Tâm lý học - đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tâm lý học - đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lýTÂM LÝ HỌC - ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ. Chương 1 ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ.I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ. 1. Khái niệm về tâm lý học quản lý Tâm lý học là một khoa học nghiên cứu những quy luật của tâm lý người. ngày nay tâm lýđược vận dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: Tâm lý học : Tâm lý học lao động Tâm lý học sư phạm Tâm lý học sáng tạo Tâm lý học quản lý Tâm lý học quản lý là một chuyên ngành của tâm lý học, chuyên nghiên cứu những vấnđề trong hoạt động quản lý, nhằm làm cho hoạt động quản lý đạt được hiệu quả tối ưu. Tâm lý học quản lý : Tâm lý học quản lý kinh doanh, Tâm lý học quản lý sản xuất Tâm lý học quản lý quân sự Tâm lý học quản lý y tế Tâm lý học quản lý giáo dục Tâm lý học quản lý hành chính Hoạt động quản lý trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước có những đặc điểm riêngso với các tổ chức quản lý khác, vì vậy đòi hỏi phải có chuyên ngành tâm lý học qủan lý chuyênbiệt. Theo hướng tiếp cận như vậy, có thể xem Tâm lý học quản lý hành chính nhà nước là một phân ngành của tâm lý học quản lý,chuyên nghiên cứu về những vấn đề trong tâm lý trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. 2. Đối tượng của tâm lý học quản lý : Tâm lý học quản lý Đối tượng nghiên cứu là tâm lý của con người trong hoạt động quản lý. Tâm lý học quảnlý nghiên cứu các hiện tượng tâm lý nẩy sinh trong hoạt động quản lý, các quy luật hình thànhvà ảnh hưởng của những hiện tượng này trong hoạt động quản lý con người. Tâm lý học quản lý hành chính nhà nước Đối tượng của tâm lý học trong quản lý hành chính Nhà nước là những quy luật nẩysinh, biểu hiện và phát triển của những hiện tượng tâm lý con người trong hoạt động quản lýhành chính nhà nước. 3. Nhiệm vụ của tâm lý học quản lý - Nghiên cứu những đặc điểm tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội của tập thể với tư cách làchủ thể của họat động quản lý : Ví dụ như: bầu không khí tâm lý tập thể, truyền thống tập thể, dư luận, tâm trạng tậpthể, xung đột tâm lý trong tập thể, uy tín người lãnh đạo vv. - Nghiên cứu cơ sở tâm lý học trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý, lãnhđạo trong các lĩnh vực quản lý - Nghiên cứu những đặc trưng trong hoạt động giao tiếp, - Những vấn đề nhân cách của người quản lý, các phẩm chất tâm lý của người lãnh đạo,các phong cách lãnh đạo, - Những vấn đề tâm lý trong tập thể quản lý, ê kíp lãnh đạo, những con đường biệnpháp, hình thành và phát triển nhân cách người lãnh đạo quản lý cũng như vấn đề đào tạo bồidưỡng cán bộ lãnh đạo. - Nghiên cứu những vấn đề liên quan tới việc động viên, thúc đẩy họat động cá nhân vàtập thể lao động Ví dụ như nhu cầu, động cơ làm việc, các định hướng giá trị xã hội, tâm thế các thànhviên. 1 - Nghiên cứu những vấn đề trong các tổ chức cán bộ, như việc tuyển chọn đánh giá sắpxếp cán bộ, trong công tác tư tưởng và công tác kiểm tra. Thực tế hiện nay có thể nghiên cứu những vấn đề sau + Những khó khăn thường gặp phải trong họat động của người lãnh đạo + Xung đột tâm lý trong hệ thống xã hội, giúp cho việc tìm ra những khâu có ý nghĩa nhấttrong họat động. + Những vi phạm của người lãnh đạo đối với qui định về chức vụ, sự lạm quyền 4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tâm lý học quản lý. Về mặt lý luận: Tâm lý học quản lý giúp cho nhà quản lý một hệ thống lý luận, các qui luật chung nhấttrong trong việc quản lý con người tránh được những sai lầm trong tuyển chọn cán bộ trong giaotiếp trong họach định kế họach quản lý. Về mặt thực tiễn - Giúp nhà quản lý hiểu được những người dưới quyền, giải thích được những hành vicủa họ, dự đoán truớc họ hành động như thế nào trong tình huống sắp tới. Điều này rất cầnthiết giúp cho việc tuyển chọn, sắp xếp sử dụng con người hợp lý. - Giúp cho nhà quản lý nắm được cách thức nhận xét đánh giá con người một cách đúngđắn, khách quan, giúp cho nhà lãnh đạo quản lý biết cách tác động mềm dẻo nhưng kiên quyếtđến cấp dưới, đến từng cá nhân và tâp thể phát huy tốt đa tiềm năng của họ trong công việcthực hiện mục tiêu của tổ chức. - Đối với nhân viên, cấp dưới, tri thức tâm lý học quản lý giúp họ hiểu được tâm lý củađồng nghiệp, cấp trên, và bản thân mình, biết cách ứng xử hợp lý, phát huy ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tâm lý học quản lý Tài liệu tâm lý học quản lý Phương pháp tâm lý học quản lý Đối tượng tâm lý học quản lý Nhiệm vụ tâm lý học quản lýGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tâm lý học quản lý (In lần thứ 4): Phần 1
140 trang 120 1 0 -
Giáo trình Tâm lý học quản lý: Phần 1 - TS. Dương Thị Kim Oanh
92 trang 88 1 0 -
Giáo trình Tâm lý học quản lý (In lần thứ 4): Phần 7
149 trang 82 1 0 -
Giáo trình Tâm lý học quản lý: Phần 1 - PGS.TS. Vũ Dũng
85 trang 68 0 0 -
Bài giảng Tâm lý học quản lý - TS.Trần Minh Hằng
134 trang 43 0 0 -
6 trang 32 0 0
-
Bài giảng Tâm lý học quản lý: Chương IV - TS. Trần Thị Thu Mai
84 trang 28 0 0 -
Giáo trình Tâm lý học quản lý - Trần Thị Minh Hằng
251 trang 27 0 0 -
Đề cương ôn tập Tâm lý học quản lý
40 trang 25 0 0 -
Sổ tay hướng nghiệp nghề gì, làm gì
314 trang 25 0 0 -
Giải quyết xung đột bằng tâm lý học quản lý
6 trang 24 0 0 -
Tâm lý quản lý - Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
133 trang 23 0 0 -
12 trang 23 0 0
-
Giáo trình Tâm lý học quản lý: Phần 2 - PGS.TS. Vũ Dũng
142 trang 22 0 0 -
Bài giảng Tâm lý học quản lý: Chương 3 - TS. Trần Thị Thu Mai
49 trang 22 0 0 -
Nâng cao kiến thức quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý học viên ở các trường sĩ quan quân đội
3 trang 22 0 0 -
26 trang 22 0 0
-
Giáo trình Tâm lý học quản lý: Phần 2 - TS. Dương Thị Kim Oanh
90 trang 20 1 0 -
Tâm lý khoa học trong quản lý hành chính: Phần 1
89 trang 20 0 0 -
Giáo trình tâm lý học quản lý - PGS.TS Vũ Dũng
227 trang 19 0 0