Danh mục

Tản mạn Trần Quang Diệu - Trần Thị Huyền Trang

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 211.70 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tản mạn Trần Quang Diệu - Trần Thị Huyền TrangMùa xuân ở vùng thượng nguồn sông Kim Sơn năm ấy khác hẳn mọi năm. Cỏ cây ngái ngủ. Mây trắng cứ sà xuống ôm vai núi Kim Bồng một cách ủ dột. Từ hạ lưu nhìn lên ngọn núi xanh sẫm với vầng mây bông lãng đãng có vẻ đẹp vừa thơ mộng lại vừa u hoài. Nó xui người ta nhớ nhung rất nhiều điều, lo nghĩ rất nhiều điều, nhất là khi người ta lại sinh sống trên một dải đất sơn phòng có ít nhiều đặc sản...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tản mạn Trần Quang Diệu - Trần Thị Huyền TrangTản mạn Trần Quang Diệu - Trần Thị Huyền Trang Mùa xuân ở vùng thượng nguồn sông Kim Sơn năm ấy khác hẳn mọinăm. Cỏ cây ngái ngủ. Mây trắng cứ sà xuống ôm vai núi Kim Bồng mộtcách ủ dột. Từ hạ lưu nhìn lên ngọn núi xanh sẫm với vầng mây bông lãngđãng có vẻ đẹp vừa thơ mộng lại vừa u hoài. Nó xui người ta nhớ nhung rấtnhiều điều, lo nghĩ rất nhiều điều, nhất là khi người ta lại sinh sống trên mộtdải đất sơn phòng có ít nhiều đặc sản trời cho, tức là có cái để sợ mất. Cheoleo trên tất cả mọi nỗi sợ là tội chết chém lơ lửng trong không trung, chưabiết sẽ rơi xuống đầu mình vào lúc nào. Số là ở đây có ba thứ tuyệt phẩm.Thứ nhất là người đẹp, thứ nhì là trà cam khổ, thứ ba là cá bống cát. Trongđó, người đẹp là thứ quý nhất, cực hiếm, trăm năm mới có một người, nhưngđã xuất thế thì phi phàm, dáng như tiên, mặt như ngọc, hương như sen. Songđó chỉ là truyền thuyết, từ vài mươi năm trở lại đây chưa thấy. Dân chúngmột dải dọc sông như Vạn Hội, Thanh Lương, Năng An, Đại Định chưa nếmcái đại phúc hoặc đại họa về người đẹp. Còn hai thứ sau là có thật, đã làm nên sự thao thức sảng khoái củangười thưởng lãm đồng thời làm hao tổn không ít mồ hôi, nước mắt và cảmáu dân lành. Cá bống cát tên chữ là Bình Giang sa ngư, con lớn nhất chỉnhỉnh hơn ngón tay út người đẹp một tị tì teo, đánh từ sông lên còn giẫy tanhtách. Làm qua một lượt, ướp nước mắm nhỉ gia thêm hành tiêu An Lão, lậptức con nào con nấy thân rướn cong như một dấu phẩy. Ướp độ nửa khắctrong trã đất đem kho trên lửa than riu riu, mùi thơm bốc lên tận thiên đình,Ngọc Hoàng đang bệnh cũng lồm cồm trở dậy đòi ăn cá bống cát kho tiêuvới cơm gạo Thần Nông. Mà phải đúng cá bống cát sông Lại (một đoạn dướicủa sông Kim Sơn) thì mới tuyệt ngon. Ăn xong, lại không muốn uống mộtthứ bồ đào mỹ tửu nào ngoài trà cam khổ hái trên các triền núi Vạn Hội. Thứtrà này được chế biến từ ngọn cây chè núi chỉ vùng này mới có, cọng lớn, láthô, ngắt vào quãng mờ sáng, phơi trở chín sương chín nắng rồi sao đảo liêntục thâu đêm trên lửa đã hãm nhiệt cho đến khi lá săn lại, khô giòn mà khôngbị sém. Nâng một cốc trà cam khổ bốc khói, ngửi qua như có mùi mốc,nhưng nhắp thử một ngụm, cổ họng ngọt thơm đến hàng giờ không dứt. Đốivới người đã nghiện trà này, mọi thứ danh trà quý hiếm từng được các văn sĩcổ kim truyền tụng như Ô Long, Trảm Mã, Bạch Mao Hầu, Mẫu Đơn đềuxếp hàng thứ phẩm. Sở dĩ trước kia nó chưa nổi tiếng vì sơn dân thích dùngnước suối hơn dùng trà, hoặc giả có dùng thì họ cũng chỉ ưa loại nước chètươi không qua sao tẩm cầu kỳ, uống bằng bát lớn, bọt trắng chấp chới viềnquanh mặt nước sóng sánh màu mắt mèo. Một vài nhà quan đã quen nếm trà sao tẩm, lúc về vườn thừa nhàn bènnghĩ cách huy động lũ con ở phục dịch cho thú cao sang. Ban đầu cũng thửchơi thôi, không ngờ trà chế được từ thứ chè quê ngon quá, sướng lên các cụmới khoe nhau và cứ thế kháo rộng ra ngoài. Quan hưu thử rồi nho sinh thử,đương chức thử. Gần đồn xa đến phủ, đến dinh, đến tận tai chúa Nguyễn.Chúa muốn ngự lãm tất cả của ngon vật lạ trong giang sơn mình. Chúa chỉcần nói một, quan Quốc phó Trương Phúc Loan hiểu mười, quan Tổng đốcdinh Quảng Nam hiểu trăm, quan Tuần phủ Hoài Nhơn Nguyễn Khắc Tuyênhiểu nghìn và cấp số nhân cho phép nhu cầu nở ra một cách kinh khủng tùytheo túi tham cũng như sự nịnh hót của bọn tham quan ô lại. Thế là hằng năm, trong vô vàn của cải sản vật tiến kinh của dân phủHoài Nhơn, thế nào cũng có hai món Bình Giang sa ngư và trà Cam khổ. Têntrà Cam khổ do đâu mà có? Người thì bảo do vị trà ngòn ngọt đăng đắng,người thì bảo do nghề phu trà cam chịu khổ ải. Có một người phu trà tên Tỵngười Thanh Lương quanh năm suốt tháng quần đảo khắp các triền núi đểcanh chè, vì loại chè này chỉ mọc hoang, không cách nào trồng được, màgiống khỉ rừng ở đây rất hảo lá chè non. Một bữa nọ, nhân lúc ông Tỵ ngủquên, bọn khỉ kéo nhau về chén sạch đọt chè không chừa một ngọn. Kếtquả năm ấy không có trà khô dâng chúa. Ông Tỵ bị chém, đầu bêu giữa chợ,một quan chức họ Trần quê ở Vạn Hội thương xót mới đặt tên trà là trà Camkhổ. Bọn đồng liêu thóc mách méc lên thượng cấp, ông Trần suýt bị vạmiệng. Tương truyền năm ông Tỵ chết oan, mây trắng không chịu bay, cứquấn quanh ngọn Kim Bồng. Vị quan chức họ Trần đó văn võ kiêm toàn, cụ tổ là người miệt ngoàichán thế sự nhiễu nhương, đưa gia đình vào đây khẩn hoang lập ấp. Thấycuộc đất quá đẹp, cụ tổ dành ra tám mẫu đất dặn con cháu để làm sanh phần.Trước lúc quy tiên, cụ tổ dặn con chôn mình ở đấy. Mộ phát, con cháu nốiđời làm quan, đến ông Trần là đời thứ ba. Giấc mộng công hầu khanh tướngtrong thời buổi loạn ly xem chừng không đủ sức hấp dẫn ông Trần. Ông tìmcách rút khỏi hí trường, về Vạn Hội chăm sóc khu mộ Trần gia tổ sơn và mởtrường dạy học cho dân nghèo. Hồi đó, dân vùng này rất khổ cực, thườngxuyên bị bọn cướp đêm cướp ngày quấy nhiễu, nhiều người tay trắng đườngcùng lại bỏ ...

Tài liệu được xem nhiều: