn SH hiện hành chủ yếu mang tínhchất minh họa các kiến thức của bài học lý thuyết. Điều này hạn chế việc học sinh (HS) tựchiếm lĩnh tri thức khoa học một cách chủ động, thỏa mãn nhu cầu tìm tòi hiểu biết, óc tò mò,sáng tạo khoa học. Khắc phục vấn đề này, phương pháp “Bàn tay nặn bột” chú trọng đến việchình thành kiến thức cho HS thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hayđiều tra... Từ đó, chính HS tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trước đó. Cũng nhưcác phương pháp dạy học tích cực khác, BTNB luôn coi HS là trung tâm của quá trình nhậnthức, chính HS là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của GV.Ngoài ra, phương pháp này còn có tiến trình dạy rõ ràng, dễ hiểu, có thể áp dụng phù hợp vớiđiều dạy học hiện nay ở nhà trường phổ thông. Nội dung kiến thức phần “Chuyển hóa vật chất - năng lượng” ở TV - Sinh học 11 tươngđối gần gũi và thường gặp trong đời sống hằng ngày của HS. Do đó, việc sử dụng phươngpháp BTNB sẽ hình thành tư duy sáng tạo cho HS, kích thích sự tìm tòi, tự trao đổi kiến thứccủa bản thân mỗi HS.2. NỘI DUNG2.1. Khái quát về phương pháp Bàn tay nặn bột Phương pháp dạy học BTNB được khởi xướng bởi Giáo sư Georges Charpak. Đây làphương pháp dạy học tích cực dựa trên cơ sở của sự tìm tòi – nghiên cứu, áp dụng cho việcdạy học các môn khoa học tự nhiên. Dưới sự giúp đỡ của GV, HS có thể đặt ra các câu hỏi,các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu về sự vật hiện tượng, tiến hành thực nghiệm nghiêncứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích,tổng hợp kiến thức. 208BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Mục tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mêkhoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp BTNB cònchú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết, đồng thờiphương pháp này còn hình thành và phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho HS.2.2. Xác định chủ đề học tập nội dung kiến thức phần “Chuyển hóa vật chất và nănglượng” ở thực vật – Sinh học 11 Nội dung kiến thức phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” ở TV – SH 11 được thiếtkế với tổng thời lượng gồm 10 tiết lý thuyết và 3 tiết thực hành. Trong đó, nội dung của cácbài thực hành chỉ mang tính chất minh họa kiến thức đã học ở phần lý thuyết. Cấu trúc nàychưa phát triển tối ưu năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tìm hiểu tự nhiên choHS. Vì vậy, từ những lý do trên, chúng tôi đề xuất logic nội dung kiến thức phần “Chuyển hóavật chất và năng lượng” ở TV – SH 11 thành 3 chủ đề được mô tả trong bảng 1. Bảng 1. Các chủ đề học tập nội dung kiến thức phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” ở thực vật – Sinh học 11 Chủ đề Chương trình hiện hành Logic của chủ đềTrao đổi Bài (B)1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ - Sự hấp thụ nước và muối khoáng ởnước, B2: Vận chuyển các chất trong cây rễkhoáng và B3: Thoát hơi nước - Thực hành: Thí nghiệm thoát hơinitơ ở TV B4: Vai trò của các nguyên tố khoáng nước  Thoát hơi nước(6 tiết) B5 + 6: Dinh dưỡng Nitơ ở TV - Vận chuyển các chất trong cây B7: Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và - Thực hành: Thí nghiệm vai trò của thí nghiệm về vai trò phân bón phân bón  Vai trò của các nguyên tố khoáng và dinh dưỡng Nitơ ở TV.Quang B8: Quang hợp ở TV. - Thực hành: Phát hiện diệp lục vàhợp ở TV B9: Quang hợp ở các nhóm TV C3, C4 và CAM carotenoid  Quang ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: