Danh mục

Ứng dụng blockchain trong quản trị logistics và chuỗi cung ứng – Cơ hội và thách thức

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 257.62 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Ứng dụng blockchain trong quản trị logistics và chuỗi cung ứng – Cơ hội và thách thức" với mục tiêu nhằm xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về cả hoạt động, quy trình cũng như tài chính (chính sách cắt giảm thuế, hỗ trợ vốn vay)... đối với một nhóm các doanh nghiệp tiên phong, từ đó tạo thành một môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp khác cũng như các chủ thể khác của nền kinh tế tận dụng đà tăng tốc phát triển. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng blockchain trong quản trị logistics và chuỗi cung ứng – Cơ hội và thách thức ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG QUẢN TRỊ LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Nguyễn Thị Việt Nga1, Nguyễn Khánh Linh2 Tóm tắt: Công nghệ chuối khối (blockchain) góp phần quan trọng xây dựng một nền kinh tế số, mở ra một xu hướng ứng dụng tiềm năng cho nhiều lĩnh vực – trong đó có quản trị logistics và chuỗi cung ứng… Trong chuỗi cung ứng, công nghệ này giúp cho các hệ thống minh bạch và ít phụ thuộc hơn vào các bên trung gian nhờ việc truy xuất một cách rõ ràng. Đứng trước những cơ hội và thách thức trong quản trị logistic và chuỗi cung ứng, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để phát triển công nghệ blockchain hiệu quả, bền vững. Từ khóa: blockchain, kinh tế số, cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ1. TỔNG QUAN VỀ BLOCKCHAIN Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa vào hệ thốngmã hóa phức tạp. Thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khicó sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Đây là một hệ thống bảo mật an toàn cao trướckhả năng bị đánh cắp dữ liệu. Ngay cả khi một phần của hệ thống blockchain sụp đổ, những máytính và các nút khác sẽ tiếp tục bảo vệ thông tin và giữ mạng lưới tiếp tục hoạt động. Hệ thống blockchain được chia thành 3 loại chính Public (công khai): Bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên blockchain. Quá trìnhxác thực giao dịch trên blockchain này đòi hởi phải có hàng nghìn hay hàng vạn nút tham gia.Do đó, để tấn công vào hệ thống blockchain là điều bất khả thi vì chi phí cao Private (riêng tư): Người dùng chỉ được quyền đọc dữ liệu, không có quyền ghi, vì điềunày thuộc về bên tổ chức thứ ba tuyệt đối tin cậy. Tổ chức này có thể hoặc không cho phépngười dùng dọc dữ liệu trong một số trường hợp. Bên thứ ba toàn quyền quyết định mọi thayđổi trên blockchain, vì đây là một private blockchain, cho nên thời gian xác nhận giao dịch khánhanh và chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch. Permissioned (liên doanh): một dạng của private nhưng bổ sung thêm một số tính năngnhất định, kết hợp giữa “niềm tin” khi tham gia vào public và “niềm tin tuyệt đối” khi thamgia vào private. Ví dụ: các ngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh sẽ sử dụng blockchaincho riêng mình.2. TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, logistics và quản lý chuỗi cung ứng được coi làmột lĩnh vực rất phù hợp với các ứng dụng của blockchain Trong vòng đời của một sản phẩm,1 Học viện Tài chính2 Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Bắc Ninh388 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAMkhi nó trải qua các bước trong chuỗi cung ứng (từ sản xuất cho đến tiêu dùng), dữ liệu đượctạo ra trong mỗi bước đó có thể được ghi lại dưới dạng các giao dịch, từ đó tạo ra một lịch sửvĩnh viễn cho sản phẩm. Công nghệ blockchain có thể giúp tăng tính hiệu quả cho: (i) Ghi nhận từng đơn vị tài sản(từ sản phẩm đơn lẻ cho đến thùng chứa) trong quá trình nó trải qua các bước trong chuỗi cungứng, (ii) theo dõi các đơn đặt hàng, biên lai, hóa đơn, thanh toán và các loại giấy tờ khác, và(iii) theo dõi các tài sản số (như bảo hành, chứng nhận, bản quyền, giấy phép, số seri, mã vạch)một cách thống nhất. Hơn thế nữa, với bản chất phi tập trung, blockchain có thể giúp tăng tính hiệu quả trongviệc chia sẻ thông tin về quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sự hao mòn giá trị của sảnphẩm tới các bên liên quan, mang lại một phương thức mới cho việc hợp tác trong một chuỗicung ứng phức tạp. Những vấn đề thách thức trong logistics như độ trễ trong giao nhận hàng,mất các giấy tờ, chứng từ, tài liệu, nguồn gốc sản phẩm không rõ ràng, cùng các lỗi khác trongquá trình chuyển giao giữa các thành viên trong chuỗi hoạt động logistics... có thể tối thiểuhóa, thậm chí là loại bỏ bằng cách sử dụng blockchain. Các lợi ích khi tích hợp công nghệblockchain vào logistics và quản lý chuỗi cung ứng có thể kể đến như: tăng tính ổn định, giảmthiểu các lỗi và sự chậm trễ có thể phát sinh, tối thiểu hóa chi phí vận chuyển, nhanh chóngxác định vấn đề, tăng độ tin tưởng (sự tin tưởng của khách hàng và các đối tác), cải thiện trongquản lý giao vận và quản lý kho. Công nghệ blockchain cung cấp sự minh bạch trong thông tintoàn diện về chuỗi cung ứng. Từ đó, có thể thấy được sự vận chuyển của hàng hóa cả về khônggian và thời gian trong suốt các giai đoạn của chuỗi cung ứng cũng như trong quá trình vậnchuyển. Các nhà quản trị vận tải và logistics có được các thông tin về điều kiện vật lý của cáclô hàng tại bất kỳ một thời điểm nào (như sự sai lệch nhiệt độ) có thể giúp cho việc ra quyếtđịnh trong các hoạt động logistics được hiệu quả hơn. Cách thức kinh doanh này sẽ đảm bảohoàn thành các nhiệm vụ chính của logistics, đó là đưa hàng hóa đến đúng nơi, đúng thời điểm,với số lượng phù hợp và với chất lượng như ở trạng thái ban đầu. Một số ứng dụng mà blockchain có thể thực hiện và đóng góp vào việc nâng cao hiệu quảcủa logistics, quản lý chuỗi cung ứng như: Ứng dụng trong xử lý giấy tờ Hoạt động logistics nói riêng và quản lý chuỗi cung ứng nói chung được hình thành từrất nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đều cần có sự chuyển giao và phát sinh hàng loạt các loạigiấy tờ cần được xác nhận. Việc sử dụng các loại giấy tờ này tiêu tốn rất nhiều thời gian, tiềnbạc, nhưng không an toàn, vì có thể dễ dàng bị mất, đánh tráo hoặc làm giả. Một ví dụ cụ thểlà việc vận chuyển hàng đông lạnh từ Đông Phi sang Châu Âu cần có tem và sự xác nhận củakhoảng 30 người và các tổ chức phải tương tác với nhau hơn 200 lần, chi phí cho việc xử lýgiấy tờ liên quan đến thương mại ư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: