Trả lại trong sáng cho Ngọc Hân Nguyễn An PhongMột dịp hết sức tình cờ đã trở thành động lực chính thúc bách tôi phải viết bài này: Trong đêm 26-6-1996 "đêm thắp nến cho thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam", tại khuôn viên toà thị chính Westminter tôi gặp lại Mỹ Thơ, một cô nữ sinh cũ của trường Nữ Trung học Lê Ngọc Hân – Mỹ Tho. Sau vài câu xã giao, thứ đến là những chuyện trường cũ, tình xưa .v.v... và rồi thì câu chuyện lại chuyển sang đề tài về một bài báo cách đó...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trả lại trong sáng cho Ngọc Hân Nguyễn An Phong Trả lại trong sáng cho Ngọc Hân - Nguyễn An Phong Một dịp hết sức tình cờ đã trở thành động lực chính thúc bách tôi phảiviết bài này: Trong đêm 26-6-1996 đêm thắp nến cho thuyền nhân tỵ nạn ViệtNam, tại khuôn viên toà thị chính Westminter tôi gặp lại Mỹ Thơ, một cô nữsinh cũ của trường Nữ Trung học Lê Ngọc Hân – Mỹ Tho. Sau vài câu xã giao,thứ đến là những chuyện trường cũ, tình xưa .v.v... và rồi thì câu chuyện lạichuyển sang đề tài về một bài báo cách đó mấy tháng đã viết với nội dung là:năm 1801 sau khi chiếm Phú Xuân vua Gia Long đã lấy bà Ngọc Hân côngchúa làm vợ. Mỹ Thơ cho rằng đây là một điều làm sỉ nhục đến người xưa vànhất là những cựu nữ sinh trường Lê Ngọc Hân. Nếu chỉ đặt mình trong một cương vị hết sức bình thường của một ngườichưa bao giờ bước chân đến trường và cũng chưa một lần nào học qua lịch sửViệt Nam, hoặc giả là một người sinh ra và lớn lên ở hải ngoại thì chắc chắnkhông có điều gì đáng nói cả. Nhưng tôi cũng đã bước chân đến trường và cũngđã học qua lịch sử nước nhà, nhất là tôi đã sinh ra và lớn lên ở Bình Định, quêhương của vị anh hùng dân tộc: Ðại đế Quang Trung. Thật tình mà nói tôi chưađọc được tài liệu lịch sử nào, đã ghi rằng vua Gia Long lấy Ngọc Hân côngchúa và sinh hạ ra hai hoàng tử là Quảng Oai và Thường Tín, mà chỉ đọc đượcmột tài liệu đã ghi rằng, em ruột của bà Ngọc Hân là công chúa Ngọc Bình đãlấy vua Gia Long và sinh hạ được hai người con. Phải chăng vua Quang Trungvà vua Gia Long là hai anh em bạn rể? Có dịp tôi sẽ trình bày đề tài thích thúnày trong một bài khác. Dưới thời Tây Sơn có hai người đàn bà tài danh đã nối gót tiền nhân, làmrạng rỡ truyền thống phụ nữ Việt Nam, đó là nữ tướng Bùi Thị Xuân của đấtTây Sơn Bình Định và Ngọc Hân công chúa của đất Thăng Long. Nhưng cuốicùng, khi Gia Long với tư cách là kẻ chiến thắng, đã trả thù hai bà và gia đìnhmột cách dã man và hèn hạ, nên đã để lại cho người đời sau không ít những hệquả, bi thảm và sâu đậm rất khó quên. Họ vẽ vời thêm những câu ca dao, mộtsố sấm ký và một số truyền thuyết, có mục đích tuyên truyền chính trị, và bôinhọ Bắc cung Hoàng hậu của Quang Trung Ðại Đế. Rồi họ thi vị hóa và hiệnthực hóa truyền thuyết thành một trang tình sử đầy bi hùng, có thứ tự, có lớplang giữa Ngọc Hân công chúa và vua Gia Long, cho nên rất được nhiều ngườiưa nghe, và rồi cũng rất nhiều sách vở biên chép. Trong số đó có bài viết củaông Phạm Việt Thường đăng trong tập san Ðô Thành Hiếu cổ đã xuất bản ởHuế vào năm 1941 với tựa đề là: Sự trớ trêu của ông Tơ, bà Nguyệt hay duyênsố kỳ lạ của Ngọc Hân Công Chúa. Bằng mọi cách để cố tạo nên sự chú ý củađộc giả, tác giả đã không ngần ngại dùng bút pháp tiểu thuyết hóa câu chuyện:Một đêm dưới ánh trăng lờ mờ của ngọn đèn ở trong một căn phòng âm u,Ngọc Hân thấy một người đàn ông tráng kiện và uy nghi, chậm chạp tiến vềphía mình rồi cúi chào, Ngọc Hân run lên và đánh liều hỏi:- Này võ tướng Nguyễn quân, người muốn gì ở ta?Người kia cười và đáp:- Không can chi mô, bà đừng sợ, võ tướng Nguyễn quân cũng là một người màcó lẽ còn nhân từ hơn cả một võ tướng Tây Sơn.Thấy Ngọc Hân im lặng, người bí mật nói tiếp:- Thưa Hoàng hậu, dù việc xảy ra như thế nào thì cung điện này cũng vẫn làcủa bà.- Nhưng thưa tướng quân, đối với tôi cung điện này còn là một nhà tù!Ngọc Hân đáp rồi oà lên khóc. Trong cơn đau khổ, Ngọc Hân càng làm cho vịvõ tướng thêm xao xuyến và càng yêu quí nhan sắc tuyệt vời của bà hơn. Ðể tỏlòng tôn kính Ngọc Hân, vị võ tướng nói mấy lời an ủi rồi rút lui.Sau một đêm thao thức không ngủ được, Ngọc Hân ngồi dậy uể oải cả ngườigiữa những tiếng chim kêu êm vui và hình như còn nghe những tiếng gào thétcủa quân lính đang tấn công vào kinh thành. Nàng buồn phiền không muốn trang điểm gì cả. Bỗng nàng thấy một người mang trang phục đế vương tiến dần về phía mình. Nàng nhận ra người ấy là kẻ lạ mặt đêm hôm qua, đó chính là Nguyễn Ánh. Ngọc Hân đứng dậy xin lỗi về sự nhầm lẫn đêm hôm qua. Nguyễn Ánh trong sự rạng rỡ của mình mỉm cười và nói: Hôm nay bà dậy sớm quá.- Tâu hoàng đế chúng tôi suốt cả ngày đêm không ngủ.- Bà là một hoàng hậu anh minh. Bà nên biết rằng mặc dù có những- cuộc thay đổi, nhưng nước Nam này vẫn giữ nguyên như cũ. Bà hãy khuây khỏa, dẹp mọi ưu phiền, cung điện lâu đài này vẫn luôn luôn là của bà. Tâu, chúng tôi xin cám tạ lời vàng ngọc của ngài, nhưng... Ngọc- Hân nghẹn ngào trong những tiếng nấc và nước mắt, đành bỏ dở câu, không nói tiếp được nữa... Trước ý chí cương quyết của Nguyễn Ánh, triều đình đành chịu bó tay và Ngọc Hân vui vầy bên duyên mới, quên lãng chuyện xưa... Và cuối cùng bằng những lời hoài cổ buồn da diết, tác giả Phạm Việt Thường đã kết thúc câu chuyện: “Ngày nay, những khách qua đường hiếm hoi, dừng lại trước đền thờ Quảng Oai quận công và Thường Tí ...