Danh mục

Trần Nguyên Hãn

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 158.41 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trần Nguyên Hãn (?-1429) là võ tướng trong khởi nghĩa Lam Sơn, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đánh thắng quân Minh xâm lược và lập thành nhà Hậu Lê. Ông cũng là một trong những công thần phải chịu cái chết bi thảm ở triều vua Lê Thái Tổ. Quê quán, dòng dõi và xuất thân Trần Nguyên Hãn chuyên cư ở xã Sơn Đông, nay thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy vậy, một số học giả đời trước lại có ý kiến khác. Phạm Đình Hổ[1] và Nguyễn Án trong sách Tang thương ngẫu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trần Nguyên Hãn Trần Nguyên Hãn Trần Nguyên Hãn (?-1429) là võ tướng trong khởi nghĩa Lam Sơn, có nhiềuđóng góp trong sự nghiệp đánh thắng quân Minh xâm lược và lập thành nhà Hậu Lê.Ông cũng là một trong những công thần phải chịu cái chết bi thảm ở triều vua Lê TháiTổ. Quê quán, dòng dõi và xuất thân Trần Nguyên Hãn chuyên cư ở xã Sơn Đông, nay thuộc huyện Lập Thạch, tỉnhVĩnh Phúc. Tuy vậy, một số học giả đời trước lại có ý kiến khác. Phạm Đình Hổ[1] và Nguyễn Án trong sách Tang thương ngẫu lục, Trần TrọngKim trong Việt Nam sử lược và Phan Kế Bính đều cho rằng Trần Nguyên Hãn làngười Hoắc Xa, huyện Quảng Oai, Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội). TrầnXuân Sinh bác lại ý trên. Ông nói rằng mình từng tới xã Hoắc Xa (còn được gọi làVân Xa), nhưng dân xã này thờ Trần Khát Chân và họ - dân xã này – cũng không biếtgì về Trần Nguyên Hãn cả. Từ luận cứ trên, tác giả này cho rằng Trần Trọng Kimtrong Việt Nam sử lược và Phan Kế Bính đã dựa vào Tang thương ngẫu lục mà lầmtheo.[2] Trần Nguyên Hãn là dòng dõi tôn thất nhà Trần, là cháu (miêu duệ) của Tháisư Trần Quang Khải, là cháu nội Đại tư đồ Trần Nguyên Đán. Ông là con cô con cậu(qua cát) hoặc anh em con cô con bác đối với Nguyễn Trãi. Khác với các chú bác ruột là con đẻ của Trần Nguyên Đán[3], Trần NguyênHãn không theo nhà Hồ hay nhà Minh. Sau khi quân Minh xâm chiếm ViệtNam, ôngthường gánh dầu đi bán khắp nơi. Mục đích của việc này, theo nhận định của nhiều sửgia, là để kết giao và móc nối với những người có khả năng và ý định chống giặc.Nhưng một số người khác cho rằng không phải vậy và dựa vào chi tiết này để kết luậnrằng ông là con nhà lao động. Phan Kế Bính trong Nam Hải dị nhân cũng cho rằngTrần Nguyên Hãn xuất thân lao động. Cũng có tài liệu nói rằng Trần Nguyên Hãn từng đảm nhận một chức quan nhỏcủa nhà Hồ ở lộ Tam Giang[4] và đã từng tổ chức, chiêu tập binh lính đánh quânMinh ở vùng quê nhà, có liên lạc được với một số thủ lĩnh người Mường, Thái cũngnhư đánh thông được tới vùng Đại Từ của cha con Lưu Trung, Lưu Nhân Chú vàPhạm Cuống [5]. Sự nghiệp Gia nhập quân Lam Sơn Năm 1420 (hoặc 1423), Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi về với Lê Lợi. Tuyvậy, về việc này, có nhiều thông tin khác nhau. Theo Gia phả họ Đinh kể về thân thế Đinh Liệt, một tướng quân tham gia khởinghĩa Lam Sơn khác: Tới xuân năm 1423, trong khi Lê Lợi phái Phạm Văn Xảo đi tìmNguyễn Trãi ở Đông Quan thì Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn - khi này mang haitên giả lần lượt là Trần Văn và Trần Võ tới chỗ Lê Lợi (khi này đang ở Lỗi Giang).Tuy vậy, ban đầu Nguyễn Trãi chỉ được giao làm Ký lục quân lương, Trần NguyênHãn thì chở thuyền do phía Lam Sơn chưa rõ lai lịch của hai người mới tới. Chỉ saukhi Nguyễn Trãi dâng Bình Ngô sách thì Lê Lợi mới nhận ra học vấn, khả năng củahai ông và trọng dụng. Sách Tang thương ngẫu lục chép rằng ông và Nguyễn Trãi ra mắt Lê Lợi tới2 lần: lần đầu, hai ông đến và bỏ về sau khi thấy Lê Lợi xé thịt bằng tay và đưa lênmồm ăn ngay trong ngày giỗ. [6] Lần thứ hai, hai ông mới ở lại sau khi thấy Lê Lợithức khuya nghiền ngẫm binh thư. Một số tài liệu khác thì chép hai ông định bỏ về(sau đó vẫn ở lại) khi thấy Lê Lợi xé thịt ăn bằng tay. Đánh Tân Bình, Thuận Hóa Tháng 8-1425[7], Trần Nguyên Hãn - khi này là Tư đồ cùng với Thượng tướngDoãn Nỗ và Chấp lệnh Lê Đa Bồ đem 1000 quân và 1 voi vào lấy hai trấn Tân Bìnhvà Thuận Hóa[8] Ở Bố Chính[9], họ đặt phục binh rồi vờ thua, dụ tướng Minh làNhâm Năng ra mà đánh thắng. Trận này, Doãn Nỗ là người đặt phục binh ở HàKhương, bản thân Trần Nguyên Hãn mang quân ra nhử địch. Sau trận, thấy lực lượng đối phương hãy còn đông đảo trong khi quân số củamình lại quá ít, ông xin điều thêm quân. Đạo thủy quân gồm 70 thuyền được gửi tới,các tướng phụ trách đạo này là Lê Ngân, Lê Văn An, Phạm Bôi. Hai đạo quân phốihợp giải phóng các châu huyện, vây hãm hai thành Tân Bình, Thuận Hóa, và mộ thêmquân mang ra Bắc.[10] Tuy vậy, sự bố phòng lực lượng cũng như khả năng chống đỡ của quân Minhtại Tân Bình, Thuận Hóa là yếu ớt, sự đó khiến cho trong vòng 10 tháng (từ tháng 10–1424 tới tháng 8-1425), quân Lam Sơn đã làm chủ được một vùng đất rộng lớn và códân số đông đảo. Thêm vào đó, thắng lợi này cũng là không trọn vẹn khi hai thành trìTân Bình và Thuận Hóa không bị triệt hạ. (Hai thành này chỉ đầu hàng quân Lam Sơnvào đầu năm 1427). Chiến thắng Đông Bộ Đầu Cuối tháng 10 năm 1426, Trần Nguyên Hãn theo Lê Lợi ra đánh miền Bắc.Ngày 22-11-1426, đợt công phá thành Đông Quan bắt đầu với lực lượng tấn côngđược chia thành 3 cánh: Một cánh do Đinh Lễ chỉ huy, gồm 1 vạn quân trước đó đã bí mật ém sẵn tạicầu Tây Dương [11] Tấn công vào cửa Tây. Cánh trung tâm do Lê Lợi đích thân đốc xuất tấn công vào cửaNam. Cánh quân thủy tấn công vào cửa Đông. Nhiệm vụ tấn công của cánh này đượcgiao cho Trần Nguyên Hãn và Bùi Bị. Trần Nguyên Hãn đem 100 thuyền theo sông Lung Giang (sông Đáy) ra cửaHát Giang [12] rồi thuận sông Cái (sông Hồng) đóng ở Đông Bộ Đầu [13], đánh pháđược giặc, thu nhiều thuyền. Hạ thành Xương Giang Thành Xương Giang án ngữ ngay trên đường thiên lý từ Quảng Tây tới ĐôngQuan, thêm vào đó, cách Đông Quan chỉ khoảng 50 km. Vị trí quân sự như vậy khiếnXương Giang trở thành mục tiêu trọng yếu trong kế hoạch tấn công của quân LamSơn. Họ quyết tâm hạ thành bằng mọi giá trước khi quân Minh nhập Việt. Xương Giang là một thành lớn, rộng 25 ha, nằm cách Thành phố Bắc Gianghiện nay 2 km, cách sông Thương 3 km. Thành này có kiến trúc phòng vệ chắc chắn,nguồn lương thực dự trữ đầy đủ và tập trung được lực lượng binh lực lớn. Số liệu vềquân số giữ thành này, tùy theo các nguồn tư liệu, chênh lệch từ vài ba nghìn cho tớimột vạn quân. Các tướng Minh có trách nhiệm giữ thành: Đô chỉ huy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: