Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.47 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài viết này tác giả đề cập chủ yếu về thực trạng thương mại điện tử của Việt Nam trong giai đoạn 2015–2019, đây là giai đoạn thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng khá nhanh cả về tốc độ và quy mô tăng trưởng. Từ thực trạng về thương mại điện tử đó mà tác giả đã đưa ra những giải pháp giúp cho thương mại điện tử phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. Nguyễn Thị Thủy1 Tóm tắt: Thời gian qua, sự tăng trưởng bứt phá của thương mại điện tử (TMĐT) đã đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiềm năng nhất khu vực ASEAN. Các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng Việt đang đứng trước cơ hội to lớn từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thương mại điện tử đang là lĩnh vực được nhiều nhà đầu tư lựa chọn để khởi nghiệp. Thương mại điện tử đóng một vai trò rất lớn vào tăng trưởng thương mại nói riêng và tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung. Trong bài viết này tác giả đề cập chủ yếu về thực trạng thương mại điện tử của Việt Nam trong giai đoạn 2015–2019, đây là giai đoạn thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng khá nhanh cả về tốc độ và quy mô tăng trưởng. Từ thực trạng về thương mại điện tử đó mà tác giả đã đưa ra những giải pháp giúp cho thương mại điện tử phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Từ khóa: Thương mại điện tử, thực trạng, giải pháp, Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thành tựu to lớn của công nghệ thông tin trong những thập kỷ qua đã tạo ra nhiều ứng dụng mới, là tiền đề 'số hóa' cho các hoạt động kinh tế – xã hội của thế kỷ XXI. Từ khi mạng Internet được đưa vào sử dụng, thương mại điện tử (e-commerce) đã phát triển với tốc độ rất nhanh trên phạm vi toàn cầu, dù ở các hình thức, các mức độ khác nhau tuỳ theo từng quốc gia, từng khu vực. Thương mại điện tử được ứng dụng khá phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển. Nhiều nước đang phát triển đã và đang chú trọng ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. Thương mại điện tử đã thực sự trở thành một chủ đề mang tính thời sự trong đời sống kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đối với Việt Nam, phát triển thương mại điện tử là một xu thế tất yếu. Trong định hướng phát triển các ngành kinh tế, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã khẳng định chủ trương “phát triển thương mại điện tử” và đẩy mạnh “nghiên cứu đề xuất những biện pháp xúc tiến thương mại điện tử”. Qua hơn 40 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn là một nước đang phát triển, trình độ sản xuất thấp; thể chế kinh tế và nhiều yếu tố thị trường vẫn đang trong quá trình tạo lập. Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam hiện đang có nền tảng vững chắc để phát triển thương mại điện tử. Thống kê cho thấy, Việt Nam nằm trong số 78% các quốc gia trên thế giới có giao dịch điện tử và nằm trong số 38% quốc gia có chính sách bảo vệ người tiêu dùng; 45% quốc gia có chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân và trong số 75% quốc gia có Luật An ninh mạng… Việt Nam cũng có hơn 64 triệu người sử dụng internet, 57% dân số có tài khoản mạng xã hội, 67% người dùng internet đã từng mua hàng trực tuyến ít nhất 1 lần. Vì vậy, “Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay” đang là một vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid–19 đang là mối lo của rất nhiều các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới. Đây cũng là chủ đề có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn, góp phần tìm hiểu một số vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. 1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Email: nguyenthuy@ndun.edu.vn. 673 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Thương mại điện tử đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc tế như: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB),… Trên thế giới, đông đảo các nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu, các trường đại học rất chú ý quan tâm tới thương mại điện tử. Nhiều quốc gia đã thành lập các cơ quan chuyên nghiên cứu về thương mại điện tử. Trên thế giới hiện có một số tạp chí và Website chuyên khảo về thương mại điện tử. Trong vài năm gần đây, nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về thương mại điện tử liên tục được tổ chức. Ở Việt Nam, thương mại điện tử đã và đang được quan tâm nghiên cứu. Đảng và Nhà nước đã xác định đường lối, chủ trương từng bước ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. Hiện nay, thương mại điện tử cũng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành như bưu chính viễn thông, thương mại... Nhiều hội nghị, hội thảo về thương mại điện tử đã được tổ chức. Thương mại điện tử đã được đề cập khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí. Một số bài viết có đề cập đến về thương mại điện tử như: – ThS. Nguyễn Việt Liên Hương (2019), Phát triển thương mại điện tử Việt Nam: Tiềm năng và kiến nghị của tác giả, Tạp chí tài chính – Công Lý (2017), Thương mại điện tử Việt Nam: Tiềm năng và thách thức, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp; – ThS. Phạm Thanh Bình (2017), Phát triển thương mại điện tử Việt Nam trong quá trình hội nhập AEC, Tạp chí Tài chính tháng 6/2017. – ThS. Trần Anh Thư (2018), Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số, Tạp chí tài chính… Mỗi bài viết có cách tiếp cận khác nhau, thời gian cũng khác nhau. Tuy nhiên, những nghiên cứu về thương mại điện tử ở Việt Nam mới chỉ mang tính tiếp cận ban đầu, hoặc mới chỉ đề cập tới một vài khía cạnh nhất định của thương mại điện tử. Nhiều vấn đề trong thương mại điện tử vẫn còn rất mới mẻ, cần đi sâu nghiên cứu. Cho tới nay, “Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện ở Việt Nam hiện nay” đang là chủ đề có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu – Đối tượng nghiên cứu của bài viết là tìm hiểu về thực ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. Nguyễn Thị Thủy1 Tóm tắt: Thời gian qua, sự tăng trưởng bứt phá của thương mại điện tử (TMĐT) đã đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiềm năng nhất khu vực ASEAN. Các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng Việt đang đứng trước cơ hội to lớn từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thương mại điện tử đang là lĩnh vực được nhiều nhà đầu tư lựa chọn để khởi nghiệp. Thương mại điện tử đóng một vai trò rất lớn vào tăng trưởng thương mại nói riêng và tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung. Trong bài viết này tác giả đề cập chủ yếu về thực trạng thương mại điện tử của Việt Nam trong giai đoạn 2015–2019, đây là giai đoạn thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng khá nhanh cả về tốc độ và quy mô tăng trưởng. Từ thực trạng về thương mại điện tử đó mà tác giả đã đưa ra những giải pháp giúp cho thương mại điện tử phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Từ khóa: Thương mại điện tử, thực trạng, giải pháp, Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thành tựu to lớn của công nghệ thông tin trong những thập kỷ qua đã tạo ra nhiều ứng dụng mới, là tiền đề 'số hóa' cho các hoạt động kinh tế – xã hội của thế kỷ XXI. Từ khi mạng Internet được đưa vào sử dụng, thương mại điện tử (e-commerce) đã phát triển với tốc độ rất nhanh trên phạm vi toàn cầu, dù ở các hình thức, các mức độ khác nhau tuỳ theo từng quốc gia, từng khu vực. Thương mại điện tử được ứng dụng khá phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển. Nhiều nước đang phát triển đã và đang chú trọng ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. Thương mại điện tử đã thực sự trở thành một chủ đề mang tính thời sự trong đời sống kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đối với Việt Nam, phát triển thương mại điện tử là một xu thế tất yếu. Trong định hướng phát triển các ngành kinh tế, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã khẳng định chủ trương “phát triển thương mại điện tử” và đẩy mạnh “nghiên cứu đề xuất những biện pháp xúc tiến thương mại điện tử”. Qua hơn 40 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn là một nước đang phát triển, trình độ sản xuất thấp; thể chế kinh tế và nhiều yếu tố thị trường vẫn đang trong quá trình tạo lập. Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam hiện đang có nền tảng vững chắc để phát triển thương mại điện tử. Thống kê cho thấy, Việt Nam nằm trong số 78% các quốc gia trên thế giới có giao dịch điện tử và nằm trong số 38% quốc gia có chính sách bảo vệ người tiêu dùng; 45% quốc gia có chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân và trong số 75% quốc gia có Luật An ninh mạng… Việt Nam cũng có hơn 64 triệu người sử dụng internet, 57% dân số có tài khoản mạng xã hội, 67% người dùng internet đã từng mua hàng trực tuyến ít nhất 1 lần. Vì vậy, “Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay” đang là một vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid–19 đang là mối lo của rất nhiều các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới. Đây cũng là chủ đề có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn, góp phần tìm hiểu một số vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. 1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Email: nguyenthuy@ndun.edu.vn. 673 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Thương mại điện tử đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc tế như: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB),… Trên thế giới, đông đảo các nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu, các trường đại học rất chú ý quan tâm tới thương mại điện tử. Nhiều quốc gia đã thành lập các cơ quan chuyên nghiên cứu về thương mại điện tử. Trên thế giới hiện có một số tạp chí và Website chuyên khảo về thương mại điện tử. Trong vài năm gần đây, nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về thương mại điện tử liên tục được tổ chức. Ở Việt Nam, thương mại điện tử đã và đang được quan tâm nghiên cứu. Đảng và Nhà nước đã xác định đường lối, chủ trương từng bước ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. Hiện nay, thương mại điện tử cũng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành như bưu chính viễn thông, thương mại... Nhiều hội nghị, hội thảo về thương mại điện tử đã được tổ chức. Thương mại điện tử đã được đề cập khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí. Một số bài viết có đề cập đến về thương mại điện tử như: – ThS. Nguyễn Việt Liên Hương (2019), Phát triển thương mại điện tử Việt Nam: Tiềm năng và kiến nghị của tác giả, Tạp chí tài chính – Công Lý (2017), Thương mại điện tử Việt Nam: Tiềm năng và thách thức, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp; – ThS. Phạm Thanh Bình (2017), Phát triển thương mại điện tử Việt Nam trong quá trình hội nhập AEC, Tạp chí Tài chính tháng 6/2017. – ThS. Trần Anh Thư (2018), Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số, Tạp chí tài chính… Mỗi bài viết có cách tiếp cận khác nhau, thời gian cũng khác nhau. Tuy nhiên, những nghiên cứu về thương mại điện tử ở Việt Nam mới chỉ mang tính tiếp cận ban đầu, hoặc mới chỉ đề cập tới một vài khía cạnh nhất định của thương mại điện tử. Nhiều vấn đề trong thương mại điện tử vẫn còn rất mới mẻ, cần đi sâu nghiên cứu. Cho tới nay, “Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện ở Việt Nam hiện nay” đang là chủ đề có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu – Đối tượng nghiên cứu của bài viết là tìm hiểu về thực ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế thương mại Thương mại điện tử Quy mô tăng trưởng kinh tế Cách mạng công nghiệp 4.0 Phát triển thương mại điện tửGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 824 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 557 10 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử - PGS.TS Nguyễn Văn Minh
249 trang 527 9 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 498 9 0 -
6 trang 471 7 0
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 435 1 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 trang 408 7 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 362 4 0 -
5 trang 358 1 0
-
7 trang 355 2 0