Danh mục

Tác dụng bảo vệ tế bào nấm men của Epigallocatechin-3 gallate (EGCG) giảm các tổn thương oxi hóa gây bởi chùm tia Rơnghen (tia X)

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 945.11 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi tiếp xúc với những bức xạ ion hóa, tế bào thường có thể bị chết hoặc xuất hiện những đột biến mà nguyên nhân do sự đứt gãy đơn hoặc đôi trong cấu trúc của DNA. Epigallocatechin gallate (EGCG) có trong trà xanh được xem như một chất chống oxi hóa. Tác động bảo vệ của EGCG đối với tế bào nấm men khi bị chiếu xạ cũng được xem xét.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác dụng bảo vệ tế bào nấm men của Epigallocatechin-3 gallate (EGCG) giảm các tổn thương oxi hóa gây bởi chùm tia Rơnghen (tia X)TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 TÁC DỤNG BẢO VỆ TẾ BÀO NẤM MEN CỦA EPIGALLOCATECHIN-3 GALLATE (EGCG) GIẢM CÁC TỔN THƯƠNG OXI HÓA GÂY BỞI CHÙM TIA RƠNGHEN (TIA X) TRẦN THỊ NHÀN Trường Đại học Điện lực Hà Nội Email: nhantt@epu.edu.vn Tóm tắt: Khi tiếp xúc với những bức xạ ion hóa, tế bào thường có thể bị chết hoặc xuất hiện những đột biến mà nguyên nhân do sự đứt gãy đơn hoặc đôi trong cấu trúc của DNA. Epigallocatechin gallate (EGCG) có trong trà xanh được xem như một chất chống oxi hóa. Tác động bảo vệ của EGCG đối với tế bào nấm men khi bị chiếu xạ cũng được xem xét. Tế bào nấm men được chia thành hai nhóm (một nhóm không được bổ sung EGCG và một nhóm được bổ sung EGCG) và cùng nuôi cấy trong cùng một điều kiện nhiệt độ và các điều kiện bên ngoài như nhau. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy EGCG rất hữu ích trong việc chống lại các tác hại của chùm tia Rơnghen đối với tế bào nấm men. Từ khóa: Chất chống oxi hóa, bức xạ ion hóa, Epicatechin, đứt gãy DNA, tế bào ung thư.1. MỞ ĐẦU Khi vi sinh vật tiếp xúc với bức xạ ion hóa, các bức xạ ion hóa này sẽ gây những tổnthương đối với DNA trong tế bào (tương tác trực tiếp) hoặc những bức xạ ion hóa sẽ tương tácvới các phân tử nước tạo ra những gốc tự do (OH*, H*). Những gốc tự do này sẽ gây ra nhữngtổn thương đối với DNA như đứt gãy đơn hoặc đứt gãy đôi của DNA trong tế bào (tương tácgián tiếp). Đối với đứt gãy đôi gây ra những tổn thương nghiêm trọng đối với các tế bào bởivới tế bào có đứt gãy đôi trong DNA thì rất khó để tái tạo hoặc quá trình tái tạo sẽ không hoànthiện và xuất hiện những đột biến (tế bào lạ hay còn gọi là tế bào ung thư) [1]. Đã từ lâu, những chất có từ thiên nhiên đã được sử dụng làm chất chống oxi hóa để làmgiảm những ảnh hưởng sinh học của các bức xạ ion hóa. Những chất chống oxi hóa là những chấthóa học mà có khả năng làm giảm tác dụng oxi hóa. Những chất có trong tự nhiên như catechin,vitamin C, polyphenol… đã được sử dụng để làm giảm tác dụng của các bức xạ ion hóa. Catechin có trong rau quả và rượu đặc biệt là catechin chiếm 25% những chất có trong láchè tươi. Epigallaloocatechin-3 gallate (EGCG), epigallocatechin (EGC) và epicatechin (EC)là những catechin cơ bản có trong lá chè tươi. Từ những kết quả thu được đã chỉ ra tỷ lệ sốngsót của tế bào nấm men được nuôi cấy trong môi trường có chứa EGCG lớn hơn các tế bàođược nuôi cấy trong môi trường không chứa EGCG khi tế bào nấm men được chiếu xạ bởichùm tia Rơnghen. Điều đó chứng tỏ vai trò bảo vệ đối với tế bào nấm men của EGCG (mộtthành phần chính trong lá chè xanh) trong việc chống lại các bức xạ ion hóa gây ra bởi chùmtia rơnghen.2. NỘI DUNG2.1. Vật liệuvà phương pháp nghiên cứu2.1.1. Vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng tế bào đơn là dạng tế bào nấm men S288c(RAD+). 348HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 Các thí nghiệm được thực hiện tại Viện Kỹ thuật hạt nhân, Đại học Fukui, Nhật Bản vàTrung tâm Chiếu xạ Đại học Osaka, Nhật Bản dưới sự hướng dẫn của giáo sư YoshinobuIZUMI, Đại học Fukui, Nhật Bản trong thời gian từ tháng 3/2017 - 3/2018.2.1.2. Hợp chất tự nhiên dùng trong thí nghiệm Hợp chất sử dụng trong nghiên cứu là Epigallaloocatechin-3 gallate (EGCG) được muatừ công ty NAGARA, Nhật bản (độ tinh khiết: 99%). EGCG có cấu trúc hóa học như sau: Hình 1. Cấu trúc hóa học của Epigallaloocatechin -3 gallate (EGCG)2.1.3. Phương pháp nghiên cứu [7] Tế bào nấm men S288c được ủ ở nhiệt độ 300C trong dung dịch YPD, thời gian ủ là 24hvới điều kiện có và không có chất EGCG, sau đó các tế bào nấm men được giảm thiểu tới mậtđộ 200 tế bào/ml và được lọc vào các màng nuôi tế bào. Mỗi một màng nuôi tế bào chứa 200tế bào và được đặt vào khay có đường kính 50mm. Để đo tỷ lệ sống sót của tế bào, mỗi màng nuôi chứa 200 tế bào được chiếu xạ bởi chùmtia Rơnghen phát ra từ nguồn phát Rơnghen (U=60KV, I=5mA) tại Trung tâm nghiên cứu kỹthuật hạt nhân-đại học Fukui, Nhật bản với cường độ từ 0-100Gy sau đó được đặt vào YPDdạng rắn và ủ để tế bào phát triển trong khoảng 2 ngày ở nhiệt độ 300C. Sau 2 ngày chúng tôiđếm số lượng tế bào trên các màng nuôi tế bào. Khi đó: A S  B Trong đó: S: tỷ lệ sống sót của tế bào. A: Số tế bào đếm được trên màng nuôi được chiếu xạ. B: Số tế bào đếm được trên màng nuôi không chiếu xạ (liều chiếu 0Gy).2.2. Kết quả thu được 1.2 Tỷ lệ sống của tế bào 1 0.8 0.6 WT 0.4 0.2 WT+ECGC10μ M 0 0 20 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: