Thất Phúc Thần trong đời sống người Nhật hiện nay
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 544.21 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Thất Phúc Thần trong đời sống người Nhật hiện nay" Thất Phúc Thần, tiếng Nhật gọi là “Shichifukujin”, là bảy vị thần may mắn trong thần thoại và văn hóa dân gian Nhật Bản. Mỗi vị thần đều mang một ý nghĩa khác nhau. Thất Phúc Thần bao gồm sáu nam thần và một nữ thần. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thất Phúc Thần trong đời sống người Nhật hiện nay THẤT PHÚC THẦN TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI NHẬT HIỆN NAY Mai Văn Thịnh*, Nguyễn Chí Tâm, Ngô Phước Toàn, Lâm Hiếu Nghĩa, Vũ Duy Tiến Viện Công nghệ Việt – Nhật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Tiết Thụy Tường Vy, CN. Đỗ Xuân HồngTÓM TẮTThất Phúc Thần, tiếng Nhật gọi là “Shichifukujin”, là bảy vị thần may mắn trong thần thoại và văn hóadân gian Nhật Bản. Mỗi vị thần đều mang một ý nghĩa khác nhau. Thất Phúc Thần bao gồm sáu namthần và một nữ thần. Thất Phúc Thần cùng đi trên một chiếc thuyền chất đầy châu báu gọi là “Takarabune”ghé thăm các khu làng vào dịp Tết và ban phát quà là hình ảnh tiêu biểu thường thấy trong văn hóa đờisống của người Nhật. Ngoài ra, hình ảnh Thất Phúc Thần cũng xuất hiện trong văn hóa nghệ thuật như:nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ kích cỡ nhỏ Netsuke, tranh vẽ và các bài hát dân gian,... Người Nhật cũngthường đến đền thần để cầu mong học hành đỗ đạt trong thi cử hay cầu mong việc sinh đẻ thuận lợi,...Có thể thấy, các vị thần có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần của người Nhật và là yếu tốkhông thể thiếu trong những sự kiện quan trọng của đời người, từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, kếthôn và chết đi.Từ khóa: Shichifukujin, Thất Phúc Thần, thuyền châu báu, văn hóa dân gian, văn hóa Nhật Bản1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẤT PHÚC THẦNTrong bảy vị thần thì chỉ có một vị Thần có nguồn gốc từ Nhật Bản (Ebisu). Ba vị thần đến từ đền thờHindu của Ấn Độ (Benzaiten, Bishamonten, Daikokuten) và ba vị thần từ truyền thống Đạo giáo-Phậtgiáo của Trung Quốc (Fukurokuju, Hotei, Jurōjin). Lúc đầu, vào khoảng thế kỷ 15 có sự khác biệt về sốlượng người, hai vị Thần đầu tiên là Daikokuten và Ebisu, sau đó Bishamonten tham gia và trở thành bavị thần, tiếp theo Benzaiten tham gia và trở thành bốn vị thần. Nhưng để tránh số 4 đồng âm với chữ“Tử” nên với sự tham gia của Thần Hotei và trở thành Ngũ Thần. Bảy vị thần may mắn được sinh ra vớisự bổ sung của Jurojin và Fukurokuju. Vào thời Edo năm 1690 Thần Juroujin được thay thế bằng Thầnthủy Shoujou, năm 1783 ở vị trí của Thần Fukurokuju là Thần Kichijouten, nữ thần của tài sản, may mắn,sắc đẹp và công đức. Đến thế kỷ 16 hình ảnh của bà phần lớn được thay thế bởi Thần Benzaiten. Từ thờiMinh Trị hình ảnh Bảy vị Thần đã được cố định theo thứ tự: Daikokuten, Ebisu, Bishamonten, Benzaiten,Budai, Jurojin, Fukurokuju. Thứ tự và hình ảnh này vẫn được giữ đến ngày nay. Không phải ngẫu nhiênmà có 7 vị thần may mắn, đó là con số may mắn ở Nhật Bản. Các nhà thiên văn ban đầu thấy được 7hành tinh tượng trưng cho 7 ngày trong tuần và cầu vồng có 7 màu. Cụ thể trong văn hóa của đất nướcmặt trời mọc, võ sĩ đạo có 7 nguyên tắc cơ bản. Tanabata, lễ Thất tịch ở Nhật Bản, được tổ chức vào ngày7 tháng 7. Vì sự phổ biến của số 7 ở xứ sở hoa anh đào nên không có gì ngạc nhiên khi Shichifukujingồm 7 vị thần.2. TỔNG QUAN VỀ THẤT PHÚC THẦN 2315Thần Ebisu (Thần Huệ Bì Thọ): Thần Ebisu là đứa con đầu lòng của hai vị Thần khai sinh nước NhậtIzanagi và Izanami được sinh ra trên đảo Awaji được đặc tên là Hiroku. Hiroku lớn lên được gọi là EbisuSaburo, và sau đó được tôn xưng là Ebisaburo Daimyojin. Trong thời Muromachi thương mại phát triển,dần dần Hiroku được các thương gia tôn sùng như một vị như thần biển, vị thần hộ mệnh của việc đánhcá tốt, an toàn hàng hải và kinh doanh thịnh vượng. Thần Ebisu là một người đàn ông với khuôn mặt tròntrĩnh phúc hậu tựa như Phật Di Lạc miệng lúc nào cũng vui cười, tay phải cầm cần câu, tay trái ôm mộtcon cá hồng lớn.Thần Daikokuten (Thần Đại Hắc Thiên): Thần Daikokuten có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo, “Mahakala- Daikokuten” là một trong những bản ngã đáng sợ của thần hủy diệt Shiva, gia nhập Phật giáo và trởthành một Phật tử. Daikokuten là vị thần của sự giàu có, vụ mùa bội thu và sung túc. Thần Daikokutenđược du nhập vào Kyoto - Nhật Bản với hình tượng khuôn mặt hiền lành, nước da ngăm đen, đầu đội mũDaikoku mà người già thường sử dụng. Trên vai mang một túi báu vật lớn, tay phải cầm búa đem phúcvà sự giàu có cho mọi người, ngài ngồi trên hai bao gạo nói với mọi người rằng “Hãy tạo ra một đấtnước, nơi không ai bị chết đói”.Thần Hotei (Thần Bố Đại): Thần Hotei là vị thần được cho là người thật trong số Bảy vị thần may mắn,và hình mẫu được cho là một nhà sư Trung Quốc. Thần Hotei giúp cải thiện vận may của mọi người vàchia sẻ niềm hạnh phúc mà mình được ban tặng cho nhiều người. Thần Hotei có dáng người hơi mập,bụng to và có tính cách rộng rãi, hiền hòa, luôn tươi cười.Thần Benzaiten (Thần Biện Tài Thiên): Nữ thần Benzaiten là một trong những vị thần phức tạp nhấtcủa Nhật Bản, đã được truyền tụng từ lâu và được kết hợp với các vị thần khác từ các vị thần Hindu - ẤnĐộ, Phật giáo và Nhật Bản. Lúc du nhập vào Nhật Bản ngài đóng vai trò là vị thần chiến tranh, sau đó là ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thất Phúc Thần trong đời sống người Nhật hiện nay THẤT PHÚC THẦN TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI NHẬT HIỆN NAY Mai Văn Thịnh*, Nguyễn Chí Tâm, Ngô Phước Toàn, Lâm Hiếu Nghĩa, Vũ Duy Tiến Viện Công nghệ Việt – Nhật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Tiết Thụy Tường Vy, CN. Đỗ Xuân HồngTÓM TẮTThất Phúc Thần, tiếng Nhật gọi là “Shichifukujin”, là bảy vị thần may mắn trong thần thoại và văn hóadân gian Nhật Bản. Mỗi vị thần đều mang một ý nghĩa khác nhau. Thất Phúc Thần bao gồm sáu namthần và một nữ thần. Thất Phúc Thần cùng đi trên một chiếc thuyền chất đầy châu báu gọi là “Takarabune”ghé thăm các khu làng vào dịp Tết và ban phát quà là hình ảnh tiêu biểu thường thấy trong văn hóa đờisống của người Nhật. Ngoài ra, hình ảnh Thất Phúc Thần cũng xuất hiện trong văn hóa nghệ thuật như:nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ kích cỡ nhỏ Netsuke, tranh vẽ và các bài hát dân gian,... Người Nhật cũngthường đến đền thần để cầu mong học hành đỗ đạt trong thi cử hay cầu mong việc sinh đẻ thuận lợi,...Có thể thấy, các vị thần có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần của người Nhật và là yếu tốkhông thể thiếu trong những sự kiện quan trọng của đời người, từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, kếthôn và chết đi.Từ khóa: Shichifukujin, Thất Phúc Thần, thuyền châu báu, văn hóa dân gian, văn hóa Nhật Bản1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẤT PHÚC THẦNTrong bảy vị thần thì chỉ có một vị Thần có nguồn gốc từ Nhật Bản (Ebisu). Ba vị thần đến từ đền thờHindu của Ấn Độ (Benzaiten, Bishamonten, Daikokuten) và ba vị thần từ truyền thống Đạo giáo-Phậtgiáo của Trung Quốc (Fukurokuju, Hotei, Jurōjin). Lúc đầu, vào khoảng thế kỷ 15 có sự khác biệt về sốlượng người, hai vị Thần đầu tiên là Daikokuten và Ebisu, sau đó Bishamonten tham gia và trở thành bavị thần, tiếp theo Benzaiten tham gia và trở thành bốn vị thần. Nhưng để tránh số 4 đồng âm với chữ“Tử” nên với sự tham gia của Thần Hotei và trở thành Ngũ Thần. Bảy vị thần may mắn được sinh ra vớisự bổ sung của Jurojin và Fukurokuju. Vào thời Edo năm 1690 Thần Juroujin được thay thế bằng Thầnthủy Shoujou, năm 1783 ở vị trí của Thần Fukurokuju là Thần Kichijouten, nữ thần của tài sản, may mắn,sắc đẹp và công đức. Đến thế kỷ 16 hình ảnh của bà phần lớn được thay thế bởi Thần Benzaiten. Từ thờiMinh Trị hình ảnh Bảy vị Thần đã được cố định theo thứ tự: Daikokuten, Ebisu, Bishamonten, Benzaiten,Budai, Jurojin, Fukurokuju. Thứ tự và hình ảnh này vẫn được giữ đến ngày nay. Không phải ngẫu nhiênmà có 7 vị thần may mắn, đó là con số may mắn ở Nhật Bản. Các nhà thiên văn ban đầu thấy được 7hành tinh tượng trưng cho 7 ngày trong tuần và cầu vồng có 7 màu. Cụ thể trong văn hóa của đất nướcmặt trời mọc, võ sĩ đạo có 7 nguyên tắc cơ bản. Tanabata, lễ Thất tịch ở Nhật Bản, được tổ chức vào ngày7 tháng 7. Vì sự phổ biến của số 7 ở xứ sở hoa anh đào nên không có gì ngạc nhiên khi Shichifukujingồm 7 vị thần.2. TỔNG QUAN VỀ THẤT PHÚC THẦN 2315Thần Ebisu (Thần Huệ Bì Thọ): Thần Ebisu là đứa con đầu lòng của hai vị Thần khai sinh nước NhậtIzanagi và Izanami được sinh ra trên đảo Awaji được đặc tên là Hiroku. Hiroku lớn lên được gọi là EbisuSaburo, và sau đó được tôn xưng là Ebisaburo Daimyojin. Trong thời Muromachi thương mại phát triển,dần dần Hiroku được các thương gia tôn sùng như một vị như thần biển, vị thần hộ mệnh của việc đánhcá tốt, an toàn hàng hải và kinh doanh thịnh vượng. Thần Ebisu là một người đàn ông với khuôn mặt tròntrĩnh phúc hậu tựa như Phật Di Lạc miệng lúc nào cũng vui cười, tay phải cầm cần câu, tay trái ôm mộtcon cá hồng lớn.Thần Daikokuten (Thần Đại Hắc Thiên): Thần Daikokuten có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo, “Mahakala- Daikokuten” là một trong những bản ngã đáng sợ của thần hủy diệt Shiva, gia nhập Phật giáo và trởthành một Phật tử. Daikokuten là vị thần của sự giàu có, vụ mùa bội thu và sung túc. Thần Daikokutenđược du nhập vào Kyoto - Nhật Bản với hình tượng khuôn mặt hiền lành, nước da ngăm đen, đầu đội mũDaikoku mà người già thường sử dụng. Trên vai mang một túi báu vật lớn, tay phải cầm búa đem phúcvà sự giàu có cho mọi người, ngài ngồi trên hai bao gạo nói với mọi người rằng “Hãy tạo ra một đấtnước, nơi không ai bị chết đói”.Thần Hotei (Thần Bố Đại): Thần Hotei là vị thần được cho là người thật trong số Bảy vị thần may mắn,và hình mẫu được cho là một nhà sư Trung Quốc. Thần Hotei giúp cải thiện vận may của mọi người vàchia sẻ niềm hạnh phúc mà mình được ban tặng cho nhiều người. Thần Hotei có dáng người hơi mập,bụng to và có tính cách rộng rãi, hiền hòa, luôn tươi cười.Thần Benzaiten (Thần Biện Tài Thiên): Nữ thần Benzaiten là một trong những vị thần phức tạp nhấtcủa Nhật Bản, đã được truyền tụng từ lâu và được kết hợp với các vị thần khác từ các vị thần Hindu - ẤnĐộ, Phật giáo và Nhật Bản. Lúc du nhập vào Nhật Bản ngài đóng vai trò là vị thần chiến tranh, sau đó là ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội nghị khoa học sinh viên Thất Phúc Thần Đời sống người Nhật Văn hóa dân gian Nhật Bản Văn hóa đời sống người Nhật Hình ảnh Thất Phúc Thần Văn hóa nghệ thuậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 824 0 0
-
6 trang 644 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 499 9 0 -
6 trang 472 7 0
-
Nghiên cứu, đề xuất qui trình sản xuất nước rửa chén thân thiện môi trường từ vỏ cam phế thải
7 trang 465 1 0 -
Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về Nhà hàng Buffet Topokki Dookki chi nhánh D2
5 trang 415 10 0 -
7 trang 355 2 0
-
Thái độ của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng LGBT
5 trang 318 2 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trên TikTok Shop của sinh viên trường Hutech
6 trang 317 1 0 -
Tẩy nốt ruồi tại nhà đơn giản chỉ trong 5 ngày
7 trang 241 0 0