Vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 287.81 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm có vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi. Việc tạo điều kiện tối đa để trẻ được “học” bằng cách sử dụng toàn bộ các giác quan, tác động trực tiếp tới đối tượng trong nhiều không gian khác nhau giúp trẻ khắc sâu kiến thức, nâng cao khả năng nhận thức, phát triển phẩm chất và năng lực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 32/2019 67 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN (5 - 6 TUỔI) Lê Thị Hương, Nguyễn Thị Ánh Tuyết Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm có vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi. Việc tạo điều kiện tối đa để trẻ được “học” bằng cách sử dụng toàn bộ các giác quan, tác động trực tiếp tới đối tượng trong nhiều không gian khác nhau giúp trẻ khắc sâu kiến thức, nâng cao khả năng nhận thức, phát triển phẩm chất và năng lực. Khi trẻ hoạt động, trẻ có nhiều cơ hội để sử dụng ngôn ngữ. Trẻ dùng lời để diễn đạt những nhận xét, đánh giá, nêu ý tưởng, cảm xúc của mình cho người khác hiểu, đó là tiền đề để ngôn ngữ mạch lạc phát triển. Từ khóa: Hoạt động trải nghiệm, ngôn ngữ, trẻ mẫu giáo lớn. Nhận bài ngày 01.4.2019, gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 01.6.2019 Liên hệ tác giả: Lê Thị Hương; Email: lthuong@hnmu.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là công cụ của tư duy, công cụ đểbiểu đạt nhận thức ra bên ngoài. Một đứa trẻ có vốn từ phong phú và khả năng sử dụngngôn ngữ lưu loát thì thông thường sẽ rất tích cực và chủ động trong việc tương tác vớimôi trường bên ngoài, môi trường xã hội và thông qua đó trẻ có điều kiện nhiều hơn trongviệc chia sẻ các ý tưởng, mạnh dạn hơn trong việc bộc lộ năng lực của bản thân. Người cónăng lực ngôn ngữ tốt sẽ có cơ hội thành công nhiều hơn so với người có khả năng sử dụngngôn ngữ kém. Việc chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ có thể ảnh hưởng không tốt đến trẻcũng như thiếu hụt khả năng truyền tải thông tin sau này. Vì vậy phát triển ngôn ngữ rấtquan trọng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là đối với trẻ 5-6 tuổi, chuẩn bị bước vào lớp 1, lúc nàyngôn ngữ đã trở thành công cụ chủ yếu để trẻ học tập. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc sẽgiúp trẻ dễ hòa nhập với cộng đồng, thu nhận thông tin kiến thức tốt, là con người tự tin vànăng động trong tương lai. Để phát triển ngôn ngữ mạch lạc nói riêng, ngôn ngữ nói chungcho trẻ mẫu giáo, các cô giáo mầm non chủ yếu tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen vớithơ, truyện. Trong khi đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ được tích hợp ở mọi hoạt động tạitrường mầm non, đặc biệt hoạt động cho trẻ trải nghiệm.68 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI2. NỘI DUNG2.1. Ngôn ngữ mạch lạc2.1.1. Một vài giới thuyết về ngôn ngữ mạch lạc Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối các ý theo một trình tự hợp lí. Sự tiếp nối hợp lígiữa các ý thể hiện ra ở sự tiếp nối logic của các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết [4]: Ngôn ngữ mạch lạc thể hiện một trình độ pháttriển tương đối cao không những về phương diện ngôn ngữ mà cả về phương diện tư duycủa trẻ. Do nhu cầu giao tiếp, trẻ phải xây dựng cho mình một kiểu ngôn ngữ rõ ràng, khúctriết, chặt chẽ theo một trình tự nhất định để làm sao người khác có thể hình dung nhữngđiều mà mình định mô tả, điều đó làm nảy sinh những yếu tố của tư duy logic, nhờ vậy màtoàn bộ sự phát triển của trẻ được nâng lên một trình độ mới cao hơn. Cũng theo tác giả,ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo xuất hiện do nhu cầu trẻ muốn mô tả lại cho ngườikhác nghe những gì trẻ nhìn thấy mà không thể dựa vào các tình huống cụ thể trước mắt, từđó trẻ nắm được kĩ năng diễn đạt mạch lạc ý nghĩ của mình. Theo nhà giáo Nguyễn Xuân Khoa [1]: Ngôn ngữ mạch lạc là sự trình bày logic, cótrình tự chính xác ý nghĩ của mình, nói đúng ngữ pháp và có hình ảnh. Ngôn ngữ mạch lạccủa trẻ mẫu giáo được thể hiện ở mối quan hệ chặt chẽ giữa sự liên kết nội dung vàhình thức. Theo tác giả Đinh Hồng Thái [2]: rèn khả năng nói mạch lạc cho trẻ tức là giúp trẻ sửdụng đơn vị giao tiếp ngôn ngữ ở cấp độ hoàn chỉnh nhất. Ngôn ngữ mạch lạc không phảiđược tạo nên bởi phép cộng đơn thuần của các phát ngôn mà nó tồn tại bởi sợi dây liên kếtđược biểu hiện bởi tư duy logic về một chủ đề nhất định và phương thức lời nói liên kếtvới nhau nhằm thực hiện chức năng giao tiếp. Ngôn ngữ được coi là mạch lạc phải có những yếu tố sau: - Nội dung thông báo đầy đủ, khúc triết, chính xác, hợp lí và có chủ đề nhất định. - Các hoạt động ngôn ngữ được thực hiện trong các câu phải dung hợp nhau, thể hiệnđược chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. - Lời nói có bố cục rõ ràng. - Dùng các phương tiện liên kết một cách hợp lí. - Có sắc thái biểu cảm trong lời nói. Như vậy, lời nói mạch lạc được hiểu là sự diễn đạt một nội dung mở rộng, đúngchủ đề, được thực hiện ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 32/2019 67 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN (5 - 6 TUỔI) Lê Thị Hương, Nguyễn Thị Ánh Tuyết Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm có vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi. Việc tạo điều kiện tối đa để trẻ được “học” bằng cách sử dụng toàn bộ các giác quan, tác động trực tiếp tới đối tượng trong nhiều không gian khác nhau giúp trẻ khắc sâu kiến thức, nâng cao khả năng nhận thức, phát triển phẩm chất và năng lực. Khi trẻ hoạt động, trẻ có nhiều cơ hội để sử dụng ngôn ngữ. Trẻ dùng lời để diễn đạt những nhận xét, đánh giá, nêu ý tưởng, cảm xúc của mình cho người khác hiểu, đó là tiền đề để ngôn ngữ mạch lạc phát triển. Từ khóa: Hoạt động trải nghiệm, ngôn ngữ, trẻ mẫu giáo lớn. Nhận bài ngày 01.4.2019, gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 01.6.2019 Liên hệ tác giả: Lê Thị Hương; Email: lthuong@hnmu.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là công cụ của tư duy, công cụ đểbiểu đạt nhận thức ra bên ngoài. Một đứa trẻ có vốn từ phong phú và khả năng sử dụngngôn ngữ lưu loát thì thông thường sẽ rất tích cực và chủ động trong việc tương tác vớimôi trường bên ngoài, môi trường xã hội và thông qua đó trẻ có điều kiện nhiều hơn trongviệc chia sẻ các ý tưởng, mạnh dạn hơn trong việc bộc lộ năng lực của bản thân. Người cónăng lực ngôn ngữ tốt sẽ có cơ hội thành công nhiều hơn so với người có khả năng sử dụngngôn ngữ kém. Việc chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ có thể ảnh hưởng không tốt đến trẻcũng như thiếu hụt khả năng truyền tải thông tin sau này. Vì vậy phát triển ngôn ngữ rấtquan trọng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là đối với trẻ 5-6 tuổi, chuẩn bị bước vào lớp 1, lúc nàyngôn ngữ đã trở thành công cụ chủ yếu để trẻ học tập. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc sẽgiúp trẻ dễ hòa nhập với cộng đồng, thu nhận thông tin kiến thức tốt, là con người tự tin vànăng động trong tương lai. Để phát triển ngôn ngữ mạch lạc nói riêng, ngôn ngữ nói chungcho trẻ mẫu giáo, các cô giáo mầm non chủ yếu tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen vớithơ, truyện. Trong khi đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ được tích hợp ở mọi hoạt động tạitrường mầm non, đặc biệt hoạt động cho trẻ trải nghiệm.68 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI2. NỘI DUNG2.1. Ngôn ngữ mạch lạc2.1.1. Một vài giới thuyết về ngôn ngữ mạch lạc Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối các ý theo một trình tự hợp lí. Sự tiếp nối hợp lígiữa các ý thể hiện ra ở sự tiếp nối logic của các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết [4]: Ngôn ngữ mạch lạc thể hiện một trình độ pháttriển tương đối cao không những về phương diện ngôn ngữ mà cả về phương diện tư duycủa trẻ. Do nhu cầu giao tiếp, trẻ phải xây dựng cho mình một kiểu ngôn ngữ rõ ràng, khúctriết, chặt chẽ theo một trình tự nhất định để làm sao người khác có thể hình dung nhữngđiều mà mình định mô tả, điều đó làm nảy sinh những yếu tố của tư duy logic, nhờ vậy màtoàn bộ sự phát triển của trẻ được nâng lên một trình độ mới cao hơn. Cũng theo tác giả,ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo xuất hiện do nhu cầu trẻ muốn mô tả lại cho ngườikhác nghe những gì trẻ nhìn thấy mà không thể dựa vào các tình huống cụ thể trước mắt, từđó trẻ nắm được kĩ năng diễn đạt mạch lạc ý nghĩ của mình. Theo nhà giáo Nguyễn Xuân Khoa [1]: Ngôn ngữ mạch lạc là sự trình bày logic, cótrình tự chính xác ý nghĩ của mình, nói đúng ngữ pháp và có hình ảnh. Ngôn ngữ mạch lạccủa trẻ mẫu giáo được thể hiện ở mối quan hệ chặt chẽ giữa sự liên kết nội dung vàhình thức. Theo tác giả Đinh Hồng Thái [2]: rèn khả năng nói mạch lạc cho trẻ tức là giúp trẻ sửdụng đơn vị giao tiếp ngôn ngữ ở cấp độ hoàn chỉnh nhất. Ngôn ngữ mạch lạc không phảiđược tạo nên bởi phép cộng đơn thuần của các phát ngôn mà nó tồn tại bởi sợi dây liên kếtđược biểu hiện bởi tư duy logic về một chủ đề nhất định và phương thức lời nói liên kếtvới nhau nhằm thực hiện chức năng giao tiếp. Ngôn ngữ được coi là mạch lạc phải có những yếu tố sau: - Nội dung thông báo đầy đủ, khúc triết, chính xác, hợp lí và có chủ đề nhất định. - Các hoạt động ngôn ngữ được thực hiện trong các câu phải dung hợp nhau, thể hiệnđược chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. - Lời nói có bố cục rõ ràng. - Dùng các phương tiện liên kết một cách hợp lí. - Có sắc thái biểu cảm trong lời nói. Như vậy, lời nói mạch lạc được hiểu là sự diễn đạt một nội dung mở rộng, đúngchủ đề, được thực hiện ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hoạt động trải nghiệm Trẻ mẫu giáo lớn Vai trò của hoạt động trải nghiệm Phát triển ngôn ngữ mạch lạc Ngôn ngữ mạch lạcGợi ý tài liệu liên quan:
-
17 trang 193 0 0
-
Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm
4 trang 51 1 0 -
Thiết kế các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 1
3 trang 36 1 0 -
139 trang 35 0 0
-
14 trang 33 0 0
-
8 trang 32 0 0
-
Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Hóa học THPT
13 trang 31 0 0 -
10 trang 29 0 0
-
10 trang 25 0 0
-
268 trang 24 0 0
-
Sách giáo viên Hoạt động trải nghiệm lớp 1 (Bộ sách Cánh diều)
122 trang 23 0 0 -
10 trang 23 0 0
-
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Vật lý lớp 7
6 trang 22 0 0 -
Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học hàm số bậc nhất ở lớp 9 trung học cơ sở
8 trang 22 0 0 -
Biện pháp phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn trong trường mầm non
5 trang 22 0 0 -
11 trang 20 0 0
-
215 trang 20 0 0
-
2 trang 20 0 0
-
Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán cho học sinh lớp 4
7 trang 20 0 0 -
5 trang 19 0 0