Tây Sơn trong lòng người Việt - Cai Văn Khiêm“Ðây là cảm nghĩ riêng của một người dân Bình Định khi nhớ đến ngày Tây Sơn. Cảm nghĩ này chỉ là quan điểm của một cá nhân dựa trên những sự kiện lịch sử ghi lại. Nếu những chi tiết lịch sử có phần khiếm khuyết, đó là ngoài ý muốn của người viết, mong độc giả thông cảm”."Nay ta giao việc quân quốc mười một trấn ở Bắc Hà cho các khanh, cho phép các khanh được tiện nghi hành sự. Nhưng phải hội đồng thương nghị với nhau,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tây Sơn trong lòng người Việt - Cai Văn KhiêmTây Sơn trong lòng người Việt - Cai Văn Khiêm“Ðây là cảm nghĩ riêng của một người dân Bình Định khi nhớ đến ngày TâySơn. Cảm nghĩ này chỉ là quan điểm của một cá nhân dựa trên những sự kiệnlịch sử ghi lại. Nếu những chi tiết lịch sử có phần khiếm khuyết, đó là ngoài ýmuốn của người viết, mong độc giả thông cảm”. Nay ta giao việc quân quốc mười một trấn ở Bắc Hà cho các khanh, chophép các khanh được tiện nghi hành sự. Nhưng phải hội đồng thương nghị vớinhau, đừng lấy lẽ mới cũ mà chống đối. Ấy là chỗ hậu vọng của ta. (VuaQuang Trung, 1788) (1) Ngày xuân năm Kỷ Dậu, hơn 200 năm trước đây, nhà Tây Sơn dưới sựlãnh đạo của vua Quang Trung, đã đánh đuổi quân xâm lược nhà Thanh ra khỏibờ cõi Việt Nam.Cuộc chiến quyết định tại trận Ðống Ða đã đánh bại 200.000quân Thanh, khiến Tôn Sĩ Nghị hoảng sợ, quên mặc áo giáp, không kịp thắngyên ngựa, quên luôn cả ấn tín cùng tàn quân chạy về Trung hoa. Cuộc chiếnthắng này đã khiến vua Càn Long nhà Thanh phải kinh hãi từ bỏ mộng xâmchiếm Việt Nam, và Việt Nam chúng ta duy trì sự độc lập. Sau khi nhà Tây Sơnsuy vong, triều đình nhà Nguyễn cố gắng che dấu những sự kiện về nhà TâySơn. Nhưng những chiến công của vua Quang Trung và nhà Tây Sơn vẫn đượcnhân gian truyền tụng, và là những trang sử rực rỡ trong lịch sử Việt Nam. Hơn hai trăm năm nay, người dân Việt nói chung, và dân Bình Định nóiriêng, vẫn ngưỡng mộ nhà Tây Sơn và chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu, nhất làđối với vua Quang Trung, người đã bao lần đánh nam dẹp bắc thống nhất quốcgia và giữ vững sơn hà. Ngoài ra công sức của vua Thái đế Nguyễn Nhạc, ÐôngÐịnh vương Nguyễn Lữ, và các chiến sĩ Tây Sơn luôn luôn được nhắc tới trongniềm kính ngưỡng. Người dân Bình Định bao nhiêu năm qua luôn luôn tưởngnhớ đến công trình của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ nóiriêng và nhà Tây Sơn nói chung. Tuy nhiên, suốt 150 năm dưới thời nhàNguyễn, lòng kính ngưỡng chỉ được truyền miệng, và việc thờ cúng nhà TâySơn chỉ được giữ trong tâm. Sau khi hành hạ các chiến sĩ nhà Tây Sơn, nhàNguyễn vẫn luôn luôn đàn áp và cấm đoán sự tôn kính đối với nhà Tây Sơn, chỉmong lòng dân quên lãng kẻ cựu thù của họ. Việc đàn áp của nhà Nguyễn vẫnkhông làm người dân Bình Định quên đi những vị anh hùng này, dân chúngquận Bình khê vẫn thờ cúng ba anh em nhà Tây Sơn trong vòng bí mật nơi mộtngôi đình nhỏ ở làng Kiên mỹ. Người dân nơi đây mỗi khi đi qua đình kính cẩngỡ nón cúi đầu tỏ lòng kính mến những vị anh hùng áo vải cờ đào (1). Sau khi nhà Nguyễn thoái vị, việc thờ cúng trở nên chính thức. Ngôi đìnhthờ này được xây lại, căn giữa thờ vua Quang Trung, hai bên thờ vua Thái Ðứcvà Ðông Ðịnh vương. Một tượng bán thân của vua Quang Trung cũng đã đượcdựng lên nơi trước đền thờ. Ngày kỵ của ba anh em Tây sơn theo thường lệ được tổ chức vào ngàyrằm tháng 11 Âm lịch. Nhưng ngày lễ Ðống Ða thì được tổ chức long trọng vàongày mồng năm Tết. Người dân Việt Nam, nhất là những người từ các tỉnhmiền Trung, nô nức về tụ tập nơi ngôi đền thờ Tây Sơn để tưởng nhớ vuaQuang Trung, và xem ngày lễ kỷ niệm Ðống Ða. Như thế, ngày mồng năm Tếtchẳng những là ngày kỷ niệm chiến thắng Ðống Ða, mà còn được xem nhưngày kỷ niệm Tây Sơn nữa. Chúng ta sẽ tự hỏi tại sao ngày mồng năm Tết được dân Bình Định quantâm đến như vậy. Ngày Tây Sơn có ý nghĩa gì mà người dân Việt Nam khôngngại đường xa, nô nức về thật đông đảo để viếng một căn đình nhỏ, và để xemtế lễ vua Quang Trung và các tướng sĩ. Có lẽ lý do thực tiễn nhất là ngày TâySơn được tổ chức vào ngày mồng năm Tết. Ði dự lễ Tây Sơn là một cơ hội tốtđể mọi người rủ nhau đi chơi xuân và nhân tiện viếng thăm di tích lịch sử. Lýdo thứ nhì: người dân chúng ta muốn về đây để tưởng nhớ đến chiến thắng oaihùng của vua Quang Trung. Nhất là những người thanh niên trẻ, họ đến đây vớilòng tràn đầy nhiệt huyết. có thể họ đã mơ làm người Tây Sơn, tưởng nhớ đếncảnh vua Quang Trung, áo ngự bào nhuộm đen màu thuốc súng, đốc quân dẹptan quân xâm lược nhà Thanh. Nhà Tây Sơn khởi nghĩa trong ý thức quật cường, mơ có ngày trừ bạoquyền, đem bình an đến cho dân tộc. Cuộc khởi nghĩa được chuẩn bị chu đáo,và được sự ủng hộ của nhiều nhân sĩ miền Trung. Ngoài ba anh em Tây Sơn,nội bộ phong trào Tây Sơn khi khởi nghĩa, còn có nhiều văn nhân và võ tướng.Bên võ có Thất Hổ tướng, gồm có Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng, Võ ÐìnhTú, Nguyễn Văn Tuyết, Lý Văn Bưu, Lê Văn Hưng, Nguyễn Văn Lộc. Bên văncó Lục Kỳ sĩ , gồm có Võ Xuân Hoài, Nguyễn Thung, Trương Mỹ Ngọc, LaXuân Kiều, Triệu Ðình Thiệp và Cao Tắc Tửu. Ngoài Thất Hổ tướng và LụcKỳ sĩ ra còn có những bậc nữ lưu. Các nữ tướng này được gọi là Ngũ PhụngThư gồm có Bùi Thị Xuân, Bùi Thị Nhạn, Trần Thị Lan, Nguyễn Thị Dung vàHuỳnh Thị Cúc. Ngoài những vị công thần kể trên, còn có các tướng sĩ khác, vàlực lượng của người Thượng và người ...